VỌNG CỐ HƯƠNG!
Nhìn lại giang san quá tả tơi
Đêm về ngập nỗi nhớ không vơi
Người đi chất ngất mang niềm hận
Kẻ ở âm thầm nén lệ rơi
Thấy xót quê Cha lòng khắc khoải
Trông vời đất Mẹ dạ tơi bời
Trăng khuya chiếc bóng mình cô lẻ
Vọng tưởng cố hương... bỗng nghẹn lời.
(Phạm Hoài Việt- Vọng Tưởng Quê Hương)
Các thư tịch cổ của Việt Nam: Gia Định Thành Thông Chí, Đại Nam Thực Lục, Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên...đoạn nói về công nghiệp của Trần Thượng Xuyên, đều không chép tuổi tác, quê quán của Ngài. Trong Biên Hòa sử lược toàn biên xuất bản năm 1960, mục A, Danh Nhân (Tiểu Sử) - 3/ Trần Thượng Xuyên trang 150~ 151 cụ Lựu ghi:
陳正合之神位
Theo trên, Đức Ông sinh năm Ất Mùi, quy chiếu theo sử xưa, Đức Ông đến nước ta vào năm Kỷ Mùi 1679, thì năm sinh chỉ có thể là năm Ất Mùi 1655 là hợp lý. Về năm mất, năm Canh Thìn (?), thế kỷ 18 có 2 năm Canh Thìn: 1700 và 1760; không thể là năm 1700, vì theo Đại Nam liệt truyện tiền biên, năm Ất Mùi 1715 Đức Ông còn cầm binh dẹp loạn Chân Lạp; còn năm 1760 thì khó có thể ! có lẽ vì vậy mà trong một bản dịch khác, có điều chỉnh từ Canh Thìn(1700) thành Canh Tí (1720)...
Theo tư liệu của đình Tân Lân: ...Đức Ông và người em qua đời được chôn cất ở vùng đất gọi là Xoài Côn (Rạch Xoài) thuộc tỉnh Bình Phước hiện nay. Nhưng ở đây là vùng giáp ranh với Campuchia, vì muốn đưa hài cốt của Đức Ông và người em về yên nghỉ trên vùng đất mà do chính Ngài đến định cư đầu tiên và đã chỉ huy việc khai hoang, lập ấp, tạo dựng cơ đồ sự nghiệp; nên khoảng mấy mươi năm sau (!?) Những người trong thân tộc cùng một số người Hoa là hậu duệ của Đức Ông, đã lấy hài cốt của 2 anh em Ngài đưa về an táng chung trên khu thổ mộ của thân tộc, tọa lạc tại núi Mỹ Lộc, xóm Đá Lửa, huyện Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc Bình Dương)...
Còn rất nhiều tồn nghi về tiểu sử của Đức Ông. Theo bài vị tại chùa Thanh Lương, Đức Ông tên húy là Kỷ Thánh, tên tự là Thượng Xuyên; người thôn Điền Đầu, giáp Ngũ, Đô Nam Tam, huyện Ngô Xuyên, phủ Cao Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc);
Nhìn lại giang san quá tả tơi
Đêm về ngập nỗi nhớ không vơi
Người đi chất ngất mang niềm hận
Kẻ ở âm thầm nén lệ rơi
Thấy xót quê Cha lòng khắc khoải
Trông vời đất Mẹ dạ tơi bời
Trăng khuya chiếc bóng mình cô lẻ
Vọng tưởng cố hương... bỗng nghẹn lời.
(Phạm Hoài Việt- Vọng Tưởng Quê Hương)
Các thư tịch cổ của Việt Nam: Gia Định Thành Thông Chí, Đại Nam Thực Lục, Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên...đoạn nói về công nghiệp của Trần Thượng Xuyên, đều không chép tuổi tác, quê quán của Ngài. Trong Biên Hòa sử lược toàn biên xuất bản năm 1960, mục A, Danh Nhân (Tiểu Sử) - 3/ Trần Thượng Xuyên trang 150~ 151 cụ Lựu ghi:
Trần Thắng Tài (1679? - 1714?);...Nơi xã Bửu Hòa, ấp Mỹ Khánh, tại Chùa "Thanh Long" (?) cũng có tượng đồng và linh vị thờ cụ Trần Thượng Xuyên, tự Thắng Tài, húy Trần Tướng Công (!)
Năm 1993 sau khi tìm hiểu qua tư liệu địa phương, lời lưu truyền trong dân gian và nhất là nơi một vị bô lão của đình Minh Hương Gia Thạnh (Sài Gòn), người đã từng đi tảo mộ Đức Ông nhiều năm về trước; ban quý tế đình Tân Lân ( đại diện là ông Tám Hiền và ông Huỳnh Văn Út) đã đến chùa Thanh Lương xem bài vị được cho là của Đức Ông, và từ đó phát hiện ra khu mộ của Đức Ông tại làng Mỹ Lộc, Xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương.
陳正合之神位
公乃係廣東省高州府吳川縣南三都五甲田頭村人氏
顯
考
行
二
諱
幾
聖
字
上
川
之
靈
生於乙未年十一月初三日酉時
卒於庚辰年正月初八日未時
於戊子年十一月十六日辰時葬於鎮户美禄山坐乾向巽兼庚戌甲辰分金
Dịch nghĩa:
Thần vị của Trần Chính Hiệp.
Công là
người thuộc thôn Điền Đầu, giáp Ngũ, đô Nam Tam , huyện Ngô Xuyên, phủ Cao
Châu, tỉnh Quảng Đông. Đây là linh vị của người cha qua đời của tôi thuộc hàng thứ hai trong
gia đình, tên húy là Kỷ Thánh, tên tự là Thượng Xuyên, sanh giờ Dậu ngày mồng
ba tháng 11 năm Ất Mùi. Mất giờ Mùi ngày mồng 8 tháng giêng năm Canh Thìn . Vào
giờ Thìn , ngày 16 tháng 11 năm Mậu Tí, được táng ở núi Mỹ Lộc Trấn Hộ nằm theo
chiều Kiền hướng Tốn gồm cả phân kim Canh Tuất Giáp Thìn.
Đức Ông quy y và được phong Hộ Pháp Tam Bảo Tôn Thần tại Chùa Thanh Lương- Biên Hòa (theo lời kể của trụ trì chùa Thanh Lương, cố lão Hòa Thượng Thích Thiện Khải) |
Bài vị ghi Đức Ông mất năm Canh Thìn, đến năm Mậu Tí mới táng tại núi Mỹ Lộc; trong thế kỷ 18 có 2 năm Mậu Tí: 1708 và 1768 .
Theo tư liệu của đình Tân Lân: ...Đức Ông và người em qua đời được chôn cất ở vùng đất gọi là Xoài Côn (Rạch Xoài) thuộc tỉnh Bình Phước hiện nay. Nhưng ở đây là vùng giáp ranh với Campuchia, vì muốn đưa hài cốt của Đức Ông và người em về yên nghỉ trên vùng đất mà do chính Ngài đến định cư đầu tiên và đã chỉ huy việc khai hoang, lập ấp, tạo dựng cơ đồ sự nghiệp; nên khoảng mấy mươi năm sau (!?) Những người trong thân tộc cùng một số người Hoa là hậu duệ của Đức Ông, đã lấy hài cốt của 2 anh em Ngài đưa về an táng chung trên khu thổ mộ của thân tộc, tọa lạc tại núi Mỹ Lộc, xóm Đá Lửa, huyện Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc Bình Dương)...
Còn rất nhiều tồn nghi về tiểu sử của Đức Ông. Theo bài vị tại chùa Thanh Lương, Đức Ông tên húy là Kỷ Thánh, tên tự là Thượng Xuyên; người thôn Điền Đầu, giáp Ngũ, Đô Nam Tam, huyện Ngô Xuyên, phủ Cao Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc);
Nhờ một bạn dân Sài Gòn, hiện ở Đài Loan, cũng đang làm luận văn nghiên cứu về Đức Ông; bạn ấy cho biết địa danh trên ngày nay là: 中國湛江市坡頭區南三鎮田頭村 ( Thôn Điền Đầu, trấn Nam Tam, khu Ba Đầu, thành phố Trạm Giang, Trung Quốc). Theo một số tư liệu của các nhà nghiên cứu Trung Quốc về Đức Ông , thì có nhiều sự khác biệt (?).
http://blog.sina.com.cn/s/blog_600eba300101asjj.html
http://blog.sina.com.cn/s/blog_e8b64f4d0101g9g1.html
Có trang chép:
http://blog.sina.com.cn/s/blog_600eba300101asjj.html
http://blog.sina.com.cn/s/blog_e8b64f4d0101g9g1.html
Có trang chép:
陈上川(1625——1715) 号义略...
Trần Thượng Xuyên ( 1625- 1715) hiệu là Nghĩa Cơ (?)...
Và còn rất nhiều tư liệu đặc biệt khác cần xem xét, nghiên cứu sâu hơn!
Tại thôn Điền Đầu ngày nay có ngôi nhà Thờ dòng tộc Trần |
Thôn Điền đầu ngày nay nằm trên một Cù Lao có nhiều nét tương đồng với Cù Lao Phố (!)
Cù Lao Phố có hình dáng một cái chuông
|
Thôn Điền Đầu trăm năm xưa thuộc Quảng Châu Loan, nằm trong Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp (!)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét