Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Có thể bạn cũng biết!

Hơn 300 trước khi những lưu dân miền ngoài tiến vào, dừng chân, xâm cư trên vùng đất ven sông Đồng Nai đẩy lùi cư dân bản địa lùi lên vùng cao hơn; phương tiện di chuyển của của họ chủ yếu là đi bộ, xe kéo, ngựa, trâu bò và thuyền bè...Sông nước mênh mông- Qua sông lụy đò, mãi đến khi đoàn quân bản bộ của Ngài Trần Thượng Xuyên đến định cư tại xứ mênh mông nước này (Bàn Lân- Kính Hồ- nay là TP Biên Hòa)...Họ chiến đấu, khai thác, xây dựng lập nên Đại Phố lừng lẫy; thời gian sau có một cây cầu ván được bắc qua sông Rạch Cát nối dinh Trấn Biên- Cù Lao Phố. Đến 1747 thì bị loạn Lý Văn Quảng (dân buôn Phúc Kiến- Trung Quốc)...Cây cầu bị đốt cháy!

Cầu Hiệp Hòa- nơi xưa kia năm 1747 cây cầu Ván bị thiêu hủy
Trải qua dâu bể, mãi đến những năm đầu thế kỷ 20, người Pháp đã cho xây dựng 02 cây cầu sắt nối liền Chợ Đồn- Cù Lao- Biên Hòa:










Những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, người Mỹ xây cầu Đồng Nai trên xa lộ Sài Gòn- Biên Hòa (nay là xa lộ Hà Nội)

Mười năm sau 1970s người Mỹ lại bắt tay xây cầu Hóa An (cầu Mới, hehe hơn 40 năm rùi vẫn là cầu Mới!)
Cầu xây trong 2 năm!
Cầu Mới- Hóa An khánh thành, bà con xứ bưởi vui mừng hết cảnh "Qua sông lụy đò" nhưng phải trả giá cho vài năm sau đó, cồn Gáo xinh đẹp cạnh chiếc cầu ấy đã biến mất vĩnh viễn!
Cầu Mới bị sập vào các năm...1974,1975, 1980. Hơn mười năm trước có thăm dò khảo sát để làm thêm một cây cầu song song...nhưng mãi đến cuối năm 2010 cầu Hóa An 2 mới tiến hành xây dựng. Bao lần lỗi hẹn và đến thứ sáu 04/07/2014 lễ thông xe sẽ tiến hành, mang đến niềm vui cho dân xứ Bưởi!



Những chiếc cầu khác trên sông Đồng Nai đoạn thuộc TP Biên Hòa:

 Cầu Bửu Hòa
Cầu Mát không nối hai bờ nhưng cũng xưa và khắc đậm trong lòng người xứ Bưởi! 
Đêm Biên Hòa, 03/07/2014