Xin được chia sẽ tư liệu quý của "nvh92" đăng trong quốc sử quán vOz, chân thành cảm ơn tác giả thật nhiều !
#2160
17-02-2016, 19:28
nvh92
Đã tốn tiền
Join Date: 05-2012
Posts: 2,705
Re: Quốc sử Quán vOz
3) Bản đồ của Đại Nam.
Nghành bản đồ học của Việt Nam có một diện mạo rất mới vào thế kỷ 19, trở nên đậm nét của cả Phương Tây và Trung Quốc hơn nữa. Sự đơn giản và tính chất phác thảo của bản đồ thời Lê Sơ đã bị thay thế bởi các nét ảnh hưởng quốc tế. Vị Hoàng đế lập ra nhà Nguyễn là Gia Long (1762 – 1820), mặc dù có quan hệ với Phương Tây nhất định nhưng ông về cơ bản là vị hoàng đế của Nho giáo, vì vậy ông vẫn cố gắng xây dựng và củng cố hệ tư tưởng Nho giáo tại Việt Nam dưới thời Nguyễn, thậm chí còn hơn cả dưới thời Lê Thánh Tông.
Ảnh hưởng của Phương Tây dưới thời Gia Long đến từ mối quan hệ giữa Hoàng đế Gia Long với người Pháp khi ông thông qua những ngời phương Tây làm trung gian để nhờ hỗ trợ về mặt vũ khí, huấn luyện quân đội… nhằm đánh bại nhà Tây Sơn. Sự ảnh hưởng của phương Tây này có thể nhìn thấy một cách rất đặc biệt trong các kiến trúc theo lối thành Vauban của Châu Âu trong các thành lũy, pháo đài bên cạnh đó vẫn giữ nét Á Đông.
Điển hình là Tử Cấm Thành của nhà Nguyễn tại Huế, cả khu vực nhìn từ trên cao xuống được thiết kế theo lối thành Vauban nhưng chi tiết kiến trúc, các nhà cửa, cung điện, cổng Ngọ Môn…vẫn tuân thủ chặt chẽ lối kiến trúc Á Đông, các thuật phong thủy.
Ngay khi vừa thành lập năm 1802, nhà Nguyễn sở hữu một lãnh thổ Việt Nam lớn và toàn vẹn nhất so với trước kia, vì vậy một nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là phải tiến hành thu thập bản đồ trên phạm vi cả nước, cũng như từ các triều đại trước để tổng hợp lại tạo ra cơ sở cho việc quản lý quốc gia, mà lãnh thổ đã trải dài từ Trung Hoa tới sát Campuchia.
Các quan lại nhà Nguyễn phụ trách về bản đồ đã phải sưu tầm sau đó chỉnh sửa các bản đồ thời Lê, sau đó thêm vào các khu vực mới mà Đại Nam hiện có, chủ yếu nằm ở phía Nam.
Ngoài các ảnh hưởng từ quốc tế, thì có 2 yếu tố khác ta cần phải biết nếu muốn hiểu về sự phát triển nghành bản đồ học thời Nguyễn, đầu tiên là bối cảnh chính trị, thứ 2 là nguồn tư liệu.
Mặc dù, sau khi hoàng đế Gia Long lập nên nhà Nguyễn, đóng đô ở Huế, cương thổ của triều Nguyễn trải dài từ Bắc tới Nam nhưng sự kiểm soát của triều đình không đồng đều giữa các vùng. Triều đình Huế cố gắng kiểm soát chặt nhất khu vực miền Trung, Thừa Thiên – Huế, vốn là đất phát tích của nhà Nguyễn, còn 2 khu vực miền Bắc và Nam thì được giao quyền cai quản cho các quan tổng trấn, phía Bắc quyền tổng trấn Bắc Thành thời Gia Long được giao cho Nguyễn Văn Thành, tống trấn Gia Định là Lê Văn Duyệt, 2 vị tổng trấn này thay quyền hoàng đế cai trị phía Bắc và Nam, đứng giữa ngai vàng và dân chúng.
Thực tế cả Nguyễn Văn Thành và Lê Văn Duyệt đều xuất thân là võ tướng. Ở phía Bắc vốn là cố đô của nhà Lê, nơi có đông đảo tầng lớp Nho sĩ, trí thức, cựu thần… chính sách chủ đạo của nhà Nguyễn là vỗ về châm chước, lấy lòng. Phía Nam vốn là mảnh đất trù phú, dồi dào về sản vật, tài nguyên thì là được chú trọng khai thác về kinh tế. Chính sách cai trị như trên vào thời Gia Long tạo nên một hậu quả là tăng sự phát triển của tầng lớp quan liêu và giảm đi sự tích tụ tư liệu bản đồ.
Nghành bản đồ học thời Nguyễn không đi theo xu hướng thời Lê mà tiếp nhận phong cách bản đồ đã phát triển dưới thời Minh – Thanh. Phong cách bản đồ này ban đầu được sử dụng dưới thời Minh với bộ bản đồ “Đại Minh nhất thống chí” (大明一統志) vẽ năm 1461, thuật ngữ “Nhất thống chí” tiếp tục được sử dụng về sau này và xuất hiện cả ở Việt Nam vào thế kỷ 19. Kết cấu địa lý được tổ chức theo từng tỉnh, từng khu vực, trong mỗi phần được chia với một danh sách tiêu chuẩn các chủ đề. Tác phẩm đại lý đầu tiên theo motip trên xuất hiện ở Việt Nam là “Ô châu cận lục” (烏州近錄), đây là một tác phẩm địa lý không có bản đồ minh họa xuất hiện vào khoảng giữa thời Mạc.
Vào năm 1806, chắc chắn không lâu sau khi hoàn thành việc thu thập bộ “Hồng Đức bản đồ”, Lê Quang Định hoàn thành “Nhất thống dư địa chí” (Hoàng Việt nhất thống Dư địa chí - 皇越一統輿地志) dưới thời Hoàng đế Gia Long, tác phẩm này không có bản đồ vẽ kèm.
Trong số 10 chương, 4 chương đầu nói tới các tuyến đường đi về phía Bắc và Nam từ kinh đô Huế, tới biên giới, 6 chương còn lại gồm phần Thực lục ghi chép về đường bộ đường thủy ở các Dinh trấn, kể từ đường chính bắt đầu ở lỵ sở đi các nơi. Khi chép về Dinh trấn, có chép sơ lược về cương giới, phong tục, thổ sản, nét đặc trưng riêng của Dinh trấn đó.
“Thiên Tài nhàn đàm”, bản sao chép có chỉnh sửa vào năm 1810 dưới thời Nguyễn từ bản gốc là bản đồ thời Lê, thể hiện lãnh thổ phía Nam trong đó có Gia Định (Trên cùng là hướng Tây, dưới cùng là hướng Đông)
Ở miền Bắc, vẫn có các học giả bảo lưu truyền thống bản đồ học thời Lê. Năm 1810, Đàm Nghĩa Am đã biên soạn bộ “Thiên Tải nhàn đàm”( 天 載 閒 談), theo phong cách bản đồ thời Lê. Bản đồ vẽ hình toàn quốc, cho thấy cái nhìn của người phía Bắc về phần lãnh thổ được mở rộng ra ở phía Nam. Ngay bên cạnh Champa, Đàm Nghĩa Am đặt vùng Gia Định (Thành phố HCM ngày nay), và trong một bản đồ của vùng Tây Nam ông đặt vào đó khu vực Campuchia và Xiêm La. Trong quá trình đó, ông đã bỏ qua vùng bờ biển phía Nam nằm giữa Gia Định và thủ đô cũ của Champa.
Các bản đồ khác trong văn bản, tới từ Bình Nam đồ và bao gồm cả các vùng lãnh thổ bờ biển đã bị mất trên. Phong cách nghệ thuật của bản đồ cũng sinh động hơn khi vẽ hình hổ trên núi, cua trên bãi biển, cá dưới biển. Cố đô cũ của nhà Lê là thành Thăng Long không được gọi tên như thế nữa mà được gọi bằng cái tên mới là Hà Nội, và một số chi tiết mới được thêm vào bản đồ Hà Nội phản ánh sự thay đổi đương thời.
Một bản đồ trong “Giao Châu dư địa đồ”, thể hiện vùng An Quảng, thuộc Đông Bắc Việt Nam (Trên cùng là hướng Tây, dưới cùng là hướng Đông)
Tới khoảng năm 1830 lại xuất hiện một tập bản đồ khác, được gọi là Giao Châu dư địa đồ (交州輿地圖), với 3 phần bản đồ. Được vẽ bằng mực đen, bản đồ có phần vẽ nổi bằng mực xám minh họa mặt nước và bóng núi, màu đỏ cho các con đường. Các minh họa cho núi non đi từ phong cách đơn giản đến phong cách hiện thực hơn, nhiều cảnh quan và núi đá vôi. Điều thú vị là các hòn đảo thay vì được vẽ như các ngọn núi nhô ra trên mặt biển thì đã được vẽ giống đảo hơn với bờ cát bao quanh, có cả hình minh họa khỉ và voi trên núi. Điều này là kết quả của việc nhận thức địa hình tốt hơn và cách tiếp cận thực tế hơn của những nhà bản đồ học Việt Nam thời Nguyễn. Giao Châu dư địa đồ cũng tái tạo phần nào “Đại Man quốc đồ” trong một định dạng rõ ràng hơn trong khi vẫn đề ra một số chi tiết.
Vài năm sau công trình của Đàm Nghĩa Am, “Bắc Thành địa dư chí “ (Bắc Thành dư địa chí lục - 北城地輿誌錄) xuất hiện, như một cuộc khảo nghiệm các vùng thuộc phía Bắc thời Nguyễn, vẫn không có bản đồ đi kèm. Mỗi tỉnh tại khu vực miền Bắc được viết trong 1 chương sách, 11 tỉnh ứng với 11 chương sách.
Bản đồ Gia Định 1815 do Trần Văn Học vẽ. (Trên cùng là hướng Bắc, dưới cùng là hướng Nam).
Phía Nam, cũng có bản đồ riêng của mình, năm 1816, Trần Văn Học hoàn thành bản đồ Gia Định, cung cấp một cái nhìn trực quan và mạnh mẽ về ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây lên cách thiết kế thành lũy. Bản thân Trần Văn Học cũng là võ tướng theo hoàng đế Gia Long lâu năm, từng cùng giám mục Bá Đa Lộc liên lạc với người Pháp để nhờ hỗ trợ.
Chính ông cũng là người đầu tiên tiến hành phác họa và xây dựng mẫu thành dạng Vauban, chính là thành Gia Định. Bản đồ cũng do chính ông vẽ vào năm 1815, và ở bản đồ này ta không còn thấy chút nào dấu vết của phong cách bản đồ thời Lê. Các con sông trong bản đồ cung cấp một cảm giác về đo lường chính xác hơn, và thành lũy thì hiện rõ nguồn gốc Vauban. Các đường giao thông, đường dần và tường thành đều có vẻ chính xác, cùng với nhà cửa, ao hồ chạy dọc theo chúng.
Không giống các bản đồ trước vẽ về phía Bắc, bản đồ này cung cấp rõ hơn cảm giác về cuộc sống thường nhật cũng như cuộc sống thương mại trong thành Gia Định hơn. Tuy vậy, tác giả vẽ bản đồ không vẽ các ngọn đồi hay có nất kỳ sự hiển thị về độ cao thấp nào.
Các ký hiệu trên bản đồ cung cấp khá rõ các đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội, nhưng không như bản đồ thời Lê không có các minh họa chùa chiền, đền miếu, các chốn thiêng liêng và các công trình khác. Tất cả đều đúng trực giao, đúng về quy luật vật lý, không có các góc nhìn thẳng từ mặt trước giống bản đồ cổ.
Tới năm 1820, Học giả Trịnh Hoài Đức đã hoàn thành tác phẩm “Gia Định thành thông chí” (嘉定城通志), đây cũng là một tác phẩm đại dư không có bản đồ, nói về năm vùng thuộc lãnh thổ trấn Gia Định (Nam Bộ Việt Nam ngày nay). Trong khoảng 1 thập kỷ sau tiếp tục xuất hiện “Nam Kỳ hội đồ” (南圻會圖) với bản đồ của toàn quốc cũng như bản đồ cụ thể của 6 tỉnh Nam Kỳ. Bộ bản đồ này thì đã hoàn toàn theo phong cách Châu Âu.
Năm 1833, dưới thời Hoàng đế Minh Mạng bộ "Hoàng Việt dư địa chí" (皇越地輿志) được hoàn thành. Dù là bộ địa dư mang tính chất quốc gia nhưng nó cũng khá ngắn gọn, vẫn không có bản đồ, lãnh thổ cả nước chủ yếu được nói trong 2 chương, tập trung vào miền Bắc và miền Trung.
Phải tới cuối những năm 1830, nước Đại Nam mới có thể thu thập đầy đủ thông tin về các vùng trong toàn quốc.
Từ đó các bộ địa lý, bản đồ chất lượng hơn mới ra đời, đầu tiên là Đại Nam (Hoặc Nam Việt) bản đồ, nó đi theo hướng truyền thống kiểu “Hồng Đức bản đồ” nhưng vẫn có sự biến đổi nhất định. Nó bao gồm 4 bản đồ miền Bắc trích ra từ “Thiên Nam tứ chí lộ đồ”, bản đồ Cao Bằng, bản đồ các tuyến đường phía Nam trích ra từ “Bình Nam đồ”, bản đồ Thái Lan trích từ “Đại Man quốc đồ”.
Tuy nhiên một nét riêng của tập bản đồ này là Campuchia không còn được vẽ với tư cách là một quốc gia riêng lẻ nữa mà được vẽ với tư cách là Cao Miên phủ, vì lúc này Campuchia đã bị sát nhập vào lãnh thổ của nước Đại Nam, đồng thời Angkor cũng không còn được vẽ trong lãnh thổ Cao Miên phủ.
Cùng thời gian, triều đình nhà Nguyễn có một chút cởi mở nhất định với phương Tây đủ để tiếp thu khoa học công nghệ từ họ. Từ đó các nhà bản đồ học Việt Nam khác cũng mạnh dạn hơn trong việc sử dụng các kỹ thuật và phong cách phương Tây trong vẽ bản đồ quốc gia, lúc này đã có lãnh thổ tới tận vịnh Thái Lan bao gồm cả Lào và Campuchia, được các văn sĩ nhà Nguyễn gọi là “một đại quốc sừng sững giữa đất trời”.
Năm 1839 xuất hiện “Đại Nam toàn đồ” (Đại Nam nhất thống toàn đồ - 大南ー統全圖) bản đồ của toàn bộ 30 vùng lãnh thổ của đất nước Đại Nam bao gồm cả thuộc địa tại Lào, Campuchia và 82 cửa sông dọc theo bờ biển lãnh thổ của Đại Nam.
Bản đồ này đưa vào phong cách thực tế của bản đồ phương Tây, mô tả chính xác hơn hình dạng bờ biển và thủy văn phức tạp của sông ngoài, thậm chí là hệ thống sông Mekong. Các bản đồ địa phương cũng rất rõ ràng, vẫn tuân thủ nguyên tắc vẽ kiểu Châu Âu cộng với đặc điểm tự nhiên, các khu rừng cũng được thể hiện.
Bản đồ toàn bộ lãnh thổ nhà Nguyễn trong “Đại Nam nhất thống toàn đồ” hoàn thành năm 1839 dưới thời Minh Mạng, được vẽ theo phong cách ảnh hưởng mạnh từ Châu Âu.
Trong khoảng thời gian này xuất hiện thêm 2 tập bản đồ nữa đã sao chép từ tập nhật trình mà chúng tôi giới thiệu ở trên. Đầu tiên là “Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư dẫn”, đây là phiên bản đơn giản và truyền thống hơn của lãnh thổ quốc gia trong Đại Nam toàn đồ. Cả 3 bản đồ đều cho thấy khu vực Đông Dương, các cửa sông và đường bờ biển chạy tới tận Campuchia với cách phối cảnh như nhau. Hai bản đồ khác đơn giản hơn, tương tự như bản đồ năm 1839.
Bên cạnh đó trong phần bản thảo của “Thư dẫn” là một biểu đồ thiên văn, cho thấy mô hình của các ngôi sao. Không có các miêu tả để nhận dạng các ngôi sao và chòm sao, cũng không hề có tiêu đề hay ghi chép về bản đồ thiên văn này. Nó chỉ đơn giản có thêm trong phần bản thảo.
Các bản đồ thiên văn khác mà chúng tôi thấy được trong các tài liệu Việt Nam khác bao gồm 1 bản trong Thiên Hạ bản đồ (Tên gốc của Hồng Đức bản đồ). Tại đây các ngôi sao và chòm sao được đặt tên ứng với các con Giáp. Ngoài rat rung tâm của bản đổ thiên văn và định hướng của nó theo hướng được đơn giản hóa, không khoa học lắm vốn hay thấy trong bản đồ thiên văn Trung Hoa và Đông Á.
Mặc dù hoàng đế Thiệu Trị (1841 - 1847) cũng đã cho biên soạn " Đại Nam thông chí" (大南通志) nhưng phải tới thời hoàng đế sau đó là Tự Đức (1848 - 1884), người đã ra lệnh soạn ra tác phẩm địa lý lớn và hoàn chỉnh nhất của triều Nguyễn, nó cũng kết hợp được các văn bản về địa lý cùng với bản đồ.
Một bản đồ trong “Đại Nam nhất thống dư đồ”, miêu tả tỉnh Biên Hòa.
Năm 1861 theo lệnh Tự Đức bộ “Đại Nam nhất thống dư đồ” (大南一統輿圖) được hoàn thành. Tập bản đồ này có bản đồ của tất cả các vùng trong lãnh thổ nhà Nguyễn khi đó trải dài tới tận phía Nam ( thậm chí một vài vùng có nhiều bản đồ được vẽ). Cụ thể hơn “Đại Nam nhất thống dư đồ” 76 bản đồ gồm: Toàn quốc; các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Quảng Yên, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên, Qủang Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên và một số phủ thuộc các tỉnh trên. Mỗi tỉnh đều có ghi về diên cách, số nhân khẩu ruộng đất, thuế nộp hàng năm.
Bản đồ toàn quốc trong “Đại Nam nhất thống dư đồ”, không quá khác biệt so với “Đại Nam nhất thống toàn đồ” thời Minh Mạng.
Một số ảnh hưởng của phương Tây trong bản đồ này thể hiện qua cách vẽ các đường ranh giới, các hệ thống sông và đường bờ biển. Đồng thời nó cũng mang tính chất quốc tế hơn, các quốc gia xung quanh được hiển thị nhiều hơn so với các bản đồ trước đó. Ví dụ hệ thống sông Mekong được hiểu tốt hơn.
Từ năm 1865 tới năm 1882 vẫn dưới thời vua Tự Đức, Bộ địa dư đồ sộ “Đại Nam nhất thống chí” (大南一統志) được biên soạn dựa trên bộ bản đồ “Đại Nam nhất thống dư đồ” chúng tôi đã giới thiệu ở trên.
Nếu như “Đại Nam nhất thống dư đồ” là bộ bản đồ lớn nhất của nhà Nguyễn thì “Đại Nam nhất thống chí” còn vượt xa hơn trở thành bộ sách địa dư – lịch sử lớn nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Bộ sách chịu ảnh hưởng nhất định của bộ “Đại Thanh nhất thống chí” (大清一統志)soạn từ năm 1686 – 1842 từ thời Khang Hy tới Đạo Quang nhà Thanh.
Bản đồ cả nước trong quyển 1 của “Đại Nam nhất thống chí”.
Giống như trong “Đại Thanh nhất thống chí” thì “Đại Nam nhất thống chí” cũng thể hiện kinh đô Huế, phủ Thừa Thiên và 29 tỉnh còn lại trong cả nước. Các tỉnh được miêu tả với các chi tiết như: Đặc chung của tỉnh, các địa phương cấu thành tỉnh, đặc điểm tự nhiên - xã hội, dân cư - văn hóa - phong tục, thành lũy – làng xã, danh nhân lịch sử, các danh lam, thuế, sản vật đặc trưng.
Bản đồ kinh thành Huế trong quyển 1 của "Đại Nam nhất thống chí".
Các nhà địa lý học dưới thời Tự Đức là những người duy nhất bao quát được cả quốc gia trong thế kỷ 19. Dù cho sau này 6 tỉnh Nam Kỳ mất vào tay người Pháp năm 1867, sau đó là nền độc lập của quốc gia vào năm 1884.
Bản đồ kinh thành Huế trong quyển 1 của “Đại Nam nhất thống chí”.
Tuy vậy các hoàng đế nhà Nguyễn chưa bao giờ thôi hi vọng về việc tái thống nhất quốc gia. Gần như ngay lập tức sau khi Pháp chiếm được Bắc Kỳ, hoàng đế Đồng Khánh (1885 – 1889) đã cho biên soạn bộ địa dư “Đồng khánh địa dư chí lược” (同慶地輿志略) hay còn gọi là “Đồng Khánh địa dư chí” (同慶地輿志) với phong cách tiếp tục Âu hóa hơn nữa tuy nhiên chỉ thể hiện khu vực miền Trung và Bắc Việt Nam vì 6 tỉnh Nam Kỳ vào năm 1867 đã thuộc về Pháp.
Ngoài ra trong triều Đồng Khánh còn xuất hiện một bộ bản đồ tập hợp bản đồ các triều đại gọi là “Đại Nam quốc biên giới vị (vựng) biên” (大南國疆界彙編) hoặc còn có tên “Đại Nam cương giới vựng biên lược sao” (大南疆界彙編略抄) do các tác giả Hoàng Hữu Xứng, Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Xứng biên soạn. Bao gồm 1 bản đồ toàn quốc, 1 bản đồ kinh đô và mỗi tỉnh trong cả nước khi đó ( 31 tỉnh) đều có 1 bản đồ riêng. Các bản đồ vẽ theo phong cách một nửa truyền thống, một nửa phương Tây. Trong bản đồ bán đảo Đông Dương nhìn chung có thể dễ dàng nhận ra, đường bờ biển vẫn thể hiện theo kiểu cũ. Hệ thống sông Cửu Long được vẽ khá giống trong “Đại Nam nhất thống dư đồ”.
Sau đó 2 thập kỷ (Khoảng năm 1909) dưới thời hoàng đế Duy Tân (1907 – 1916), một tái bản của “Đại Nam nhất thống chí” xuất hiện dù lần này chỉ gói gọn trong lãnh thổ Miễn Trung. Phiên bản này có 17 chương, mỗi chương có 1 bản đồ, thể hiện tổng cộng 11 tỉnh, kinh đô và phủ Thừa Thiên, thêm vào đó là bản đồ quốc gia, ngoài ra có cả bản đồ Tử Cấm Thành ở Huế. Phiên bản này có hướng Âu hóa tới mức xuất hiện minh họa la bàn trên bản đồ, cùng các dấu hiệu xác định như đường sắt. Nét vẽ sông và biển khá thực tế nhưng núi thì không được thể hiện.
Trong thời kỳ là thuộc địa của Pháp, các học giả Việt Nam bắt đầu phát triển phong cách bản đồ mới, có một chút thiếu thực tế và nhiều chất Á Đông hơn. Ta có thể thấy nó trong 2 tập bản đồ là “Nam Bắc kỳ họa đồ”, tập bản đồ này là bản sao chép có chỉnh sửa của “Đại Nam nhất thống dư đồ” (1860). “Nam Bắc kỳ họa đồ” cho thấy sự ảnh hưởng nhất định từ xu hướng thực tế của phương Tây. Nhưng những người vẽ bản đồ cuối cùng vẫn lựa chọn phong cách nặng theo hướng Trung Quốc hơn với nét vẽ biển cuộn sóng tròn và núi hình thẳng đứng, chạy theo đường Các-xtơ (Karst).
Tập bản đồ thứ 2 là “Tiền Lê Nam Việt bản đồ mô bản” (前黎難越版圖摹本) Tập bản đồ Việt Nam: bản đồ Thãng Long, 13 thừa tuyên và 2 bản đồ toàn quốc. Đây là bản sao tập bản đồ thời Lê và phần vẽ thêm vào năm 1839. Ngoài sự thể hiện như truyền thống bản đồ này còn cho thấy hệ thống sông và đường bờ biển Đông Dương. Tuy nhiên sự diễn tả của bản đồ này là một bước đi từ phong cạch hiện thực kiểu Phương Tây thế kỷ 19 tới phong cách ấn tượng kiểu Á Đông.
Trong thực tế 2 tác phẩm này có thể đại diện cho một sự lựa chọn của các văn nhân Việt Nam khi đó, họ từ chối cách vẽ bản đồ khoa học và chi tiết kiểu Pháp mà hướng theo phong cách nghệ thuật kiểu Trung, đây cũng gần như là một hình thức tỏ thái độ chính trị ngầm của họ với sự cai trị của Pháp.
Một tập bản đồ khác vào giữa thế kỷ 19 miêu tả các thành lũy xây theo kiểu Vauban được nhà Nguyễn học tập từ người Pháp. Trong kho tài liệu của Département et région d'outre-mer (Bộ thuộc địa Pháp) còn lưu giữ một số bản đồ kiểu này, đó là bản đồ các tỉnh Hà Nội, Sơn Tây, Tuyên Quang, Nam Định và Nha Trang. Mỗi bản đồ đều vẽ những điều khác nhua nhưng cùng chung phong cách bản đồ phương Tây, phản ánh trong đó nhiều điều bao gồm cả hệ thống thành lũy.
Bất chấp những khác biệt các bản đồ này đều phản ánh thiết kế thành lũy kiểu Vauban từ thời Trần Văn Học vẽ bản đồ Gia Định năm 1816. Tuy vậy các bản đồ này không phải bản đồ đô thị chi tiết như của Trần Văn Học. Chúng mặc dù vẽ theo kiểu phương Tây nhưng kết cấu rất đơn giản và gần như kết cấu của bản đồ thời Lê, chỉ thế hiện tường thành và các công trình quan trọng của chính phủ, cùng một số công trình nghi lễ, không xuất hiện miêu tả nào về đời sống dân cư – kinh tế.
Trong quá trình tấn công Bắc Kỳ lần 2 những năm 1880 - 1884, người Pháp cũng đã tiến hành vẽ bản đồ và dùng các bản đồ địa phương để hỗ trợ chiến tranh và cai trị. Thư viện Quốc gia Pháp và thư việc bang Bayern ở Munich, Đức còn giữ 2 bản đồ mà rõ ràng đã được người Pháp sử dụng trong chiến dịch này. Họ đã sao chép bản đồ địa phương hoặc ủy quyền cho ai đó vẽ bản đồ để biết được thông tin về địa hình. Trên bản đồ còn có hệ thống ký tự Latinh tức là chữ quốc ngữ, điều này chỉ ra sự khéo thích nghi với môi trường của người vẽ ra bản đồ.
Chúng ta có 1 bản đồ Hà Nội, 1 của Ninh Bình và còn lại là Nam Định là những vùng thuộc Nam đồng bằng sông Hồng, tiếp đó là 2 bản đồ Sơn Tây, 6 bản đồ vùng núi phía Bắc và Tây Bắc ( Thuộc các tỉnh Lào Cai, Thái Nguyên, Lạng Sơn), tổng cộng 13 bản đồ. Bản đồ được vẽ với mực đen, màu khác được dùng cho mục đích khác (các tuyến đường màu đỏ, sông ngoài màu xanh, núi màu nâu hoặc xám).
Thành quách được vẽ với đặc trưng hình dạng Vauban của chúng. Mười ba bản đồ trên cho thấy dấu hiệu sự tồn tại sẵn có của những bản đồ thuộc miền Bắc Việt Nam nửa cuối thế kỷ 19.
Các dạng bản đồ địa phương khác cũng tồn tại trong thời Nguyễn. Các danh mục sưu tập tại Hà Nội liệt kê một số bản đồ các làng xã, nhưng chúng tôi nhận thấy không cần phải giới thiệu chúng ở đây. Một loại bản đồ địa phương khác cũng rất quan trọng với chính phủ đó là địa bộ. Các địa bộ này ghi chép về từng làng, cho thấy mỗi vùng đất, kích thước và kiểu đất. Chính phủ đã tiến hành các cuộc điều tra theo từng phần, mặc dù chúng tôi vẫn chưa biết các thức cụ thể của việc điều tra ra sao.
Bản đồ lăng tẩm hoàng gia triều Nguyễn, trích từ “Les Tombeaux de Hue: Cia-Long” của Charles Patris và L. Cadiere.
Các tập bản đồ cuối cùng mà chúng tôi quan tâm trong công trình nghiên cứu này lại rất khác biệt. Đó là bản đồ vẽ lại sơ đồ các lăng tẩm của nhà Nguyễn. Nó được vẽ với nét vẽ của Âu hóa, nhưng các đặc tính bên trong thì lại đậm chất Á Đông, họ đã vẽ nổi bật núi và nước, phản ánh ảnh hưởng vẫn còn rất mạnh mẽ của văn hóa Á Đông vào thời Nguyễn. Nhà nghiên cứu Rolf Stein trong cuốn “The World in Miniature” đã chỉ ra sự liên quan mật thiết giữa các lăng mộ này với các mô hình giả sơn cổ, vì chúng đều tuân theo quy luật phong thủy, các dấu hiệu tín ngưỡng, tôn giáo.
Kết luận
Sự phát triển của nghành bản đồ học Việt Nam luôn đi cùng với các cố gắng của các chính quyền trong lịch sử nhằm mở rộng sự kiểm soát với đất nước. Bản đồ thể hiện các địa điểm nằm trong quyền kiểm soát của nhà nước và triều đình thông qua bản đồ để nắm được thông tin từ đó tìm cách cai trị, khai thác nguồn nhân lực, vật lực, tài nguyên.
Bởi vậy bản đồ Việt Nam thời kỳ tiền hiện đại gắn chặt với sự bảo trợ của chính quyền, cũng như mô hình quan liêu, mô hình quốc gia ảnh hưởng từ Trung Hoa. Cũng từ đó phần lớn phong cách của bản đồ là theo kiểu Trung.
Trong thời kỳ Lý – Trần khi mà mức độ tập trung chuyên chế quan liêu, cũng như sự chặt chẽ của nhà nước còn chưa cao thì việc thu tjaap dữ liệu để vẽ bản đồ cũng tương tự. Tới thời Lê và Nguyễn khi chế độ quân chủ tập quyền ngày càng hoàn thiện thì nhu cầu vẽ bản đồ và khả năng cung cấp tư liệu để vẽ bản đồ cũng ngày càng cao hơn.
Nội dung thể hiện của bản đồ Việt Nam chủ yếu là trong phạm vi quốc gia ít ở bên ngoài. Nếu có thì thường là nói tới các tuyến đường đi tới biên giới phía Bắc hoặc Nam, chứ không xa hơn. Các tuyến đường đi về phương Nam thường có điểm cuối là thủ đô Champa, nhưng lãnh thổ của Champa sau đó cũng sát nhập với Việt Nam. Cũng có khi chúng tiến tới khu vực Campuchia mà cụ thể hơn là Angkor, nhưng thời Nguyễn Campuchia cũng bị sát nhập. Chỉ có các tuyến đường đi tới Trung Hoa và Xiêm La, là những vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam hiếm hoi được thể hiện, những cũng chỉ được thể hiện qua các bản đồ đường bộ là chủ yếu, ít có bản đồ đường thủy. Còn bản đồ đường biển thì không thấy xuất hiện trong lịch sử bản đồ Việt Nam. Tuy nhiên các ảnh hưởng của phương Tây mạnh mẽ vào Việt Nam trong khoảng cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 cũng đã cung cấp thêm những cái nhìn và các chi tiết về một khu vực Đông Nam Á trong các bản đồ vào thời điểm đó. Tuy vậy, Đông Á nói riêng và Châu Á nói chung, rộng hơn là bản đồ thế giới cũng vẫn xuất hiện mờ nhạt trong lịch sử bản đồ Việt. Các bản nhật trinh cung cấp nhiều thông tin giá trị về Việt Nam và một số địa điểm nước ngoài thực chất vẫn nằm trong khuôn khổ văn hóa trước những năm 1800. Cho tới giữa thế kỷ 19, bản đồ Việt Nam không đi theo hướng chú trọng thực tế, những phong cách vẽ bản đồ mới du nhập từ phương Tây chủ yếu dành cho các bản đồ của nhà nước.
Nghiên cứu của chúng tôi hiện tại chỉ mang tính khởi đầu, chắc chắn còn rất nhiều câu hỏi cần được trả lời, nhiều vẫn đề còn cần được nghiên cứu dựa vào các nguồn tìa liệu khác nhau. Nhìn chung, chúng ta khi nghiên cứu về lịch sử bản đồ học Việt Nam cần sử dụng các dữ liệu bản đồ để tăng hiểu biết về xã hội, lịch sử Việt, cũng như sự tự nhận biết, liên kết, phát triển của nó với thế giới qua các thời đại.
Hết.
#2160
17-02-2016, 19:28
nvh92
Đã tốn tiền
Join Date: 05-2012
Posts: 2,705
Re: Quốc sử Quán vOz
3) Bản đồ của Đại Nam.
Nghành bản đồ học của Việt Nam có một diện mạo rất mới vào thế kỷ 19, trở nên đậm nét của cả Phương Tây và Trung Quốc hơn nữa. Sự đơn giản và tính chất phác thảo của bản đồ thời Lê Sơ đã bị thay thế bởi các nét ảnh hưởng quốc tế. Vị Hoàng đế lập ra nhà Nguyễn là Gia Long (1762 – 1820), mặc dù có quan hệ với Phương Tây nhất định nhưng ông về cơ bản là vị hoàng đế của Nho giáo, vì vậy ông vẫn cố gắng xây dựng và củng cố hệ tư tưởng Nho giáo tại Việt Nam dưới thời Nguyễn, thậm chí còn hơn cả dưới thời Lê Thánh Tông.
Ảnh hưởng của Phương Tây dưới thời Gia Long đến từ mối quan hệ giữa Hoàng đế Gia Long với người Pháp khi ông thông qua những ngời phương Tây làm trung gian để nhờ hỗ trợ về mặt vũ khí, huấn luyện quân đội… nhằm đánh bại nhà Tây Sơn. Sự ảnh hưởng của phương Tây này có thể nhìn thấy một cách rất đặc biệt trong các kiến trúc theo lối thành Vauban của Châu Âu trong các thành lũy, pháo đài bên cạnh đó vẫn giữ nét Á Đông.
Điển hình là Tử Cấm Thành của nhà Nguyễn tại Huế, cả khu vực nhìn từ trên cao xuống được thiết kế theo lối thành Vauban nhưng chi tiết kiến trúc, các nhà cửa, cung điện, cổng Ngọ Môn…vẫn tuân thủ chặt chẽ lối kiến trúc Á Đông, các thuật phong thủy.
Ngay khi vừa thành lập năm 1802, nhà Nguyễn sở hữu một lãnh thổ Việt Nam lớn và toàn vẹn nhất so với trước kia, vì vậy một nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là phải tiến hành thu thập bản đồ trên phạm vi cả nước, cũng như từ các triều đại trước để tổng hợp lại tạo ra cơ sở cho việc quản lý quốc gia, mà lãnh thổ đã trải dài từ Trung Hoa tới sát Campuchia.
Các quan lại nhà Nguyễn phụ trách về bản đồ đã phải sưu tầm sau đó chỉnh sửa các bản đồ thời Lê, sau đó thêm vào các khu vực mới mà Đại Nam hiện có, chủ yếu nằm ở phía Nam.
Ngoài các ảnh hưởng từ quốc tế, thì có 2 yếu tố khác ta cần phải biết nếu muốn hiểu về sự phát triển nghành bản đồ học thời Nguyễn, đầu tiên là bối cảnh chính trị, thứ 2 là nguồn tư liệu.
Mặc dù, sau khi hoàng đế Gia Long lập nên nhà Nguyễn, đóng đô ở Huế, cương thổ của triều Nguyễn trải dài từ Bắc tới Nam nhưng sự kiểm soát của triều đình không đồng đều giữa các vùng. Triều đình Huế cố gắng kiểm soát chặt nhất khu vực miền Trung, Thừa Thiên – Huế, vốn là đất phát tích của nhà Nguyễn, còn 2 khu vực miền Bắc và Nam thì được giao quyền cai quản cho các quan tổng trấn, phía Bắc quyền tổng trấn Bắc Thành thời Gia Long được giao cho Nguyễn Văn Thành, tống trấn Gia Định là Lê Văn Duyệt, 2 vị tổng trấn này thay quyền hoàng đế cai trị phía Bắc và Nam, đứng giữa ngai vàng và dân chúng.
Thực tế cả Nguyễn Văn Thành và Lê Văn Duyệt đều xuất thân là võ tướng. Ở phía Bắc vốn là cố đô của nhà Lê, nơi có đông đảo tầng lớp Nho sĩ, trí thức, cựu thần… chính sách chủ đạo của nhà Nguyễn là vỗ về châm chước, lấy lòng. Phía Nam vốn là mảnh đất trù phú, dồi dào về sản vật, tài nguyên thì là được chú trọng khai thác về kinh tế. Chính sách cai trị như trên vào thời Gia Long tạo nên một hậu quả là tăng sự phát triển của tầng lớp quan liêu và giảm đi sự tích tụ tư liệu bản đồ.
Nghành bản đồ học thời Nguyễn không đi theo xu hướng thời Lê mà tiếp nhận phong cách bản đồ đã phát triển dưới thời Minh – Thanh. Phong cách bản đồ này ban đầu được sử dụng dưới thời Minh với bộ bản đồ “Đại Minh nhất thống chí” (大明一統志) vẽ năm 1461, thuật ngữ “Nhất thống chí” tiếp tục được sử dụng về sau này và xuất hiện cả ở Việt Nam vào thế kỷ 19. Kết cấu địa lý được tổ chức theo từng tỉnh, từng khu vực, trong mỗi phần được chia với một danh sách tiêu chuẩn các chủ đề. Tác phẩm đại lý đầu tiên theo motip trên xuất hiện ở Việt Nam là “Ô châu cận lục” (烏州近錄), đây là một tác phẩm địa lý không có bản đồ minh họa xuất hiện vào khoảng giữa thời Mạc.
Vào năm 1806, chắc chắn không lâu sau khi hoàn thành việc thu thập bộ “Hồng Đức bản đồ”, Lê Quang Định hoàn thành “Nhất thống dư địa chí” (Hoàng Việt nhất thống Dư địa chí - 皇越一統輿地志) dưới thời Hoàng đế Gia Long, tác phẩm này không có bản đồ vẽ kèm.
Trong số 10 chương, 4 chương đầu nói tới các tuyến đường đi về phía Bắc và Nam từ kinh đô Huế, tới biên giới, 6 chương còn lại gồm phần Thực lục ghi chép về đường bộ đường thủy ở các Dinh trấn, kể từ đường chính bắt đầu ở lỵ sở đi các nơi. Khi chép về Dinh trấn, có chép sơ lược về cương giới, phong tục, thổ sản, nét đặc trưng riêng của Dinh trấn đó.
“Thiên Tài nhàn đàm”, bản sao chép có chỉnh sửa vào năm 1810 dưới thời Nguyễn từ bản gốc là bản đồ thời Lê, thể hiện lãnh thổ phía Nam trong đó có Gia Định (Trên cùng là hướng Tây, dưới cùng là hướng Đông)
Ở miền Bắc, vẫn có các học giả bảo lưu truyền thống bản đồ học thời Lê. Năm 1810, Đàm Nghĩa Am đã biên soạn bộ “Thiên Tải nhàn đàm”( 天 載 閒 談), theo phong cách bản đồ thời Lê. Bản đồ vẽ hình toàn quốc, cho thấy cái nhìn của người phía Bắc về phần lãnh thổ được mở rộng ra ở phía Nam. Ngay bên cạnh Champa, Đàm Nghĩa Am đặt vùng Gia Định (Thành phố HCM ngày nay), và trong một bản đồ của vùng Tây Nam ông đặt vào đó khu vực Campuchia và Xiêm La. Trong quá trình đó, ông đã bỏ qua vùng bờ biển phía Nam nằm giữa Gia Định và thủ đô cũ của Champa.
Các bản đồ khác trong văn bản, tới từ Bình Nam đồ và bao gồm cả các vùng lãnh thổ bờ biển đã bị mất trên. Phong cách nghệ thuật của bản đồ cũng sinh động hơn khi vẽ hình hổ trên núi, cua trên bãi biển, cá dưới biển. Cố đô cũ của nhà Lê là thành Thăng Long không được gọi tên như thế nữa mà được gọi bằng cái tên mới là Hà Nội, và một số chi tiết mới được thêm vào bản đồ Hà Nội phản ánh sự thay đổi đương thời.
Một bản đồ trong “Giao Châu dư địa đồ”, thể hiện vùng An Quảng, thuộc Đông Bắc Việt Nam (Trên cùng là hướng Tây, dưới cùng là hướng Đông)
Tới khoảng năm 1830 lại xuất hiện một tập bản đồ khác, được gọi là Giao Châu dư địa đồ (交州輿地圖), với 3 phần bản đồ. Được vẽ bằng mực đen, bản đồ có phần vẽ nổi bằng mực xám minh họa mặt nước và bóng núi, màu đỏ cho các con đường. Các minh họa cho núi non đi từ phong cách đơn giản đến phong cách hiện thực hơn, nhiều cảnh quan và núi đá vôi. Điều thú vị là các hòn đảo thay vì được vẽ như các ngọn núi nhô ra trên mặt biển thì đã được vẽ giống đảo hơn với bờ cát bao quanh, có cả hình minh họa khỉ và voi trên núi. Điều này là kết quả của việc nhận thức địa hình tốt hơn và cách tiếp cận thực tế hơn của những nhà bản đồ học Việt Nam thời Nguyễn. Giao Châu dư địa đồ cũng tái tạo phần nào “Đại Man quốc đồ” trong một định dạng rõ ràng hơn trong khi vẫn đề ra một số chi tiết.
Vài năm sau công trình của Đàm Nghĩa Am, “Bắc Thành địa dư chí “ (Bắc Thành dư địa chí lục - 北城地輿誌錄) xuất hiện, như một cuộc khảo nghiệm các vùng thuộc phía Bắc thời Nguyễn, vẫn không có bản đồ đi kèm. Mỗi tỉnh tại khu vực miền Bắc được viết trong 1 chương sách, 11 tỉnh ứng với 11 chương sách.
Bản đồ Gia Định 1815 do Trần Văn Học vẽ. (Trên cùng là hướng Bắc, dưới cùng là hướng Nam).
Phía Nam, cũng có bản đồ riêng của mình, năm 1816, Trần Văn Học hoàn thành bản đồ Gia Định, cung cấp một cái nhìn trực quan và mạnh mẽ về ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây lên cách thiết kế thành lũy. Bản thân Trần Văn Học cũng là võ tướng theo hoàng đế Gia Long lâu năm, từng cùng giám mục Bá Đa Lộc liên lạc với người Pháp để nhờ hỗ trợ.
Chính ông cũng là người đầu tiên tiến hành phác họa và xây dựng mẫu thành dạng Vauban, chính là thành Gia Định. Bản đồ cũng do chính ông vẽ vào năm 1815, và ở bản đồ này ta không còn thấy chút nào dấu vết của phong cách bản đồ thời Lê. Các con sông trong bản đồ cung cấp một cảm giác về đo lường chính xác hơn, và thành lũy thì hiện rõ nguồn gốc Vauban. Các đường giao thông, đường dần và tường thành đều có vẻ chính xác, cùng với nhà cửa, ao hồ chạy dọc theo chúng.
Không giống các bản đồ trước vẽ về phía Bắc, bản đồ này cung cấp rõ hơn cảm giác về cuộc sống thường nhật cũng như cuộc sống thương mại trong thành Gia Định hơn. Tuy vậy, tác giả vẽ bản đồ không vẽ các ngọn đồi hay có nất kỳ sự hiển thị về độ cao thấp nào.
Các ký hiệu trên bản đồ cung cấp khá rõ các đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội, nhưng không như bản đồ thời Lê không có các minh họa chùa chiền, đền miếu, các chốn thiêng liêng và các công trình khác. Tất cả đều đúng trực giao, đúng về quy luật vật lý, không có các góc nhìn thẳng từ mặt trước giống bản đồ cổ.
Tới năm 1820, Học giả Trịnh Hoài Đức đã hoàn thành tác phẩm “Gia Định thành thông chí” (嘉定城通志), đây cũng là một tác phẩm đại dư không có bản đồ, nói về năm vùng thuộc lãnh thổ trấn Gia Định (Nam Bộ Việt Nam ngày nay). Trong khoảng 1 thập kỷ sau tiếp tục xuất hiện “Nam Kỳ hội đồ” (南圻會圖) với bản đồ của toàn quốc cũng như bản đồ cụ thể của 6 tỉnh Nam Kỳ. Bộ bản đồ này thì đã hoàn toàn theo phong cách Châu Âu.
Năm 1833, dưới thời Hoàng đế Minh Mạng bộ "Hoàng Việt dư địa chí" (皇越地輿志) được hoàn thành. Dù là bộ địa dư mang tính chất quốc gia nhưng nó cũng khá ngắn gọn, vẫn không có bản đồ, lãnh thổ cả nước chủ yếu được nói trong 2 chương, tập trung vào miền Bắc và miền Trung.
Phải tới cuối những năm 1830, nước Đại Nam mới có thể thu thập đầy đủ thông tin về các vùng trong toàn quốc.
Từ đó các bộ địa lý, bản đồ chất lượng hơn mới ra đời, đầu tiên là Đại Nam (Hoặc Nam Việt) bản đồ, nó đi theo hướng truyền thống kiểu “Hồng Đức bản đồ” nhưng vẫn có sự biến đổi nhất định. Nó bao gồm 4 bản đồ miền Bắc trích ra từ “Thiên Nam tứ chí lộ đồ”, bản đồ Cao Bằng, bản đồ các tuyến đường phía Nam trích ra từ “Bình Nam đồ”, bản đồ Thái Lan trích từ “Đại Man quốc đồ”.
Tuy nhiên một nét riêng của tập bản đồ này là Campuchia không còn được vẽ với tư cách là một quốc gia riêng lẻ nữa mà được vẽ với tư cách là Cao Miên phủ, vì lúc này Campuchia đã bị sát nhập vào lãnh thổ của nước Đại Nam, đồng thời Angkor cũng không còn được vẽ trong lãnh thổ Cao Miên phủ.
Cùng thời gian, triều đình nhà Nguyễn có một chút cởi mở nhất định với phương Tây đủ để tiếp thu khoa học công nghệ từ họ. Từ đó các nhà bản đồ học Việt Nam khác cũng mạnh dạn hơn trong việc sử dụng các kỹ thuật và phong cách phương Tây trong vẽ bản đồ quốc gia, lúc này đã có lãnh thổ tới tận vịnh Thái Lan bao gồm cả Lào và Campuchia, được các văn sĩ nhà Nguyễn gọi là “một đại quốc sừng sững giữa đất trời”.
Năm 1839 xuất hiện “Đại Nam toàn đồ” (Đại Nam nhất thống toàn đồ - 大南ー統全圖) bản đồ của toàn bộ 30 vùng lãnh thổ của đất nước Đại Nam bao gồm cả thuộc địa tại Lào, Campuchia và 82 cửa sông dọc theo bờ biển lãnh thổ của Đại Nam.
Bản đồ này đưa vào phong cách thực tế của bản đồ phương Tây, mô tả chính xác hơn hình dạng bờ biển và thủy văn phức tạp của sông ngoài, thậm chí là hệ thống sông Mekong. Các bản đồ địa phương cũng rất rõ ràng, vẫn tuân thủ nguyên tắc vẽ kiểu Châu Âu cộng với đặc điểm tự nhiên, các khu rừng cũng được thể hiện.
Bản đồ toàn bộ lãnh thổ nhà Nguyễn trong “Đại Nam nhất thống toàn đồ” hoàn thành năm 1839 dưới thời Minh Mạng, được vẽ theo phong cách ảnh hưởng mạnh từ Châu Âu.
Trong khoảng thời gian này xuất hiện thêm 2 tập bản đồ nữa đã sao chép từ tập nhật trình mà chúng tôi giới thiệu ở trên. Đầu tiên là “Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư dẫn”, đây là phiên bản đơn giản và truyền thống hơn của lãnh thổ quốc gia trong Đại Nam toàn đồ. Cả 3 bản đồ đều cho thấy khu vực Đông Dương, các cửa sông và đường bờ biển chạy tới tận Campuchia với cách phối cảnh như nhau. Hai bản đồ khác đơn giản hơn, tương tự như bản đồ năm 1839.
Bên cạnh đó trong phần bản thảo của “Thư dẫn” là một biểu đồ thiên văn, cho thấy mô hình của các ngôi sao. Không có các miêu tả để nhận dạng các ngôi sao và chòm sao, cũng không hề có tiêu đề hay ghi chép về bản đồ thiên văn này. Nó chỉ đơn giản có thêm trong phần bản thảo.
Các bản đồ thiên văn khác mà chúng tôi thấy được trong các tài liệu Việt Nam khác bao gồm 1 bản trong Thiên Hạ bản đồ (Tên gốc của Hồng Đức bản đồ). Tại đây các ngôi sao và chòm sao được đặt tên ứng với các con Giáp. Ngoài rat rung tâm của bản đổ thiên văn và định hướng của nó theo hướng được đơn giản hóa, không khoa học lắm vốn hay thấy trong bản đồ thiên văn Trung Hoa và Đông Á.
Mặc dù hoàng đế Thiệu Trị (1841 - 1847) cũng đã cho biên soạn " Đại Nam thông chí" (大南通志) nhưng phải tới thời hoàng đế sau đó là Tự Đức (1848 - 1884), người đã ra lệnh soạn ra tác phẩm địa lý lớn và hoàn chỉnh nhất của triều Nguyễn, nó cũng kết hợp được các văn bản về địa lý cùng với bản đồ.
Một bản đồ trong “Đại Nam nhất thống dư đồ”, miêu tả tỉnh Biên Hòa.
Năm 1861 theo lệnh Tự Đức bộ “Đại Nam nhất thống dư đồ” (大南一統輿圖) được hoàn thành. Tập bản đồ này có bản đồ của tất cả các vùng trong lãnh thổ nhà Nguyễn khi đó trải dài tới tận phía Nam ( thậm chí một vài vùng có nhiều bản đồ được vẽ). Cụ thể hơn “Đại Nam nhất thống dư đồ” 76 bản đồ gồm: Toàn quốc; các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Quảng Yên, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên, Qủang Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên và một số phủ thuộc các tỉnh trên. Mỗi tỉnh đều có ghi về diên cách, số nhân khẩu ruộng đất, thuế nộp hàng năm.
Bản đồ toàn quốc trong “Đại Nam nhất thống dư đồ”, không quá khác biệt so với “Đại Nam nhất thống toàn đồ” thời Minh Mạng.
Một số ảnh hưởng của phương Tây trong bản đồ này thể hiện qua cách vẽ các đường ranh giới, các hệ thống sông và đường bờ biển. Đồng thời nó cũng mang tính chất quốc tế hơn, các quốc gia xung quanh được hiển thị nhiều hơn so với các bản đồ trước đó. Ví dụ hệ thống sông Mekong được hiểu tốt hơn.
Từ năm 1865 tới năm 1882 vẫn dưới thời vua Tự Đức, Bộ địa dư đồ sộ “Đại Nam nhất thống chí” (大南一統志) được biên soạn dựa trên bộ bản đồ “Đại Nam nhất thống dư đồ” chúng tôi đã giới thiệu ở trên.
Nếu như “Đại Nam nhất thống dư đồ” là bộ bản đồ lớn nhất của nhà Nguyễn thì “Đại Nam nhất thống chí” còn vượt xa hơn trở thành bộ sách địa dư – lịch sử lớn nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Bộ sách chịu ảnh hưởng nhất định của bộ “Đại Thanh nhất thống chí” (大清一統志)soạn từ năm 1686 – 1842 từ thời Khang Hy tới Đạo Quang nhà Thanh.
Bản đồ cả nước trong quyển 1 của “Đại Nam nhất thống chí”.
Giống như trong “Đại Thanh nhất thống chí” thì “Đại Nam nhất thống chí” cũng thể hiện kinh đô Huế, phủ Thừa Thiên và 29 tỉnh còn lại trong cả nước. Các tỉnh được miêu tả với các chi tiết như: Đặc chung của tỉnh, các địa phương cấu thành tỉnh, đặc điểm tự nhiên - xã hội, dân cư - văn hóa - phong tục, thành lũy – làng xã, danh nhân lịch sử, các danh lam, thuế, sản vật đặc trưng.
Bản đồ kinh thành Huế trong quyển 1 của "Đại Nam nhất thống chí".
Các nhà địa lý học dưới thời Tự Đức là những người duy nhất bao quát được cả quốc gia trong thế kỷ 19. Dù cho sau này 6 tỉnh Nam Kỳ mất vào tay người Pháp năm 1867, sau đó là nền độc lập của quốc gia vào năm 1884.
Bản đồ kinh thành Huế trong quyển 1 của “Đại Nam nhất thống chí”.
Tuy vậy các hoàng đế nhà Nguyễn chưa bao giờ thôi hi vọng về việc tái thống nhất quốc gia. Gần như ngay lập tức sau khi Pháp chiếm được Bắc Kỳ, hoàng đế Đồng Khánh (1885 – 1889) đã cho biên soạn bộ địa dư “Đồng khánh địa dư chí lược” (同慶地輿志略) hay còn gọi là “Đồng Khánh địa dư chí” (同慶地輿志) với phong cách tiếp tục Âu hóa hơn nữa tuy nhiên chỉ thể hiện khu vực miền Trung và Bắc Việt Nam vì 6 tỉnh Nam Kỳ vào năm 1867 đã thuộc về Pháp.
Ngoài ra trong triều Đồng Khánh còn xuất hiện một bộ bản đồ tập hợp bản đồ các triều đại gọi là “Đại Nam quốc biên giới vị (vựng) biên” (大南國疆界彙編) hoặc còn có tên “Đại Nam cương giới vựng biên lược sao” (大南疆界彙編略抄) do các tác giả Hoàng Hữu Xứng, Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Xứng biên soạn. Bao gồm 1 bản đồ toàn quốc, 1 bản đồ kinh đô và mỗi tỉnh trong cả nước khi đó ( 31 tỉnh) đều có 1 bản đồ riêng. Các bản đồ vẽ theo phong cách một nửa truyền thống, một nửa phương Tây. Trong bản đồ bán đảo Đông Dương nhìn chung có thể dễ dàng nhận ra, đường bờ biển vẫn thể hiện theo kiểu cũ. Hệ thống sông Cửu Long được vẽ khá giống trong “Đại Nam nhất thống dư đồ”.
Sau đó 2 thập kỷ (Khoảng năm 1909) dưới thời hoàng đế Duy Tân (1907 – 1916), một tái bản của “Đại Nam nhất thống chí” xuất hiện dù lần này chỉ gói gọn trong lãnh thổ Miễn Trung. Phiên bản này có 17 chương, mỗi chương có 1 bản đồ, thể hiện tổng cộng 11 tỉnh, kinh đô và phủ Thừa Thiên, thêm vào đó là bản đồ quốc gia, ngoài ra có cả bản đồ Tử Cấm Thành ở Huế. Phiên bản này có hướng Âu hóa tới mức xuất hiện minh họa la bàn trên bản đồ, cùng các dấu hiệu xác định như đường sắt. Nét vẽ sông và biển khá thực tế nhưng núi thì không được thể hiện.
Trong thời kỳ là thuộc địa của Pháp, các học giả Việt Nam bắt đầu phát triển phong cách bản đồ mới, có một chút thiếu thực tế và nhiều chất Á Đông hơn. Ta có thể thấy nó trong 2 tập bản đồ là “Nam Bắc kỳ họa đồ”, tập bản đồ này là bản sao chép có chỉnh sửa của “Đại Nam nhất thống dư đồ” (1860). “Nam Bắc kỳ họa đồ” cho thấy sự ảnh hưởng nhất định từ xu hướng thực tế của phương Tây. Nhưng những người vẽ bản đồ cuối cùng vẫn lựa chọn phong cách nặng theo hướng Trung Quốc hơn với nét vẽ biển cuộn sóng tròn và núi hình thẳng đứng, chạy theo đường Các-xtơ (Karst).
Tập bản đồ thứ 2 là “Tiền Lê Nam Việt bản đồ mô bản” (前黎難越版圖摹本) Tập bản đồ Việt Nam: bản đồ Thãng Long, 13 thừa tuyên và 2 bản đồ toàn quốc. Đây là bản sao tập bản đồ thời Lê và phần vẽ thêm vào năm 1839. Ngoài sự thể hiện như truyền thống bản đồ này còn cho thấy hệ thống sông và đường bờ biển Đông Dương. Tuy nhiên sự diễn tả của bản đồ này là một bước đi từ phong cạch hiện thực kiểu Phương Tây thế kỷ 19 tới phong cách ấn tượng kiểu Á Đông.
Trong thực tế 2 tác phẩm này có thể đại diện cho một sự lựa chọn của các văn nhân Việt Nam khi đó, họ từ chối cách vẽ bản đồ khoa học và chi tiết kiểu Pháp mà hướng theo phong cách nghệ thuật kiểu Trung, đây cũng gần như là một hình thức tỏ thái độ chính trị ngầm của họ với sự cai trị của Pháp.
Một tập bản đồ khác vào giữa thế kỷ 19 miêu tả các thành lũy xây theo kiểu Vauban được nhà Nguyễn học tập từ người Pháp. Trong kho tài liệu của Département et région d'outre-mer (Bộ thuộc địa Pháp) còn lưu giữ một số bản đồ kiểu này, đó là bản đồ các tỉnh Hà Nội, Sơn Tây, Tuyên Quang, Nam Định và Nha Trang. Mỗi bản đồ đều vẽ những điều khác nhua nhưng cùng chung phong cách bản đồ phương Tây, phản ánh trong đó nhiều điều bao gồm cả hệ thống thành lũy.
Bất chấp những khác biệt các bản đồ này đều phản ánh thiết kế thành lũy kiểu Vauban từ thời Trần Văn Học vẽ bản đồ Gia Định năm 1816. Tuy vậy các bản đồ này không phải bản đồ đô thị chi tiết như của Trần Văn Học. Chúng mặc dù vẽ theo kiểu phương Tây nhưng kết cấu rất đơn giản và gần như kết cấu của bản đồ thời Lê, chỉ thế hiện tường thành và các công trình quan trọng của chính phủ, cùng một số công trình nghi lễ, không xuất hiện miêu tả nào về đời sống dân cư – kinh tế.
Trong quá trình tấn công Bắc Kỳ lần 2 những năm 1880 - 1884, người Pháp cũng đã tiến hành vẽ bản đồ và dùng các bản đồ địa phương để hỗ trợ chiến tranh và cai trị. Thư viện Quốc gia Pháp và thư việc bang Bayern ở Munich, Đức còn giữ 2 bản đồ mà rõ ràng đã được người Pháp sử dụng trong chiến dịch này. Họ đã sao chép bản đồ địa phương hoặc ủy quyền cho ai đó vẽ bản đồ để biết được thông tin về địa hình. Trên bản đồ còn có hệ thống ký tự Latinh tức là chữ quốc ngữ, điều này chỉ ra sự khéo thích nghi với môi trường của người vẽ ra bản đồ.
Chúng ta có 1 bản đồ Hà Nội, 1 của Ninh Bình và còn lại là Nam Định là những vùng thuộc Nam đồng bằng sông Hồng, tiếp đó là 2 bản đồ Sơn Tây, 6 bản đồ vùng núi phía Bắc và Tây Bắc ( Thuộc các tỉnh Lào Cai, Thái Nguyên, Lạng Sơn), tổng cộng 13 bản đồ. Bản đồ được vẽ với mực đen, màu khác được dùng cho mục đích khác (các tuyến đường màu đỏ, sông ngoài màu xanh, núi màu nâu hoặc xám).
Thành quách được vẽ với đặc trưng hình dạng Vauban của chúng. Mười ba bản đồ trên cho thấy dấu hiệu sự tồn tại sẵn có của những bản đồ thuộc miền Bắc Việt Nam nửa cuối thế kỷ 19.
Các dạng bản đồ địa phương khác cũng tồn tại trong thời Nguyễn. Các danh mục sưu tập tại Hà Nội liệt kê một số bản đồ các làng xã, nhưng chúng tôi nhận thấy không cần phải giới thiệu chúng ở đây. Một loại bản đồ địa phương khác cũng rất quan trọng với chính phủ đó là địa bộ. Các địa bộ này ghi chép về từng làng, cho thấy mỗi vùng đất, kích thước và kiểu đất. Chính phủ đã tiến hành các cuộc điều tra theo từng phần, mặc dù chúng tôi vẫn chưa biết các thức cụ thể của việc điều tra ra sao.
Các tập bản đồ cuối cùng mà chúng tôi quan tâm trong công trình nghiên cứu này lại rất khác biệt. Đó là bản đồ vẽ lại sơ đồ các lăng tẩm của nhà Nguyễn. Nó được vẽ với nét vẽ của Âu hóa, nhưng các đặc tính bên trong thì lại đậm chất Á Đông, họ đã vẽ nổi bật núi và nước, phản ánh ảnh hưởng vẫn còn rất mạnh mẽ của văn hóa Á Đông vào thời Nguyễn. Nhà nghiên cứu Rolf Stein trong cuốn “The World in Miniature” đã chỉ ra sự liên quan mật thiết giữa các lăng mộ này với các mô hình giả sơn cổ, vì chúng đều tuân theo quy luật phong thủy, các dấu hiệu tín ngưỡng, tôn giáo.
Kết luận
Sự phát triển của nghành bản đồ học Việt Nam luôn đi cùng với các cố gắng của các chính quyền trong lịch sử nhằm mở rộng sự kiểm soát với đất nước. Bản đồ thể hiện các địa điểm nằm trong quyền kiểm soát của nhà nước và triều đình thông qua bản đồ để nắm được thông tin từ đó tìm cách cai trị, khai thác nguồn nhân lực, vật lực, tài nguyên.
Bởi vậy bản đồ Việt Nam thời kỳ tiền hiện đại gắn chặt với sự bảo trợ của chính quyền, cũng như mô hình quan liêu, mô hình quốc gia ảnh hưởng từ Trung Hoa. Cũng từ đó phần lớn phong cách của bản đồ là theo kiểu Trung.
Trong thời kỳ Lý – Trần khi mà mức độ tập trung chuyên chế quan liêu, cũng như sự chặt chẽ của nhà nước còn chưa cao thì việc thu tjaap dữ liệu để vẽ bản đồ cũng tương tự. Tới thời Lê và Nguyễn khi chế độ quân chủ tập quyền ngày càng hoàn thiện thì nhu cầu vẽ bản đồ và khả năng cung cấp tư liệu để vẽ bản đồ cũng ngày càng cao hơn.
Nội dung thể hiện của bản đồ Việt Nam chủ yếu là trong phạm vi quốc gia ít ở bên ngoài. Nếu có thì thường là nói tới các tuyến đường đi tới biên giới phía Bắc hoặc Nam, chứ không xa hơn. Các tuyến đường đi về phương Nam thường có điểm cuối là thủ đô Champa, nhưng lãnh thổ của Champa sau đó cũng sát nhập với Việt Nam. Cũng có khi chúng tiến tới khu vực Campuchia mà cụ thể hơn là Angkor, nhưng thời Nguyễn Campuchia cũng bị sát nhập. Chỉ có các tuyến đường đi tới Trung Hoa và Xiêm La, là những vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam hiếm hoi được thể hiện, những cũng chỉ được thể hiện qua các bản đồ đường bộ là chủ yếu, ít có bản đồ đường thủy. Còn bản đồ đường biển thì không thấy xuất hiện trong lịch sử bản đồ Việt Nam. Tuy nhiên các ảnh hưởng của phương Tây mạnh mẽ vào Việt Nam trong khoảng cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 cũng đã cung cấp thêm những cái nhìn và các chi tiết về một khu vực Đông Nam Á trong các bản đồ vào thời điểm đó. Tuy vậy, Đông Á nói riêng và Châu Á nói chung, rộng hơn là bản đồ thế giới cũng vẫn xuất hiện mờ nhạt trong lịch sử bản đồ Việt. Các bản nhật trinh cung cấp nhiều thông tin giá trị về Việt Nam và một số địa điểm nước ngoài thực chất vẫn nằm trong khuôn khổ văn hóa trước những năm 1800. Cho tới giữa thế kỷ 19, bản đồ Việt Nam không đi theo hướng chú trọng thực tế, những phong cách vẽ bản đồ mới du nhập từ phương Tây chủ yếu dành cho các bản đồ của nhà nước.
Nghiên cứu của chúng tôi hiện tại chỉ mang tính khởi đầu, chắc chắn còn rất nhiều câu hỏi cần được trả lời, nhiều vẫn đề còn cần được nghiên cứu dựa vào các nguồn tìa liệu khác nhau. Nhìn chung, chúng ta khi nghiên cứu về lịch sử bản đồ học Việt Nam cần sử dụng các dữ liệu bản đồ để tăng hiểu biết về xã hội, lịch sử Việt, cũng như sự tự nhận biết, liên kết, phát triển của nó với thế giới qua các thời đại.
Hết.