Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Lý Việt Dũng và Cảm Đề của sư Viên Minh- Bửu Long Tự !

 CẢM ĐỀ


 Đọc “Nét khái quát Ngữ lục Thiền Tông Hoa-Việt” của Học giả Lý Việt Dũng tôi chợt nhớ hai câu thơ của thi sỹ Bùi Giáng:

“Người nằm xuống nghìn xưa còn thấp thoáng
Tôi bước qua từ ngữ rụng hai lần”

Ngôn ngữ có tác dụng hai chiều:
- Ngôn ngữ là phương tiện chỉ bày Sự Thật
- Ngôn ngữ là khái niệm che lấp Sự Thật
Ngôn ngữ qua tuệ tri thì Sự Thật được hiển lộ, ngôn ngữ qua tưởng tri thì Sự Thật bị che mờ. Ngôn ngữ tự nó vô tội, chỉ do thái độ tri nhận của tâm thức mà có đúng có sai. Nếu biết sử dụng ngôn ngữ một cách thiện xảo để gợi ý, mô tả hoặc chỉ bày Sự Thật thì đức Phật gọi là trí tuệ vô ngại giải (patisambhida), nhưng dùng ngôn ngữ để kết luận hoặc khẳng định Sự Thật thì chỉ tội đánh lừa, nên đức Phật cảnh báo trong Pháp Cú 72:

Quả thật điều nguy hại
Người ngu sinh sở tri
Huỷ phần sáng của mình
Tự chẻ đầu chính nó!
Thượng Tọa Viên Minh- Bửu Long Tự

Thiền “bất lập văn tự” nhưng để lại hàng ngàn thi kệ, ngữ lục, thiền ngôn, công án… đầy ắp văn tự, nếu qua văn tự đó mà “lập” thành tư tưởng, quan niệm, khuôn mẫu, định thức, phương pháp… thì đã khai tử thiền mất rồi làm sao kiến tánh được! Nhưng nếu văn tự mà “bất lập” tức không hình thành tư tưởng, quan niệm, kiến chấp… thì ngay đó Sự Thật tự hiển bày không cần tìm kiếm, không cần trước ý, dụng công.

Sau khi đức Phật nhập Niết-bàn truyền nhân kết tập lời Phật dạy thành kho Tam Tạng Kinh Điển khổng lồ nhưng vì “ý tại ngôn ngoại” nên Phật nói mà dường như không nói lời nào, đó là điều bí ẩn của vô ngôn trong ngôn ngữ, ngộ được điều này cũng đã là một bước ngoặt diệu kỳ. Nên một vị thiền sư đã nói:

Giáo pháp lưu truyền tám vạn tư
Học hành không thiếu cũng không dư
Năm nay tính lại chừng quên hết
Chỉ nhớ trên đầu một chữ như.

Nhưng rồi chắc hẳn ngay cả một “chữ như” vị ấy cũng không cần nhớ nữa. Và tôi tin rằng học giả Lý Việt Dũng sau khi tận tình dịch giải, biên soạn, góp ý… hàng ngàn Thiền Ngôn, Ngữ Lục Việt-Hoa với tâm nguyện cống hiến cho đời, cuối cùng rồi cũng:

Một phen buông hết ngôn từ
Buông luôn cả một chữ như trên đầu
Thong dong thực tại nhiệm mầu
Niết-bàn, Sinh tử… biển dâu khác gì!  

Trân trọng,
Hoà Thượng Viên Minh
Cuối Thu 2016
Học Giả Lý Việt Dũng

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Đường Thiên Lý Biên Hòa- Gia Định- Bến Đò Chợ Dinh

Đường Thiên Lý Biên Hòa- Gia Định(2)

Bến Đò Chợ Dinh Trấn Biên Hòa.
Bến đò chợ Biên Hòa
Con đường thiên lý ngày ấy từ Bình Thuận Dinh đi Biên Hòa Trấn, cũng chỉ là con đường đất, nối các làng mạc thưa vắng, thị tứ nhỏ bé của Biên Hòa xưa (bao gồm cả tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu ngày nay). Hai bên đường là rừng rậm, bải lầy, trảng cát hoang vắng. Lúc này còn nhiều cọp, voi, thú dữ và cả thổ phỉ; cho nên, thường các bộ hành phải kết hợp, lập đoàn từ 7, 8 người trở lên, trang bị vũ khí mới dám vượt qua.
Tiếng ve ra rả từ đâu ? 
Lại thêm chiều tới dạt dào bi thương. 
Chồn chân nghỉ lại ven đường, 
Rừng sâu vắng vẻ bặt không dấu người. 
Sương đêm rơi áo ướt vùi ,
À uôm tiếng cọp, rụng rời bước mau! 
Nhớ ai xa thẳm thêm sầu ,
Bơ vơ nào biết về đâu bây giờ ?
(Long Thành- Phước Tuy đồ trung hoài cảm- Nguyễn Thông)
Đây là bài thơ của Nguyễn Thông (1827- 1884) một vị quan lại thời vua Tự Đức, cảm tác khi dừng chân trên đoạn đường giữa Long Thành và Bà Rịa !
Từ Long Thành, qua cầu Nước Trong- Phước Tân, Tam An giáp ranh xã An Hòa (Bến Gỗ), rẽ vào đường Bùi Văn Hòa (khu Long Bình xưa); đến ngã tư Tam Hiệp, vào đường Phạm Văn Thuận, đến cuối đường 30 tháng tư- Quảng trường Sông Phố, xuyên qua giữa 2 khối nhà UBND tỉnh (Tòa Bố) và Nhà Thiếu Nhi (Dinh Tham Biện), ta đến bờ sông Đồng Nai; đây chính là bến đò Chợ Dinh xưa!
Bến đò chợ Dinh nguyên do nằm cạnh chợ Dinh nên được gọi như thế!
Trước 1900, lúc chưa xây dựng cầu Gành và cầu Rạch Cát, lưu thông giữa trấn Biên Hòa và thành Gia định, do ngã bến đò:
1/ Bến đò Ngựa bên phía chợ Đồn, chùa Long Thiền.
2/Bến đò chợ Dinh bên phía chợ Dinh, cuối đường Nguyễn Thái Học. (theo cụ Lương Văn Lựu)
Trong Phủ biên tạp lục (Q4), của cụ Lê Quý Đôn soạn khi làm Hiệp trấn Tham tán quân cơ ở phủ Thuận Hóa (Huế) năm1776; phần thuế lệ các bến đò ở Gia Định- Đồng Nai có liệt kê:
-       -  Đò Rạch Cát 81 quan (nay là đoạn cầu Hiệp Hòa).
-         -Đò điện Quan Đế 373 quan (nay là bến trước chùa ông cù lao Phố).
-         -Đò dọc An Lâm đến Sài Gòn 89 quan (An Lâm- An Hảo ?).
-         -Đò chợ Đồng Nai 60 quan (nay là đoạn gần chợ Tân Vạn)
-         -Đò nhỏ Lò Giấy 55 quan (nay là chợ Đồn- Bữu Hòa).
-         -Đò chợ Dinh 30 quan 2 tiền ...
Xem qua bảng thống kê số thuế của các bến đò ta thấy có tên bến đò chợ Dinh; vào thời chúa Nguyễn, trước năm 1776, bến đò chợ Dinh có thuế lệ kém hơn các bến đò lân cận! chứng tỏ mức độ lưu thông của bến đò chợ Dinh lúc ấy thấp, chưa phải là tuyến chính trên thiên lý cù. Mãi đến năm 1816 vì lý do hay bị ngập úng triều đình mới cho dời dinh Trấn từ thôn Phước Lư (đầu cầu Rạch Cát), lên vị trí mới ở thành cổ Biên Hòa, và chợ dinh trấn cũng dời theo, sáp nhập cùng chợ Bàn Lân thành Chợ Dinh. Lúc ấy bến đò cũng phát triển theo và kết nối với bến Đò Ngựa, mở thêm con đường thẳng nối Châu Thới- Mỹ Hòa- Đồng Cháy- Bình Thọ đến bến Bình Đồng bên sông Bình Đồng (sông Sài Gòn- đoạn Bình Quới Tây- Thanh Đa)…
Long Thành- Biên Hòa ( xưa là Thiên Lý Cù- đường thuộc địa số 1- số 15- QL 15- QL 51)

Bản đồ năm 1926, ta thấy từ công trường Sông Phố có 1 con đường xuyên giữa Tòa Bố và Dinh Tham Biện, đến bến sông!

1- Bến đò chợ Dinh     2-Bến đò Ngựa
 Trước năm 1926 có 1 con đường xuyên giữa Tòa Bố và Dinh Tham Biện, đến bến đò chợ Dinh
Bến đò chợ Dinh năm 1902, lúc ấy người Pháp gọi là Bac!
Ta thấy bên kia sông có bóng núi Châu Thới!

Bóng núi vẫn còn in dấu, bến đò xưa đã không còn!
............................
Bến đò Ngựa bên chùa Long Thiền
Bên bờ kia, hồi xưa có bến đò chợ Dinh!
Bản đồ năm 1906, ta thấy mặt dù khi ấy đã có 2 cầu sắt qua sông nhưng có lẽ chỉ dành cho đường sắt, nên đường thiên lý- thuộc địa số 1, vẫn phải qua 2 bến : đò Ngựa- chợ Dinh!

Thiên Lý Cù Biên Hòa- Gia Định (P2)

Đường Thiên Lý Biên Hòa- Gia Định(2)
Thiên lý cù

Bến đò chợ Biên Hòa
Con đường thiên lý ngày ấy từ Bình Thuận dinh đi Biên Hòa trấn, cũng chỉ là con đường đất, nối các làng mạc thưa vắng với các thị tứ nhỏ bé của Biên Hòa xưa (bao gồm cả tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu ngày nay). Hai bên đường là rừng rậm, bải lầy, trảng cát hoang vắng. Lúc này còn nhiều cọp, voi, thú dữ và cả thổ phỉ; cho nên, thường các bộ hành phải kết hợp, lập đoàn từ 7, 8 người trở lên, trang bị vũ khí mới dám vượt qua.
Năm 1859 Vua Tự Đức thấy đường quan lộ các tỉnh từ Khánh Hòa trở vào Nam, rừng rậm, vắng không có người ở, các người đi đường qua lại, đã lo về việc đói khát, lại không có chỗ nghỉ đỗ. Vua sai các quan tỉnh lệnh cho các phủ huyện chiêu mộ nhân dân (không cứ dân nội tịch hay ngoại tịch) đều làm nhà ở ven đường, bán cơm nước, cấp tiền công cho (mỗi nhà 20 quan, hoặc 15 quan, 3 năm người nào thành cơ chỉ, không phải trả tiền lại). Thuê dân phu sửa tước cây cỏ, san bằng chỗ hiểm chỗ cao, phái lính bắn ác thú, để cho tiện việc nhân dân đi lại.

Tiếng ve ra rả từ đâu ? 
Lại thêm chiều tới dạt dào bi thương. 
Chồn chân nghỉ lại ven đường, 
Rừng sâu vắng vẻ bặt không dấu người. 
Sương đêm rơi áo ướt vùi ,
À uôm tiếng cọp, rụng rời bước mau! 
Nhớ ai xa thẳm thêm sầu ,
Bơ vơ nào biết về đâu bây giờ ?
(Long Thành- Phước Tuy đồ trung hoài cảm- Nguyễn Thông)
Đây là bài thơ của Nguyễn Thông (1827- 1884) một vị quan lại thời vua Tự Đức, cảm tác khi dừng chân trên đoạn đường giữa Long Thành và Bà Rịa!

Từ Long Thành, qua cầu Nước Trong- Phước Tân, Tam An giáp ranh xã An Hòa (Bến Gỗ), rẽ vào đường Bùi Văn Hòa (khu Long Bình xưa); đến ngã tư Tam Hiệp, vào đường Phạm Văn Thuận, đến đường Nguyễn Ái Quốc, rẽ vào Phan Đình Phùng, vào CMT8- Quảng trường Sông Phố, xuyên qua giữa 2 khối nhà UBND tỉnh (Tòa Bố) và Nhà Thiếu Nhi (Dinh Tham Biện), ta đến bờ sông Đồng Nai; đây chính là bến đò Chợ Dinh xưa!
Bến đò chợ Dinh nguyên do nằm cạnh chợ Dinh nên được gọi như thế!
Trước 1900, lúc chưa xây dựng cầu Gành và cầu Rạch Cát, lưu thông giữa trấn Biên Hòa và thành Gia định, do ngã bến đò:
1/ Bến đò Ngựa bên phía chùa Long Thiền (gần chợ Đồn).
2/Bến đò chợ Dinh bên phía chợ Dinh, cuối đường Nguyễn Thái Học. (theo cụ Lương Văn Lựu)
Trong Phủ biên tạp lục (Q4), của cụ Lê Quý Đôn soạn khi làm Hiệp trấn Tham tán quân cơ ở phủ Thuận Hóa (Huế) năm1776; phần thuế lệ các bến đò ở Gia Định- Đồng Nai có liệt kê:
-       -  Đò Rạch Cát 81 quan (nay là đoạn cầu Hiệp Hòa).
-         -Đò điện Quan Đế 373 quan (nay là bến trước chùa ông cù lao Phố).
-         -Đò dọc An Lâm đến Sài Gòn 89 quan (An Lâm- An Hảo ?).
-         -Đò chợ Đồng Nai 60 quan (nay là đoạn gần chợ Tân Vạn)
-         -Đò nhỏ Lò Giấy 55 quan (nay là chợ Đồn- Bữu Hòa).
-         -Đò chợ Dinh 30 quan 2 tiền ( nay là đoạn gần chợ Biên Hòa)
Xem qua bảng thống kê số thuế của các bến đò ta thấy có tên bến đò chợ Dinh; vào thời chúa Nguyễn, trước năm 1776, bến đò chợ Dinh có thuế lệ kém hơn các bến đò lân cận! chứng tỏ mức độ lưu thông của bến đò chợ Dinh lúc ấy thấp, chưa phải là tuyến chính trên thiên lý cù. Mãi đến năm 1816 vì lý do hay bị ngập úng triều đình mới cho dời dinh Trấn từ thôn Phước Lư (đầu cầu Rạch Cát), lên vị trí mới ở thành cổ Biên Hòa, và chợ dinh trấn cũng dời theo, sáp nhập cùng chợ Bàn Lân thành Chợ Dinh. Lúc ấy bến đò cũng phát triển theo và kết nối với bến Đò Ngựa, mở thêm con đường thẳng nối Châu Thới- Mỹ Hòa- Đồng Cháy- Bình Thọ đến bến Bình Đồng bên sông Bình Đồng (sông Sài Gòn- đoạn Bình Quới Tây- Thanh Đa)…
Long Thành- Biên Hòa ( xưa là Thiên Lý Cù- đường thuộc địa số 1- số 15- QL 15- QL 51)

Bản đồ năm 1926, ta thấy từ công trường Sông Phố có 1 con đường xuyên giữa Tòa Bố và Dinh Tham Biện, đến bến sông!

1- Bến đò chợ Dinh     2-Bến đò Ngựa
 Trước năm 1926 có 1 con đường xuyên giữa Tòa Bố và Dinh Tham Biện, đến bến đò chợ Dinh
Bến đò chợ Dinh năm 1902, lúc ấy người Pháp gọi là Bac!
Ta thấy bên kia sông có bóng núi Châu Thới!

Bóng núi vẫn còn in dấu, bến đò xưa đã không còn!
............................
Bến đò Ngựa bên chùa Long Thiền
Bên bờ kia, hồi xưa có bến đò chợ Dinh!
Bản đồ năm 1906, ta thấy mặt dù khi ấy đã có 2 cầu sắt qua sông nhưng có lẽ chỉ dành cho đường sắt, nên đường thiên lý- thuộc địa số 1, vẫn phải qua 2 bến : đò Ngựa- chợ Dinh!

...(còn tiếp)

Đàn Tiên Nông và Tịch Điền- Thành Cổ Biên Hòa

Đàn Tiên Nông và Tịch Điền- Thành Biên Hòa.
Thần Nông cày ruộng ( tư liệu net)
Kinh tế nước ta xưa vốn phụ thuộc về nghề trồng trọt, nên các triều đại phong kiến ngày ấy, rất xem trọng việc phát triển nông nghiệp. Theo truyền thuyết từ xa xưa, Thần Nông người đã dạy dân trồng ngũ cốc và chế tạo ra cày bằng gỗ, dạy dân cày cấy. Người xem thiên văn, sự vận hành của trời đất rồi chế soạn ra lịch để chế định các thời vụ trong năm; nên hậu thế đã suy tôn làm thủy tổ nông nghiệp!
Các vị vua của các triều đại phong kiến xưa đã nhận định: Muốn đất nước thái bình, thịnh trị; ngoài việc tổ chức, phát triển quân đội hùng mạnh, bảo vệ biên cương, chính thể cai trị; thì còn phải lo cho dân ấm no, giàu có. Dân yên tâm chăm lo, cày cấy, tạo nên mùa màng bội thu dưới sự khuyến khích, theo dõi, khích lệ của chính quyền.
Vì thế để khuyến khích dân chúng chăm lo cày cấy, từ thời xa xưa vào mùa xuân, nhà vua đích thân khai mạc lễ hội Tịch Điền (闢田). Nhà Vua sau khi tế cáo Thần Nông tại đàn Tiên Nông, sau đó đích thân ra cày cấy để làm gương, khuyến khích nông nghiệp.

Lễ tịch điền được tiến hành đầu tiên dưới thời vua Lê Đại Hành (941-1005).

Thư tịch chép: “Mùa xuân năm 987, Vua lần đầu cày ruộng tịch điền ở núi Đọi (Duy Tiên, Hà Nam) được một hũ nhỏ vàng. Lại cày ở núi Bàn Hải, được một hũ nhỏ bạc, nhân đó đặt tên là ruộng Kim Ngân (Kim Ngân điền). Sau đó nghi lễ này được tiếp tục và trở thành một truyền thống kéo dài đến thời nhà Trần. Vào thời nhà Lý, vua Lý Thái Tông là người rất chăm lo cho nông nghiệp nước nhà. Vua đã nhiều lần tự mình xuống ruộng cày. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có chép:

Mùa đông, tháng 10 (năm 1030) được mùa to. Ngày 14, vua thân ra ruộng ở Điểu Lộ xem gặt, nhân đổi tên cánh ruộng ấy gọi là ruộng Vĩnh Hưng...Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 1 (năm 1032), vua ngự đến Tín Hương ở Đỗ Động Giang, cày ruộng tịch điền, có nhà nông dâng một cây lúa chiêm có 9 bông thóc. Xuống chiếu đổi gọi ruộng ấy là ruộng Ứng Thiên...Mùa xuân, tháng 3 (năm 1042) vua ngự ra cửa biển Kha Lãm cày ruộng tịch điền rồi về kinh sư...Mùa xuân, tháng 2 (năm 1038), vua ngự ra cửa Bố Hải cày ruộng tịch điền. Sai hữu ty dọn cỏ đắp đàn. Vua thân tế Thần Nông, tế xong tự cầm cày để làm lễ tự cày. Các quan tả hữu có người can rằng: Đó là công việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm thế? Vua nói: Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lại lấy gì cho thiên hạ noi theo?

Nói xong đẩy cày ba lần rồi thôi. Tháng 3, vua về Kinh sư”.

Từ khi làm chủ miền nam, Nguyễn Ánh đã hiểu rõ và cho vận dụng tinh thần ấy rất triệt để và thành công. Ông bắt đầu thi hành các chính sách phát triển nông nghiệp vào giữa năm 1789; chính sách lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng trên cơ sở số lớn đất đai phì nhiêu nhưng lại bị bỏ hoang nhiều vì cộng đồng di dân chưa định hình và chiến tranh liên miên ở vùng nam bộ. Nguyễn Ánh cho đặt nhóm quan điền tuấn gồm 12 người, kiểm soát bốn dinh miền Nam là Phiên Trấn, Trấn Biên, Trấn Vĩnh, Trấn Định để đốc thúc nhân dân làm việc nông nghiệp.

Sau khi thống nhất đất nước, lễ hội được khôi phục và tiến hành long trọng, thành kính dưới thời nhà Nguyễn. Tháng 2 năm 1827 vua Minh Mạng ban hành lời chỉ dụ về cày ruộng tịch điền như sau:

“Ðời xưa vua cày ruộng tịch điền, để lấy thứ làm lễ đơm cúng trong tế Giao Miếu, hơn nữa nhân đó mà xem xét nghề nông, khuyến khích người cày, đó quả là việc lớn trong chính sách của bậc đế vương vậy. Lễ lớn đẩy cày 3 nhát, trong sử sách vẫn còn có thể thấy được chứng cớ rành rành. Nước ta đời Trần đời Lê thỉnh thoảng cũng có cử hành lễ này, nhưng phần nhiều đều vãn lược. Trẫm từ khi đích thân trông coi chính sự đến nay, một lòng chăm lo đến đời sống của dân, luôn luôn chú ý dẫn dắt nhân dân chăm lo nghề gốc. Hiện nay triều đình nhàn rỗi, chính là lúc giảng cầu chế độ của người xưa. Trẫm đã sai phủ Thừa Thiên xem đất ở hai phường Hậu Sinh và An Trạch trong kinh thành”

Sau đó theo qui thức của bộ Lễ đã được Vua phê chuẩn chọn nơi làm ruộng Tịch Điền, bộ Công cho khởi công xây dựng một tòa Cụ Phục điện ( nơi đặt nông cụ, thay y phục), bên trái dựng đài Quan canh (xem cày), bên phải là đàn Tiên Nông, một kho thần, một đình Thu Cốc (thu thóc lúa), hai tòa bếp thần và kho thần cùng hai sở tường gạch, hố chôn (muôn sinh sau khi tế) và đường thủy cống nước.
Năm 1832 vua Minh Mạng chuẩn y lời đề nghị của bộ Lễ cho các tỉnh thành chọn đất rộng rải phía đông tỉnh thành (bên trái của cửa Nam thành trì) làm Tịch Điền, phía tây ruộng (bên phải) dựng đàn Tiên Nông. Tỉnh Biên Hòa là một trong những tỉnh thành phụng chỉ triều đình sớm nhất; và theo đúng điển chế ban hành. Tỉnh thần chọn khu ruộng tại phường Bình Trước làm Tịch Điền (nay tại phường Thống Nhất).
Địa bạ Biên Hòa năm 1836 chép:
Huyện Phước Chánh, Tổng Phước Vinh Thượng, phường Bình Trước, ở xứ Cốc Tuyền (suối Cốc).
-Đông giáp địa phận thôn Tân Mai, có lập cột gỗ làm giới.
-Tây giáp các thôn Tân Lân và Bình Thành, lại giáp thôn Tân Phong (Phước Vĩnh Trung), đều có cột gỗ làm giới.
-Nam giáp các thông Vinh Thạnh, Phước Lư và Tân Mai, đều có cột gỗ làm giới.

-Bắc giáp thôn Tân Quan Đông (Phước Vinh Hạ), có lập cột gỗ làm giới.
-Thực canh ruộng đất 80.7.13.3:
*Điền tô điền 70.8.12.5 (74 sở).
*Đất trồng dâu mía 9.9.0.8 (35 sở).
-Tịch Điền 3.0.0.0.
-Đất quan xưởng 1 sở.
-Mộ địa 1 khoảnh.
-Đất gò đồi 1 khoảnh.
-Đất rừng núi 1 khoảnh.
Đình Bình Trước 1960S, hậu thân của Đàn Tiên Nông
Tỉnh Biên Hòa (tư liệu net)
Đàn Tiên Nông xây một tầng hướng nam, vuông 3 trượng 6 thước, cao 2 thước 7 tấc. Nền lót gạch, bốn mặt đều có xây 9 bậc cấp để lên xuống. Trên vọng đài, có màn che bàn vải xanh. Chu quanh có lan can cao 2 thước (~0,9m). Nơi phượng môn, ngách bên trong, có đặt biển đề:
“ Đế mạng xuất dục”
Phía ngoài đề:
“Vi thiên hạ tiên”
Bên trái là khu Tịch điền, bên phải là đài Quan canh là chỗ để quan xem cày cấy, và có nhà để thay y phục.
Phía tây bắc: Nhà thần khố, thần trù (chứa đồ tế khí, dụng cụ nấu bếp làm đồ cúng).
Đông bắc: Kho lương lẫm (chứa lúa gặt ở Tịch Điền, dùng vào việc cúng tế ở Văn Miếu, đàn Xã Tắc, đàn Tiên Nông, miếu Thành Hoàng…)
Có xây một lò để đốt lửa, về phía nam đặt 1 hố để chôn các muông sinh sau khi tế. Đặt sở điền canh có bày lộ bộ, ở trong vườn Vĩnh Thạnh, để hàng năm, quan đến diển tập trước nghi lễ làm ruộng. Sai chọn 2 người phu đàn thường trực, để quét dọn và canh gác các nhà kho, cơ sở.
Nghi lễ cúng Tiên Nông và Tịch Điền được tỉnh thần nghiêm cẩn tổ chức theo điển lệ của triều đình ban. Trước ngày lễ, cho sắm sửa phẩm vật cúng gốm: trâu, dê, heo (tam sinh), xôi đậu, rượu vò, hương đèn, hoa quả, lụa bạch…
Cụ Lương Văn Lựu trong Biên Hòa sử lược có kể lại quanh cảnh tế Tiên Nông ( năm đầu tiên 1832) :
…Ngày chánh lễ, trời còn khuya mà tiếng trống đã nổi lên báo dục quân lính ra sắp đội ngủ. Cờ xí, ngựa voi cũng tiếp theo nghiêm chỉnh. Đến 6 giờ sáng, quan Tổng đốc Khâm mạng đội mũ văn công, mặc mãng bào, nịt ngọc đái. Thân ngồi trên võng điều, hai bên che lọng xanh (16 bông bèo). võng quan vừa ra khỏi chính môn, trên Thành bắn 7 phát pháo lịnh.
Dẫn đường là cờ tiết mao và ban nhạc diễu hành. Đội lính thân binh, mủ đỏ, áo hoa, chia đi 2 bên cầm tàn xanh, quạt vã và các thứ phan.
Đội cấm binh mặc áo giáp, lưng đeo ống đựng tên, vai mang cung; tay cầm khí giới: Súng điểu thương (hỏa mai), thần cơ, gậy kim ngô, nghi đạo, đinh ba thếp vàng.
Tinh binh mặc áo đỏ, cầm cờ ngũ hành, long phụng.
Tiếp đến là đoàn nhạc công và ca sinh. Cuối cùng là đoàn kỵ mã cầm tinh kỳ. Các đội đặt dưới quyền chỉ huy của quan lãnh binh quản cơ suất đội.
Đoàn võng quan, binh mã, lễ nhạc theo đường lớn trước cổng thành hướng bắc, ra khỏi thành và tiến về hướng đông để tiến về khu Tịch Điền (hướng từ đường Phan Đình Phùng đến chùa Cô Hồn, đến ngã tư cổng II phi trường rẽ phải vào đường Nguyễn Ái Quốc, đến trường Ngô Quyền vào hẻm hủ tíu Minh Phước, xuống đến đình Bình Trước rẽ phải vào khu ruộng Lân Thành, Vĩnh Thạnh là tới khu Tịch Điền).
Đám rước đến đàn Tiên Nông thì các lễ phẩm đã bày sẵn, quan tổng đốc chủ lễ, được thỉnh lên niệm hương, quan tuần phủ làm bồi tế và các quan bố chánh sứ, án sát sứ, tri huyện, tri châu, giám thừa, thơ lại, huấn đạo, đứng vào bái vị.
Quan tán lễ xướng tế với 3 tuần rượu, các quan đồng lạy. tế xong quan tổng đốc sang nhà cụ phục thay áo. Quan tuần phủ đến thỉnh xuống cày ruộng, ban nhạc cử lễ nhạc. Quan tổng đốc mặc áo lam chẽn tay, đến chỗ cày, đứng quay mặc về hướng nam. Nhạc sư nâng chiếc cày được sơn đỏ và roi cày lấy ra từ trong thần khố. Tay phải quan cầm cày, tay trái cầm roi. Phụ tá có 2 bậc lão nông tri điền: một ông dắt bò, lưng bò phủ vải xanh, một ông đi theo bên giữ cày. Quan tuần phủ đi trước hướng dẫn. Quan bố chánh sứ đi theo sau , mang thúng lúa và vãi giống. ban nhạc hòa tấu, nhạc sinh múa cờ, ca sinh hát khúc Hòa Tử, nội dung: Mừng hội phong đăng,trồng cấy đúng mùa, thơm tho lúa thóc, đặt rượu nấu xôi, dân giàu nước mạnh, tế tự hợp thời, chúc đời thạnh trị, âu ca thái bình.
Quan cày 9 đường đi và 9 đường lại, rồi trở về đài chủ tọa. Đến lượt các nhà nông của các thôn làng sở tại, sắp hàng ở dưới làm lễ 5 lạy, rồi cùng nhau ra ruộng cày riêng để tiếp tục.
Lễ tất, quan tổng đốc được cáng võng trở về Thành. Sau 7 tiếng pháo lịnh, quan tiến ra công đường, các quan lại và ty sở trưởng chúc mừng. Quan khâm mạng thiết tiệc khoản đãi và ban thưởng the, lụa cho thuộc lại.
Tháng 10, quan bố chánh trông coi việc gặt hái, xong cho đem trữ tại thương lẫm dùng để tế các cơ sở thiết chế thờ tự do tỉnh Thành quản lý.
Quan điền tuấn thì lo lựa giống tốt để chuẩn bị gieo vào lễ tịch điền năm sau.
Thành Biên Hòa tuân chỉ dụ năm 1832 của vua Minh Mạng cho thi hành xây dựng đàn Tiên Nông và Tịch Điền ngay trong năm ấy. Lúc đó Tỉnh Thành còn thuộc Gia Định Thành, nên năm tế đầu tiên Tổng Đốc Khâm Mạng chính là Tả Quân Lê Văn Duyệt thân hành là chủ tế, tháng 8 năm 1832 Chưởng tả quân lãnh Gia Định Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất. Sau đó, vua Minh Mạng cho bãi chức Tổng trấn Gia Định Thành, và đổi 5 trấn ra thành 6 tỉnh : Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An GiangHà Tiên. Lại đặt các chức tổng đốc, tuần phủ, bố chính, án sát, lãnh binh như các tỉnh ở ngoài bắc. Tháng 7 năm 1833 Lê Văn Khôi là con nuôi Tả Quân nổi đậy đánh chiếm Thành Gia định. Thành Biên Hòa cũng bị đánh chiếm 2 lần. Thánh 8 năm 1835 cuộc nỗi dậy thất bại. Tháng 2 năm 1838, vua Minh Mạng sai phái 4.000 binh dân xây đắp lại Thành theo thiết kể kiểu Vauban, bằng đá ong kè bên ngoài thành đất. Như vậy vừa thực hiện lễ tế đầu tiên năm 1832 có quan Tổng Trấn Khâm mạng Lê Văn Duyệt làm chủ tế thì sau đó liên tiếp nhiều năm, do chiến tranh và khôi phục hậu quả sau chiến tranh, nên lễ tế đàn Tiên Nông và cày Tịch Điền ở Thành Biên Hòa bị đình lại. Có thể được khôi phục vào năm 1839 (sau khi đắp xong Tỉnh Thành) và liên tục được suốt 20 năm thì Pháp đánh nam kỳ!

Lễ tế Đàn tiên nông và cày Tịch Điền ở Biên Hòa chấm dứt từ năm 1859 nhưng nó cũng được nhân dân gìn giữ nét văn hóa đặc sắc ấy bằng việc tổ chức tục “ ăn xuống đồng” của nhà nông mở mùa cày cấy. Không được long trọng như xưa, một lễ đơn sơ cúng trên bờ ruộng; rồi chủ điền và các thợ cày, cấy cùng nhau thực hiện công việc mà cha ông họ đã làm suốt hơn ngàn năm qua!

Sau nhiều năm Pháp chiếm nam kỳ, đàn Tiên Nông không được bảo quản, tu sửa, đã bị hư sụp, hoang phế. Dân làng Lân Thị bèn dời tạm các biển hiệu và linh vị về lập miếu thờ tại gò huyền vũ ở phía tây bắc Đàn. Lần hồi về sau, dân xây thành ngôi đình, thờ luôn thần Thành Hoàng Bổn Cảnh; ngày nay là đình Bình Trước ở phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa.

Năm 2009 tại nơi đầu tiên nghi thức lễ tịch điền được diễn ra vào thế kỷ thứ 10 ở núi Đọi, Duy Tiên, Hà Nam, trên quê hương vua Lê Đại Hành, và sau nhiều năm gián đoạn, phong tục tốt đẹp này được phục hồi lại và đáo lệ hàng năm vào mùng 7 tháng Giêng. Vào năm 2010, lần đầu tiên chủ tịch nước Việt Nam (ông Nguyễn Minh Triết) cũng đã đến mặc áo nông dân cầm cày thực hiện nghi lễ tịch điền Đọi Sơn. Lễ hội góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch của địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

(1) Gia Định thành thông chí- Trịnh Hoài Đức

(2) Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Biên Hòa- Nguyễn Đình Đầu.

(3) Khâm định đại nam hội điển sự lệ-Nội các triều Nguyễn.

(4) Đại Nam nhất thống chí- Nội các triều Nguyễn.

(5) Biên Hòa sử lược toàn biên- Lương Văn Lựu.

(6) Đại Nam Thực Lục, Quốc Sử Quán Triều Nguyễn

(7) Minh Mệnh Chính Yếu, Quốc Sử Quán Triều Nguyễn.

(8) Văn cúng- văn tế hán nôm ở Đồng Nai, Bảo Tàng Đồng Nai

(9) Theo Đàn xã tắc Thăng Long của Tiến sĩ Vũ Thế Khanh.

(10) Một số tài liệu trên internet và tư liệu điền dã


Đình Bình Trước tại phường Thống Nhất tp Biên Hòa và lệ cầu an tháng 11 âm lịch
Bàn thờ chánh điện Đình Bình Trước
Vật phẩm cúng tế
Bá tánh viếng đình và tín ngưỡng cầu thần mã ban sức khỏe

 Cầu Thần gia hộ bình an cho gia đình!

Ngoài lệ đến
 viếng cúng Thần, bá tánh còn được xem hát tuồng, một hình thức văn nghệ truyền thống đặc sắc ,đang đứng trước nguy cơ mai một!


Khu vực Đàn Tiên Nông và Tịch Điền nay thuộc phường Thống Nhất.