Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

LÝ VIẾT DŨNG- GÓP Ý 01

Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (67). 2008
GÓP Ý MẢNG HÁN VĂN TRONG QUYỂN  :
“LÀNG BẾN GỖ XƯA VÀ NAY” CỦA GIÁO SƯ TIẾN SĨ DIỆP ĐÌNH HOASong Hào Lý Việt Dũng

Cuốn sách Làng Bến Gỗ xưa và nay do GSTS Diệp Đình Hoa biên soạn sau một thời gian ngắn đến công tác tại xã An Hòa, tỉnh Đồng Nai, và được Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai in vào năm 1995. Phải nói quyển sách của ông Diệp Đình Hoa có rất nhiều ưu điểm: nội dung súc tích, bố cục giản đơn mà chặt chẽ, nhất là văn phong đại khoa bay bướm, gãy gọn. Chúng tôi bái phục vì chỉ lưu ngụ một thời gian ngắn tại Bến Gỗ, làm cách nào mà ông Hoa viết được cuốn sách súc tích như thế!

Nhân dân địa phương đánh giá cao và trân ái công trình biên khảo của ông. Tuy nhiên, quyển sách nêu trên không toàn bích vì bên cạnh những ưu điểm không chê vào đâu được, lại có những khuyết điểm cũng không chối cãi được, không chấp nhận được, thuộc mảng Hán văn liên quan đến nhà xưa, mộ cổ, đình chùa, miếu mạo tại Bến Gỗ.

Lâu nay, chúng tôi rất bức xúc vì những ngộ nhận về mảng Hán văn trong quỵển Làng Bến Gỗ xưa và nay của GSTS Diệp Đình Hoa nhưng không có điều kiện thuận lợi để bộc bạch. Nay nhân được UBND xã An Hòa nhờ biên soạn quyển “Thông chí xã An Hòa làng Bến Gỗ”, tôi đành phải góp ý những sai sót của Diệp tiên sinh vì hai quyển sách viết về cùng một đề tài mà khác nhau như trời với vực ở mảng Hán văn thì phải giải thích rõ bên nào sai, bên nào đúng.

Vì các nhầm lẫn của ông Hoa nằm rải rác khắp các chương mục của quyển sách, nên chúng tôi đành góp ý theo kiểu thấy đâu thì góp ý đến đó. Là những người cùng làm văn hóa, nhất là viết sử, chắc Diệp tiên sinh cũng đồng ý với tôi là chúng ta nên cố gắng tôn trọng cái chuẩn xác. Chúng tôi rất mong nhận được phản biện của giáo sư trên phương tiện thông tin, báo chí để bản thân tôi học hỏi thêm về những điều còn chưa hiểu thấu và độc giả đươc tôn trọng trọn vẹn.

Dịch sai các bức hoành phi, câu đối tại các ngôi nhà xưa

Bắt đầu ở ngôi từ đường của gia đình anh Tư Răng (Nguyễn Văn Răng) mà hiện anh Út É (Nguyễn Văn Tuấn) đang ở.

-Hai tâm biển lớn treo trên cao

Bên phải: 鳶 飛 (diên phi): Diều bay

Bên trái: 魚 躍 (ngư dược): Cá nhảy

Ở trang 190, ông Hoa đã phiên âm chữ “diên” (鳶) là con diều thành chữ điệp, và chữ “dược” (躍) là nhảy thành chữ vượt. Điều này cho thấy ông Hoa không chuyên sâu chữ Nho, mặc dù ở trang 22 sách này ông đã nói là có đọc Gia Định thành thông chí qua bản Trung văn do Đái Khả Lai và tập thể hiệu chú năm 1991.

-Nguyên văn cặp đối cột hàng thứ hai:

傳家福地開基德肇仁培千載盛

繼世良田紹業礼耕義植萬年豊

Truyền gia phước địa khai cơ đức triệu, nhân bồi thiền tải thạnh

Kế thế lương điền thiệu nghiệp lễ canh, nghĩa thực vạn niên phong

Tạm dịch:

Truyền gia đất phước khai cơ, đức mở, nhân bồi ngàn đời thịnh vượng

Kế thế ruộng tốt nối nghiệp, lễ cày, nghĩa cấy muôn năm phong phú



Cũng ở trang 190, ông Hoa không hiểu chữ “thực”(植) có nghĩa là trồng hay cấy mà chỉ hiểu theo âm thường gặp “thực” là ăn, tức nghĩa của chữ (食), nên dịch theo quán tính là “ăn” thành ra câu đối thật hay có nghĩa: “cày lễ, trồng (cấy) nghĩa” đã bị ông Hoa dịch rất nhầm lẫn là “trồng lễ, ăn nghĩa”.

-Nguyên văn cặp đôl cột hàng thứ nhất:

孝悌樂靝倫一堂皆瑞氣

文章開 世 業 百代 永書香

Hiếu đễ lạc thiên luân nhất đường giai thụy (thoại) khí

Văn chương khai thế nghiệp bách đại vĩnh thư hương

Tạm dịch:

Hiếu đễ vui thiên luân một nhà đều thoại khí

Văn chương mở thế nghiệp trăm đời mãi thư hương

Ông Hoa chú chữ “thiên” (靝), trong câu đối “một bên là chữ thanh, một bên là chữ hán”. Rõ là sai, vì chữ “thiên” này được viết một bên chữ “thiên” (青) và một bên là chữ “khí” (氣), chứ không phải là chữ hán như ông đã chú giải.

Đặc biệt anh Út É có đưa cho tôi xem một chiếc đèn sành xưa đã sứt mẻ mà trên cái bầu đèn đùng đựng dầu có vẽ hình ảnh một ông già cưỡi ngựa ngất ngưỡng có hai tiểu đồng quảy thư kiếm, be rượu theo hầu kèm hai câu thơ Đường của Đỗ Phủ miêu tả cảnh đó viết bằng chữ thảo:

知章騎馬似乘船

眼華(花)落井水中眠

Tri Chương kỵ mã tự thừa thuyền

Nhãn hoa lạc tỉnh thủy trung miên

Dịch thoát:

Tri Chương cưỡi ngựa tợ đi thuyền

Mắt hoa lọt giếng vẫn ngủ yên.

Hai câu này ở trang 191, ông Hoa đã phiên âm hết sức lạ lùng:“Tri Chương thượng mã tự thừa mang (ngan)”, rồi lý giải: ý nghĩa của 2 câu thơ này có thể tạm hiểu như sau: “Nhà thơ Hạ Tri Chương cưỡi ngựa như là cưỡi lên lưng con chó rừng”, rồi dịch thơ rất nhầm lẫn là:

“Ngồi ngựa Tri Chương như cưỡi chó,

Rơi giếng ngủ vùi trong nước êm”

Sở dĩ có chuyện nhầm lẫn như trên có thể là:

Thứ nhất, ông Hoa không rành chữ thảo nên đã đọc nhầm chữ “thuyền” ( là chiếc thuyền thành “mang” (ngan) (豻) là con chó rừng. Thứ hai là nếu ông đọc nhiều về Đường thi thì hẳn ông đã biết hai câu trên trích từ bài Ẩm trung bát tiên ca của thi hào Đỗ Phủ.(1)

- Cặp liễn đối chữ triện nhà anh Năm Cương. Nhà anh Năm Cương không phải nhà cổ nhưng lại rất đặc biệt vì có cặp liễn đối bằng chữ triện rất khó đọc.

Trang 193, ông Hoa tỏ ra lúng túng, rồi nêu lên cách đọc của ông Sầm Thánh Mẫn, nhưng ông Mẫn cũng đọc không hết, bỏ sót hai chữ và sai một chữ. Hai chữ bỏ sót là “dực cầu” và chữ sai là “(chung) đỉnh” đọc thành “(chung )triết”. Đây là chữ “đỉnh” cổ được viết là ( ) thay vì (鼎),hai chữ “dực cầu” (翼 裘) có nghĩa là áo cầu, một loại áo của người nhà giàu mặc khi ra đường, sau chuyển nghĩa chỉ sự giàu sang. Hai chữ “dực cầu” đối ý với “chung đỉnh” (鍾 鼎) cũng chỉ nhà giàu sang đông người khi ăn cơm phải đánh chuông gọi và cơm đựng trong cái đỉnh to. Vả lại, chữ “đỉnh” cổ nêu trên tự dạng hoàn toàn khác chữ triết (晢) nên đâu thể đọc là “triết” được (2). Vậy hai câu đối này được viết sang thể chân thư là:

芳嶺祥麟鍾 家聲永振

丹山彩鳳翼裘事業常隆

Phương Lĩnh tường lân chung đỉnh gia thanh vĩnh chấn

Đan Sơn thải phượng (phụng) dực cầu sự nghiệp thường long

Tạm dịch:

Lân lành ở Ngọn Thơm giàu có, tiếng nhà mãi chấn hưng

Phụng đẹp tại Núi Đỏ sang trọng, sư nghiệp thường long thạnh





Câu đối tại bàn thờ Tả ban liệt vị đình thần Tân Ba viết chữ “đỉnh" theo lối cổ


Xin lý giải thêm về câu Phương Lĩnh tường lân. Kỳ lân là thụy thú, tức con thú đem đến điềm lành. Khi nào có thánh nhân ra đời thì kỳ lân xuất hiện. Theo sách Thủy kinh chú thì Phương Lĩnh là tên một núi rất cao, quanh năm đầy hoa thơm đua nở nên mới có tên là Đỉnh Thơm, kỳ lân chỉ xuất hiện ở Phương Lĩnh mà thôi. Về sau, người ta tượng trưng hóa kỳ lân đứng trên Phương Lĩnh bằng hình ảnh con kỳ lân bằng đồng đứng trên đỉnh chiếc lư hương. Vì lư hương này dùng để xông trầm nên trên đỉnh luôn thơm tho như Đỉnh Thơm. Tường lân trên Phương Lĩnh là điềm lành đưa đến giàu sang như các nhà hào phú xưa, nhà đông người khi gọi ăn cơm phải dộng chuông (chung) và cơm phải đựng trong cái vạc to (đỉnh). Hễ nhà giàu rồi thì tiếng tăm gia tộc mình mãi mãi vang xa, đó là ý nghĩa câu thứ nhất.

Ở câu thứ hai ông Hoa lại đọc chữ Đan thành chữ Đại (大) và chữ long thành chữ phúc (福)mà vẫn không dám quyết đó là saị, vì ông không để ý luật đối liên, hễ vế này trắc thì vế đối lại phải là bằng, có nghĩa là “vĩnh chấn” phải đối lại là “thường long”, chứ không thể“thường phúc” được. Còn chữ Đan trong từ “Đan Sơn” là trích từ câu “Đan Sơn thải phượng (phụng)”, là một điển tích đã có từ xưa, nên không bao giờ có thể đọc là “Đại sơn thải phụng” được, về chữ Đan Sơn, Từ hải quyển thượng, trang 147 viết (phiên âm): Viễn Sơn Tùng Nghi Đô ký: “Tầm tây bắc lục hành tứ thập lý hữu Đan Sơn, sơn gian thời hữu xích khí lung cái lâm lĩnh như đan sắc, nhân dĩ danh sơn”. Nghĩa là: Sách Đô ký của Viễn Sơn Tùng chép: “Đi đường bộ về phía tây bắc 40 dặm có núi Đan (núi Đỏ), vì nơi núi thường có hơi khí màu đỏ trùm phủ núi rừng xem như màu đỏ nên lấy Đỏ (Đan) đặt tên cho núi”.

Còn điển “Thải phụng” thì sách Sơn hải kinh chép (phiên âm): Đan Huyệt chi sơn, kỳ thượng hữu kim ngọc, đan thủy xuất diên, nhi nam lưu chú ư Bột Hải. Hữu điểu diên, kỳ trạng như kê, ngũ thải nhi văn, danh viết phụng hoàng. Nghĩa là: Núi Đan Huyệt (tức Đan Sơn) bên trên đầy vàng ngọc, lại có nước đỏ phun lên chảy về nam tuôn vào Bột Hải. Trên núi có loài chim, hình dạng như gà, lông vằn 5 màu đẹp đẽ, gọi là phụng hoàng.

Vậy đoạn “Đan Sơn thải phụng” đã được xác định xuất xứ cũng như ý nghĩa, cho nên không hề có chuyện nghi ngờ chữ đan có thể đọc là đại được.

Chúng tôi thật cũng đã cố gắng hết sức để “giải mã” hai câu đối trên với hoài vọng giúp người dân Bến Gỗ đọc và hiểu đúng hai câu đối “bí hiểm” nhà anh Năm Cương, nhưng e cũng có sai sót lầm lẫn. Mong được các bậc thạc học túc Nho chỉ giáo thêm!

Nhân đây, cũng xin nói qua về sự nhầm lẫn của ông Hoa đối với hai chữ Việt Cố (越 故). Ở trang 114, nhân bàn về mồ mả tại xã An Hòa, ông Hoa viết: “... Trên bia mộ thường có hai chữ lớn: Cổ Việt, thường được dịch là Việt xưa. Chữ cổ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa quá cố, hiện vẫn đang được dùng. Theo nghĩa này, có thể hiểu chữ Cổ cũng có nghĩa là thờ phụng, vì thế có thể dịch, mộ của những người thời xưa đã chết vì phụng sự nước Việt”. Ông Hoa đã đọc sai chữ Cố (故) ghi trên bia thành chữ Cổ (古). Tất cả các ngôi cổ mộ trong xã An Hòa không có ngôi nào có hai chữ “Cổ Việt” (古 越) trên bia cả. Ngoài ra chữ Cố ở cả Từ nguyên và Từ hải đều chưa bao giờ có nghĩa là chết, mà chỉ có 3 nghĩa là “xưa cũ, khác đời và họ Cổ”. Chữ Cổ (古) cũng chưa bao giờ có nghĩa thờ phụng, nên dịch hai chữ Việt Cố như ông Hoa là “mộ của những người thời xưa đã chết vì phụng sự nước Việt” là sai hoàn toàn.

Dịch sai các bức hoành phi, câu đối tại đình An Hòa

Tiếp theo đây, chúng tôi xin phép được tiếp tục góp ý thêm về những sai sót của tác giả Diệp Đình Hoa thuộc mảng câu đối, hoành phi ở đình An Hòa từ trang 184 đến hết trang 197. Chỉ có 14 trang thôi mà sai sót của ông Hoa khá nhiều. Những điều ông trình bày ở 14 trang này là chép theo tư liệu của Bảo tàng Đồng Nai. Nhưng khổ thay! Tư liệu này cũng chứa quá nhiều sai sót và đã được chúng tôi sửa chữa giùm rồi.

- Trang 184

Trong vế đầu “Trạc ứng thiên thu, hải yến hà thanh khâm Thánh đức” của cặp câu đối tại gian tiền sảnh, bốn chữ “hải yến hà thanh” (海晏河清) có nghĩa là “biển lặng sông yên”, nhưng ông Hoa lại dịch là “biển lặng sóng yên” là nhẩm lẫn chữ “hà” (河) là sông thành chữ “ba” (波) là sóng. Hay đây là lỗi morasse chăng?!

- Trang 195

Nguyên văn cặp câu đối tại hàng cột gian tiền sảnh như sau:

玉影照禪門三宝長流心廣大

龍光蟠佛殿萬安沾仰德慈悲

Ngọc ảnh chiếu Thiền môn tam bảo trường lưu tâm quảng đại

Long quang bàn Phật điện vạn an triêm ngưỡng đức từ bi

Tạm dịch:

Ánh ngọc chiếu cửa Thiền tam bảo trường lưu lòng rộng độ

Ánh rồng khoanh điện Phật muôn lành thấm đượm đức từ bi

Nguyên văn lạc khoản:

飛丙午年仲冬吉旦守簿陳文瓏奉供

Long phi Bính Ngọ niên trọng đông cát đán, thủ bộ Trần Văn Lung phụng cúng Tạm dịch:

Ngày tháng: ngày tốt tháng 11 năm Bính Ngọ, người coi sổ sách làng là Trần Văn Lung phụng cúng.

Cặp đối trên, ông Hoa phiên âm sai 2 chữ, là chữ “Phật” (佛)phiên âm sai thành chữ “phù” hết sức lạ lùng, và chữ “triêm” (沾) có nghĩa là “thấm đượm” thành “chiêm” (瞻) trong “chiêm ngưỡng” (瞻 仰)là “ngắm xem, ngưỡng mộ”,vô nghĩa trong ngữ cảnh này. Đã phiên âm sai, ông lại dịch hỏng câu này là:

Ánh rồng quanh điện Phật, yên lòng ngưỡng mộ đức từ bi

Chữ “bàn” (蟠) là động từ, có nghĩa là “khoanh quấn”, tức cử chỉ của loài rổng rắn mà dịch “quanh” là không đạt. Chữ “vạn an” (萬 安)là “muôn lành” mà dịch là “yên lành” thì xa nghĩa quá! Trong phần lạc khoản, hai chữ “long phi”(龍 飛) tương đương như hai chữ “tuế thứ”(歲次)có nghĩa là “năm tháng” hay “ngày tháng”, thường để trên lạc khoản mộ bia hay câu đối ở đình chùa, thì ông lại dịch là “niên hiệu” theo cách nhầm lẫn mà ông đã trình bày ở trang 97 như sau (xin trích):

“Thời Nguyễn niên hiệu thống nhất trong cả nước thể hiện sự chính thống. Chỉ có sắc phong thần do triều đình cấp là có niên hiệu Tự Đức. Ngoài ra, ngay cả quan lại cũng không dùng niên hiệu của triều đình. Niên hiệu thường săp là Long Phi [bỏ một đoạn]. Trong quá trình điền dã ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung hình như vùng nào chịu ảnh hưởng của Tây Sơn sâu đậm, thường hay dùng niên hiệu Long Phi [bỏ một đoạn]. Phải chăng người ta dùng niên hiệu Long Phi để chỉ “niên hiệu” của thần?...”.

Đoạn văn trên đây có những điểm nhầm lẫn như sau:

1. Không phải chỉ có sắc phong thần do triều đình cấp là mới có niên hiệu Tự Đức, mà phần lớn các vị vua triều Nguyễn đều có sắc phong thần, ngay cả vị vua cuối cùng là Bảo Đại.

2. Nhà Nguyễn sắc phong chức tước cho các quan lại dù lớn hay nhỏ đều có ghi niên hiệu của triều đình. Có lẽ ông Hoa chưa đọc đến sắc phong cho các quan lại nên mới viết như thế? Chúng tôi dịch nhiều sắc vua ban, hiện có tại nhà gần 100 bản sao sắc phong các quan, mà sắc nào cũng đề rõ niên hiệu của triều đình.

3. Nói niên hiệu thường gặp là Long Phi là hoàn toàn sai, vì ở Việt Nam ta không có vị vua nào có niên hiệu Long Phi. Chữ “long phi” mà ông Hoa thường gặp chỉ có nghĩa tương đương với chữ “tuế thứ” nghĩa là “năm tháng...”. Chữ “long phi” này chỉ được dùng tại lạc khoản các hoành phi, câu đối ở nhà xưa, đình miếu, chùa chiền hoặc nơi mộ bia cổ, chứ chưa bao giờ được dùng trong sắc các vua bất cứ triều nào ở ta hay Trung Quốc. Nói rõ ra, chữ “long phi” có 3 nghĩa:

a. Chỉ bậc đế vương đang ngự trị trên ngai vàng, do quẻ Càn Kinh Dịch viết: “Long phi tại thiên” (龍 飛 在 天) tức “Con rồng bay lên trời ”. Chú giải câu này là “Con rồng bay trên trời giống như bậc Thánh nhân đang ở trên vương vị vậy”. Như vậy, chữ “long phi” chưa bao giờ có nghĩa là niên hiệu cả, do đó trong tất cả sắc hay chiếu của vua trong mọi triều đại ở ta hay Trung Quốc không bao giờ có 2 chữ “long phi” đặt trước tên niên hiệu của vua, tức không bao giờ có “Long Phi Khang Hy thập tam niên” hay “Long Phi Tự Đức thập niên” chẳng hạn!

b. Tên niên hiệu vua ở Trung Quốc:

- Vua Lữ Quang nhà Hậu Lương đời Tấn (396-398) có niên hiệu là Long Phi.

- Trương Liên, chúa bọn giặc ở Hàng Châu đời Minh cũng tiếm xưng niên hiệu là Long Phi.

c. Có nghĩa tương đương với từ “tuế thứ” tức “ngày tháng” hay “năm tháng” như chúng tôi đã nói ở trên.

4. Nói “Nơi nào chịu ảnh hưởng sâu đậm của Tây Sơn thì thường dùng niên hiệu Long Phi” là một chuyện ngộ nhận, vì Tây Sơn chỉ có 4 niên hiệu là Thái Đức (Nguyễn Nhạc), Quang Trung (Nguyễn Huệ), Cảnh Thịnh, sau đổi là Bảo Hưng (Nguyễn Quang Toản), chứ làm gì có niên hiệu Long Phi mà ông Hoa gặp được?!

5. Nói “Phải chăng người ta dùng niên hiệu Long Phi để chỉ “niên hiệu” của thần?” là ý tưởng lạ lẫm, vì thần có phải là vua đâu mà có niên hiệu? Thần chỉ có duệ hiệu thôi!

- Nguyên văn cặp câu đối treo tại 2 cột trước nhà cầu (nhà nối liền hai nhà với nhau):

慈念濟人千年護持超淨景

澄 心 現 世大法 光 明達 早春

Từ niệm tế nhân, thiên niên hộ trì siêu tịnh cảnh

Trừng tâm hiện thế đại pháp quang minh đạt tảo xuân

Nghĩa là:

Niệm lành giúp người ngàn năm vượt (qua) cảnh tịnh

Tâm lắng hiện đời pháp lớn sáng rỡ xuân sớm

(Cặp câu đôl này không có lạc khoản)

Câu nhất của cặp đối này, ông Hoa phiên âm sai mấy chữ “thiên đa hộ từ siêu tịnh cảnh”,câu hai phiên âm sai chữ “quang minh” (光 明) thành “quang chiếu”. Do đọc nhầm nên dịch sai ý nguyên văn như sau:

Cầu thiện đỡ người, trời nhiều phù độ siêu cảnh tịnh

Sửa lòng giúp đời, phép lớn chiếu sáng đạt xuân tươi

“Từ niệm” (慈念)là “niệm lành”,sao lại dịch là “cầu thiện” được? Do đọc sai “Thiên niên hộ trì” (千年護持)tức “Ngàn năm hộ trì” thành “Thiên đa hộ trì”

(千多護慈)nên mới dịch sai là “Trời nhiều phù độ”,do ông không biết “thiên” (千) đây có nghĩa là ngàn mà qua đọc âm “thiên”,tưởng“thiên” (天) là trời. Ở đây, ông chỉ dịch theo phiên âm của Bảo tàng Đồng Nai. Câu dưới do đọc nhẩm “quang minh” (光明)là “rực sáng” thành “quang chiếu” (光 照)là “chiếu sáng” nên mới dịch như trên, cũng may là ông hạ được một câu rất chính xác:“Câu này mang tư tưởng Phật giáo, có lẽ câu đối ở chùa”.

- Nguyên văn cặp câu đối treo ở 2 cây cột giữa nhà cầu:

安富尊灵聖德汪洋今若古

和平中正神恩浩蕩北而南



An phú tôn linh thánh đức uông dương kim nhược cổ

Hòa bình trung chính thần ân hạo đãng Bắc nhi Nam

Tạm dịch:

An ổn giàu có tôn vinh đức thánh mênh mang xưa như nay

Hòa hợp yên bình trung chánh ơn thần dào dạt Bắc tới Nam

Cặp đối này trong sách của ông Hoa có một vài sai sót nhỏ, có lẽ do lỗi morasse. Đáng bàn ở đây là chỗ dịch dòng lạc khoản.

龍飛丙午年五月

舊鄉紳陳文隆奉拜

Long phi Bính Ngọ niên ngũ nguyệt

Cựu hương thân Trần Văn Long phụng bái

Nghĩa là:

Ngày tháng: tháng 5 năm Bính Ngọ, cựu hương thân Trần Văn Long phụng bái. Ngoài hai chữ “Long phi” lại cũng bị ông Hoa hiểu lầm là “niên hiệu”, chữ “thân” (紳) trong chức hương thân ông Hoa đọc nhầm theo tư liệu của Bảo tàng Đồng Nai là hương thôn. Về phẩn chữ “Long” (隆)tên ông cựu hương thân, chính được viết bằng bộ “liễu leo” (阝),tức chữ viết gọn của bộ “phụ” (阜),nhưng ông Hoa lại ghi một câu thật lạ: “Chữ Long bên trái hình như là bộ thổ, không phải bộ liễu leo” mà không biết rằng trong chữ Hán không có chữ nào được viết bằng bộ thổ (土) cộng với( ) bao giờ. Hình như ông Hoa không biết chữ (隆)được viết thế nào và nghĩa là gì!

- Nguyên văn cặp đối treo tại 2 cây cột đầu chánh điện:

宝聚禪林覺 悟 生灵菩提心舍利

安成梵宇莊嚴色相淨土福如來

Bửu tụ Thiền lâm giác ngộ sanh linh, Bồ đề tâm Xá lợi

An thành Phạn vũ trang nghiêm sắc tướng, Tịnh độ phước Như Lai

Nghĩa là:

Bửu tụ về nơi Thiền lâm, giác ngộ chúng sanh, tâm Bồ đề Xá lợi

An tạo thành chốn chùa chiền, trang nghiêm sắc tướng, phước Tịnh độ Như Lai

Ông Hoa phiên âm thành:

Bảo tụ thiền lâm, giác ngộ sanh linh, bồ đề (thiếu chữ “tâm”) xá lợi

An thành phạn vũ trang nghiêm sắc tướng tịnh độ phúc như lai

Và dịch là:

Tâm thành xá lợi giác ngộ Bồ đề ngọc tụ rồng thiền

Phúc Phật Như Lai, trang nghiêm Tịnh độ, thành đời yên không sắc

Câu một mắc nhiều lỗi morasse (như “rừng thiền” thành “rồng thiền”...) câu hai dịch như ông Hoa “Phúc Phật Như Lai, trang nghiêm tịnh độ, thành đời yên không sắc” thì sai mà cũng chứng tỏ ông không nắm vững thuật ngữ Phật giáo cũng như Phật lý, bởi trong đoạn “An thành Phạn vũ trang nghiêm sắc tướng”, chữ “Phạn vũ” (梵 宇)là thuật ngữ chỉ chùa chiền, và toàn đoạn có nghĩa là “An ổn hình thành được ngôi chùa trang nghiêm sắc tướng (là phước của Tịnh độ Như Lai)”. Trong đoạn này tuyệt đối không có chi tiết nào nói về “thành đời yên không sắc”, bởi 2 thuật ngữ không sắc và sắc tướng hoàn toàn khác nhau về ý nghĩa. Bởi “sắc không” là từ chỉ thể tánh vạn hữu, có mà không - không mà có, còn “sắc tướng” là pháp thân Như Lai u huyền không thể hiện bình thường ở trần duyên nhưng do phương tiện độ sanh mà thể hiện sắc thân qua nhiều hình tướng chư Phật gọi là sắc tướng Như Lai.

Riêng phần lạc khoản của cặp câu đối này là:

龍飛丙午年仲冬吉日宝安寺住持

福至本道敬送

Long phi, Bính Ngọ niên trọng đông cát nhật, Bửu An tự trụ trì,

Phước Chí bổn đạo kính tống

Nghĩa là:

Ngày tháng: ngày tốt tháng 11 (giữa Đông) năm Bính Ngọ, trụ trì chùa Bửu An và bổn đạo Phước Chí kính tặng [theo lạc khoản cặp câu đối tại nhà hậu tổ chùa Bửu An thì “bổn đạo Phước Chí” là tín đồ (hoặc trụ trì) chùa An Khánh, Vĩnh Hội, Sài Gòn đã tặng cặp câu đối tại nhà hậu tổ chùa Bửu An và cùng trụ trì chùa Bửu An tặng cặp câu đối nêu trên].

Thường thì lạc khoản chỉ đóng vai trò ghi lại tên người tặng cùng năm tháng được tặng, nhưng trong tình trạng câu đối hiện nằm tại đình có thể gây tranh cãi về xuất xứ của nó thì lạc khoản trên lại trở nên rất quan trọng, nó xác định đôi liễn vốn là của chùa Bửu An. Tiếc thay, ông Hoa đã không nhận ra điều này!

Trước khi dịch câu đối này, ông chỉ nhận xét: “Hai chữ đầu của câu đối là Bảo An, tức chùa Bảo An [đúng ra phải là Bửu An, vì đó là tên chính thức của chùa-LVD]” nhưng không đủ khi viết tiếp chung chung: “Những người tặng theo đạo Phật.”

- Nguyên văn cặp câu đối treo ở 2 cây cột trước khám thờ thần:

正氣乾坤同北斗泰山共仰

英風宇宙與秋霜烈日爭嚴

Phiên âm:

Chánh khí càn khôn đồng Bắc Đẩu Thái Sơn cộng ngưỡng

Anh phong vũ trụ dữ thu sương liệt nhật tranh nghiêm

Nghĩa là:

Chính khí đất trời giông Bắc Đẩu Thái Sơn cùng được ngưỡng mộ

Anh phong vũ trụ với sương lạnh ngày nóng tranh nghiêm trọng (oai nghiêm)

Cặp câu đối này, ông Hoa phiên âm sai mấy chữ, như câu đầu chữ “cộng” (共) ngưỡng thì ông phiên âm thành “hưng ngưỡng” do người khắc liễn khắc chữ kiểu” (共),ông Hoa nghĩ rằng đây là chữ viết tắt của chữ “hưng”. Thật ra chữ “hưng” được viết tắt là(兴),không thể lầm với chữ “cộng” kiểu (共)được. Câu 2, chữ “vũ trụ” ông đọc lầm là “vũ tạc”, nhưng có lẽ đây là lỗi morasse.

Phần dịch thì quả là ông đã dịch sai ý của 2 câu đối này. Ý câu đầu là “chánh khí đất trời” bằng với sao Bắc Đẩu, núi Thái Sơn để mọi người cùng chiêm ngưỡng. Ý câu thứ hai là “anh phong của vũ trụ” tranh tính nghiêm trọng, mạnh mẽ oai nghiêm cùng sương thu lạnh dữ và ngày hè nóng bức. Ông Hoa phiên âm nhầm “tranh nghiêm” (爭 嚴)thành “trang nghiêm”(莊 嚴)là do không hiểu nghĩa chữ “nghiêm” (嚴)trong ngữ cảnh này là mạnh tợn, dữ dằn như “nghiêm hàn” là lạnh dữ lắm, “nghiêm lệ thanh” là tiếng nói thật mạnh tợn đáng sợ, chứ không phải “trang nghiêm” nên dẫn đến việc dịch sai ý.

- Ở trang 195, ông đã nhận xét cặp câu đối: Ngọc ảnh chiếu Thiền môn, Tam bảo trường lưu tâm quảng độ / Long quang bàn Phật điện vạn an triêm ngưỡng đức từ bi như sau:

“Câu đối có thể là của nhà chùa, đình vẫn dung nạp”, rồi ở trang 197 ông lại viết: “Câu đối trong đình phản ánh tín ngưỡng của người Việt, qua đây rõ ràng là sự phản ánh về tính hòa tan với các quan niệm tôn giáo khác, nhất là đạo Phật. Đình dung nạp những hiện vật thể hiện tư tưởng tôn giáo của chùa Phật... [bỏ một đoạn]. Sự hòa hợp rộng mở thể hiện qua sưu tập các câu đối ở đình An Hòa, phản ánh một sự quảng đại bao dung trong sự kế thừa truyền thống”. Đây là phát biểu chủ quan và khiên cưỡng, vì năm 1945 chùa Bửu An bị Tây lấy làm đồn bót nên tín chúng đã đem tượng Phật gởi ở chùa ông Quan Thánh và đem các tâm liễn đối gởi ở đình An Hòa. Sau khi Tây trả lại chùa, vì một lý do nào đó mà người ta “quên” không đưa các câu liễn đối vật hoàn bổn xứ. Bằng cớ là ngày nay tại chánh điện chùa Bửu An, các cây cột gỗ tròn đều trống trơn, không có một đôi liễn nào, chỉ còn một cặp duy nhất sau nhà hậu tổ. Không bao giờ có chuyện một ngôi chùa xưa mà các hàng cột tròn tại chánh điện chẳng có câu đối được. Đại khái tại đình An Hòa bây giờ có 3 cặp câu đối mà ý nghĩa, phàm ai có chút Phật học đều hiểu đây là các câu đối dùng cho chùa, các câu đối này theo thứ tự từ ngoài vào trong, ngoài câu “Ngọc ảnh chiếu Thiền môn...” còn có 2 câu:

Từ niệm tế nhân thiên niên hộ trì siêu tịnh cảnh

Trừng tâm hiện thế đại pháp quang minh đạt tảo xuân

Và:

Bửu tụ Thiền lâm giác sanh linh Bồ đề tâm Xá lợi

An thành Phạn vũ trang nghiêm sắc tướng Tịnh độ Như Lai

Chẳng những vậy, lạc khoản cặp đối này còn ghi rất rõ mấy chữ 宝安寺住持福至本道敬送 có nghĩa là (do vị) trụ trì chùa Bửu An và bổn đạo Phước Chí kính tặng, chứng minh rõ cặp đối này là của chùa Bửu An gởi xưa kia. Vậy không bao giờ có chuyện “Đình dung nạp những hiện vật thể hiện tư tưởng tôn giáo chùa Phật hay “sự hòa hợp rộng mở, phản ánh một sự quảng đại bao dung trong sự kế thừa truyền thống” như ông Hoa phát biểu được.

Về các bức hoành phi, ông Hoa phiên âm và dịch ít sai hơn ở mảng câu đối, có lẽ do chúng ngắn gọn và tương đối dễ hiểu. Xin tạm nêu ra một vài sai sót rõ nét.

- Ở trang 87, hoành phi đề 4 chữ “Uy linh thánh trí” (威 灵 聖 智)tức có nghĩa “Trí của thánh thật là oai linh” đã bị dịch sai là “Tứ của thánh rất oai linh”, đây chắc chỉ là lỗi morasse.

Cũng trang 87 này, hoành phi đề 3 chữ “Trí trung hòa” (智 中 和)đã bị phiên âm sai là “Chí trung hòa”.

- Trang 89, tấm hoành phi treo ở gian võ quy đề 4 chữ “Hộ quốc tí dân” (護國庇民)đã bị ông Hoa phiên âm nhầm là “Hộ quốc lý dân” đây có lẽ cũng là lỗi morasse.

- Trang 96, hoành phi đề 4 chữ “Uy linh thánh trí” (威 灵 聖 智)đã bị phiên âm nhầm là “Lung linh thánh trí”, đây chắc cũng là lỗi morasse (lỗi morasse nhiều quá là điều không thể chấp nhận được).

Cũng trang 96 này, hoành phi đề 4 chữ “Kinh tặng bảo an”( 經 贈 保 安),nghĩa là (trước đây) đã từng được tặng qua là (thần) Bảo An, bị ông Hoa phiên âm nhầm là “Kính tặng bảo an”. Có lẽ ông không biết đây là mỹ tự duệ hiệu của thần trích từ tấm bài vị đặt tại khám thờ thần. Nguyên văn bài vị chép:

敕 城 皇 之 神 經 贈 保 安 正 直 佑 善 敦 凝 之 神

Sắc Thành hoàng chi thần kinh tặng Bảo An Chính Trực Hữu Thiện Đôn Ngưng chi thần.

Tạm dịch:

Sắc phong thần Thành hoàng đã từng được phong tặng là thần Bảo An Chính Trực Hữu Thiện Đôn Ngưng.

Bài vị này được trích trong sắc phong thẩn:“敕 城 皇 之 神 原 贈 保 安 正 直 佑 善 ...”, tức “Sắc Thành hoàng chi thần nguyên tặng Bảo An Chính Trực Hữu Thiện...”,nhưng thay vì chép y 2 chữ “nguyên tặng”(原 贈)thì người viết lại cách điệu thành “kinh tặng” (贈 經),nghĩa cá 2 chữ đều có nghĩa là đã từng được tặng qua. Vì không nắm được điều này nên ở trang 85, ông Hoa đã phiên âm thành “kính tặng” và dịch: “Sắc tặng thần Thành hoàng, kính tặng thần (8 chữ) Bảo An,Chánh Trực, Hữu Thiện, Đôn Ngưng”. Chữ kinh(經) này tuy có nhiều nghĩa khác nhau nhưng trong bất cứ nghĩa nào, ngữ cảnh nào đều không thể phiên âm thành kính được. Tuy nhiên, ở trang 86, có lẽ ông Hoa thấy dịch “kính tặng” là không ổn nên tuy cũng phiên âm sai là “kính tặng” nhưng ông lại dịch là “thông qua đó để ban tặng...” cũng sai nốt!

Về những sai lầm khác tản mạn trong khắp cuốn sách

- Trang 11, huyện Phước Long đọc sai thành Phúc Long. Trong Nam đọc Phước, chứ không đọc Phúc như Phước Chánh, Phước Lễ, Phước Tuy, Phước Thiềng v.v…

- Trang 80, ông Hoa viết: “bên trái thờ Chúa Lồi Chúa Sắc. Bốn chữ Nôm này đọc theo âm địa phương”. Viết như vậy là sai,vì 4 chữ Nôm này (主 主 𨫊) phải đọc là “chúa Lòi chúa Sắt”. Lòi đây là dây lòi tói bằng sắt, còn sắt đây là sắt thép, chứ đâu phải sắc đẹp hay sắc không mà viết là Sắc! Bốn chữ này không đọc theo âm địa phương gì cả mà mọi vùng trong cả nước đều đọc như thế! Ở đây chỉ tổ thợ rèn.

- Trang 94, ông Hoa viết: “Cái hay là ngày cấp sắc phong cũng có nhiều trùng hợp với sắc phong ở các đình khác: ngày 29-11 ÂL hay 19-1-1852”. Đây là sai hoàn toàn, vì ngày 29/11 năm Nhâm Tý, niên hiệu Tự Đức thứ 5 là ngày 8/1/1853.

Hầu hết sắc phong thần ở các đình trong Nam Bộ đều là gia phong hay lụy tặng, nghĩa là các đình này trước kia đã có sắc phong thần rồi, nay triều đình Huế lại ban tặng thêm một lần nữa. Các sắc này, lòng văn giống nhau, chỉ khác địa danh xã, huyện mà ngôi đình tọa lạc và niên đại ban sắc đều là “Tự Đức ngũ niên, thập nhất nguyệt, nhị thập cửu nhật”, nghĩa là ngày 29 tháng 11 Âm lịch niên hiệu Tự Đức thứ 5. Theo tư liệu đáng tin cậy thì đợt truy tặng này, triều đình Huế đã ban bố đến 13.000 tờ sắc một lượt. Sở dĩ có việc này là do từ năm Tự Đức thứ 4 (Tân Hợi 1851), triều đình ra chỉ dụ lần thứ hai cấm ngặt việc truyền giáo đạo Ky Tô, nên việc bang giao với các nước Tây Âu có nhiều sứt mẻ. Các nước Tây Âu chủ yếu là Pháp và Tây Ban Nha đưa tàu chiến sang uy hiếp, đồng thời manh nha ý đồ chiếm miền Đông Nam Bộ. Do tình hình khẩn trương đó và với chiến lược “nắm đất giành dân”, triều đình Huế đã ban bố một loạt 13.000 sắc thần với ý đồ “Nơi nào có sắc thần của vua thì đó là Hoàng triều cương thổ”.

Ngày nay trong các bản dịch sắc phong thần, niên đại 29 tháng 11 năm Tự Đức thứ 5 được quy ra năm tháng Dương lịch không thông nhất, khiến cho nhiều người hoang mang, như có người tính đúng năm Tự Đức thứ 5 là năm Nhâm Tý, nên quy ra 1852, nhưng lại quên tháng 11 cuối năm Nhâm Tý này gối đầu qua năm 1853. Lại có người tuy biết chuyện gối đầu nhưng lại tính nhằm năm Tự Đức thứ 4, Tân Hợi thành năm Tự Đức thứ 5, cụ thể như ông Diệp Đình Hoa trong cuốn sách này đã sơ ý quy nhầm ngày này là 19 tháng 01 năm 1852.

Nhằm làm sáng tỏ vấn đề trên, chúng tôi xin trình bày như sau:

Năm Đinh Mùi 1847, vua Thiệu Trị băng hà, truyền ngôi lại cho hoàng tử thứ hai là Hồng Nhậm mới 19 tuổi. Tháng 10 năm Đinh Mùi 1847, Hồng Nhậm lên ngôi Hoàng đế tại điện Thái Hòa, đặt niên hiệu là Tự Đức, nhưng do cư tang nên lấy năm sau là năm Mậu Thân làm năm Tự Đức nguyên niên. Như yậy, Tự Đức nguyên niên bắt đầu từ năm Mậu Thân 1848 thì Tự Đức năm thứ 5 phải là Nhâm Tý 1852. Năm Nhâm Tý này bắt đầu từ ngày mồng Một tháng Giêng là ngày 20 tháng 2 năm 1852 cho đến hết ngày 30 tháng Chạp đủ là ngày 7 tháng 2 năm 1853. Vậy ngày 29 tháng 11 năm Tự Đức thứ 5 tức ngày 29 tháng 11 năm Nhâm Tý là ngày 8/1/1853.

- Trang 106, ông Hoa viết: “Chỗ Tam Bảo là Di Đà ở giữa, hai bên là Thế Chí - Quán Âm”. Đây gọi là tượng Tam Tôn, còn Tam Bảo là Phật - Pháp - Tăng, ở đây bộc lộ sự yếu kém về kiến thức sơ đẳng Phật giáo của ông Hoa.

- Trang 112, ông Hoa viết: “Ba năm một lần tổ chức xô vàng vào ngày 15-10”. Viết như vậy là không hiểu gì hết về tập tục Xô giàn ở miền Đông và Giựt giàn ở miền Tây Nam Bộ. Giàn đây là cái giàn cây dựng lên khỏi mặt đất chừng 2 thước có lót sàn ván chứa đồ cúng, tới giờ người ta xô đồ cúng xuống dưới giàn cho trẻ nít giựt. Còn ở miền Tây, giàn cất 3 tầng cao hơn 10m có sàn ván để đồ cúng trên đó. Tới giờ, trống đánh một hồi dài, người ta tranh nhau leo lên giàn mà giựt đồ cúng. Hiểu xô “vàng mã” là sai lầm lắm!

- Trang 114, ông Hoa viết: “Cúng chúa Ngung Ma nương”. Xin thưa đây là “Chúa Ngung Man Nương” (主 隅 蛮 娘),xét ý nghĩa của 4 chữ này thì chữ “Ngung”(隅)chỉ đất ngoài ven của kinh kỳ, ý nói là nơi núi rừng, biển cả man rợ; không văn minh. Chữ “Man”(蛮)có nghĩạ là man mọi của nơi núi rừng, xa xã hội văn minh của người Kinh. Theo nhiều nhà khảo cổ đáng tin cậy thì Chúa Ngung Man Nương một là chỉ thần Poh Nagar, hai là thần Uma, đều là nữ thần của người Chàm. Từ này vốn chỉ thần vùng man dã không được tôn trọng nên còn được gọi khác đi là “Chúa Ngu Man Nương” (主 愚蛮 娘)hay “Chúa Ngu Man Di” (主 愚蛮夷)có ý khinh bỉ. Ở Nam Bộ, người bình dân nói trại đi thành “Chúa Ngu Ma Nương” (主 愚 魔 娘)thật không có ý nghĩa gì. Vậy xin nên gọi là “Chúa Ngung Man Nương”.

- Trang 105, đoạn nói về chùa Thiền Lâm, ông Hoa viết: “Trước chùa có tháp vị Hòa thượng tịch năm 1982, thọ 70 tuổi. Hòa thượng Thị Chiếu khi chưa xuất gia tên là Trần Văn Thuấn, bố của Trần Văn Phừng, ông thuộc đời 42 của phái Tào Động.

Ở một góc khác có tấm bia của Hòa thượng Khuê húy Như Mỹ, tự Trí Năng thuộc đời 41 của phái Tào Động. Bia do 3 chùa lập: Bảo Phong, Thanh Lương và Bảo Phước. Bia bị Mỹ san ủi, cho nên tạm thời để ở trước chùa cho tiện bảo quản.

Hai bố con cùng xuất gia, thuộc hai phái khác nhau. Dù giáo phái khác nhau, nhưng ngôi chùa vẫn chỉ là một. Theo bài kệ của phái Tào Động thì ở chùa Thiền Lâm ít ra đã có 4 vị trụ trì: Minh, Như, Thị, Đồng. Hiện chỉ biết hai: Như và Thị, Đồng... trước Cao Đài, sau cải theo Thị Chiếu. Minh còn chưa rõ, đời thứ 40”.

Đoạn này có những sai sót sau đây:

1. Thứ nhất là cả bài vị bằng đá cẩm thạch gắn ở tháp lục giác lẫn bài vị thờ tại nhà hậu tổ đều ghi Hòa thượng Thiện Giáo húy Thị Chiếu là nối tự dòng Lâm Tế đời thứ 42.

Nguyên văn bài vị ngoài tháp ghi:

禪森臨濟正宗四十 二世諱是照上善下教和尚覺灵

Thiền Lâm Lâm Tế chánh tông tứ thập nhị thế húy Thị Chiếu thượng Thiện hạ Giáo Hòa thượng giác linh

Tạm dịch:

Đây là giác linh Hòa thượng thượng Thiện hạ Giáo húy Thị Chiếu là đời thứ 42 của Lâm Tế chánh tông chốn Thiền Lâm.

Nguyên văn bài vị thờ tại nhà hậu tổ viết:

禪林寺

嗣臨濟正宗四十二世諱是照上善下教陳公和尚覺灵

元生壬子年享壽七十二

往於壬戌年四月二十六日

Thiền Lâm tự

Tự Lâm Tế chánh tông tứ thập nhị thế húy Thị Chiếu thượng Thiện hạ Giáo Trần công Hòa thượng giác linh.

Nguyên sanh Nhâm Tý niên, hưởng thọ thất thập nhị

Vãng ư Nhâm Tuất niên, tứ nguyệt nhị thập lục nhật

Tạm dịch:

Chùa Thiền Lâm

Đây là giác linh Hòa thượng họ Trần thượng Thiện hạ Giáo húy Thị Chiếu nối tự đời thứ 42 Lâm Tế chánh tông.

Sanh năm Nhâm Tý (1912), hưởng thọ 72 tuổi

Mất ngày 26 tháng 4 năm Nhâm Tuất (1982)

2.Thứ hai là ông không nắm rõ về sự du nhập của các phái Thiền Trung Hoa vào Việt Nam nên mới nói Hòa thượng Thiện Giáo húy Thị Chiếu và Hòa thượng Trí Năng húy Như Mỹ là thuộc phái Tào Động, vì tuy phái Tào Động du nhập và truyền bá rất mạnh mẽ vào Nhật Bản nhưng ở Việt Nam phái Tào Động rất yếu và chỉ truyền bá ở Bắc và Trung Kỳ mà thôi, ở Nam Bộ hầu như không có chùa nào là hậu tự của phái Tào Động.

- Ở trang 107, ông Hoa chép lại bài kệ truyền thừa của phái Lâm Tế theo phiên âm mà không viết nguyên văn như sau:

Đạo bổn nguơn (nguyên) thành Phật Tổ tiên

Minh như hồng nhật lệ trung Thiên

Linh nguyền (quyên) (3) quảng nhuận từ phong thổ

Chiếu thế chân đăng vạn cổ huyền

Chúng tôi xin bổ sung nguyên văn chữ Hán để thấy rõ những chỗ sai của ông Hoa.

道本元成佛祖先

明如紅日麗中天

灵源廣潤慈風普(Phổ)

照 世 真 燈 萬 古 懸

Tạm dịch:

Gốc đạo vốn thành Tổ, Phật trước

Sáng như vầng hồng móc trên trời

Nguồn linh rộng đượm gió lành khắp

Soi đời đèn thật muôn thuở treo.

Chữ “Phổ”(普),ông chép sai thành “Thổ”,rồi do thấy tên húy đời thứ 41 và 42 trong bài kệ truyền thừa này bằng chữ “Nhật”(日)và “Lệ” (麗),chứ không phải bằng “Như” (如)và “Thị” (是) nên ông mới cho là Hòa thượng Trí Năng Như Mỹ và Thiện Giáo Thị Chiếu là kế thừa của tông Tào Động mà không biết ngoài bài kệ nêu trên là Lâm Tế Gia Phổ của chùa Quốc Ân, Thuận Hóa (Huế) còn có một bài kệ nữa cũng của tông Lâm Tế ở chùa Chúc Thánh, Quảng Nam là:

明寔法全彰

印真如是同
祝聖壽天久
祈國祚地長

Minh thật pháp toàn chương

Ấn chân như thị đồng

Chúc thánh thọ thiên cửu

Kỳ quốc tộ địa trường

Tạm dịch:

Sáng thiệt pháp toàn chương

Ấn chân như cũng đồng

Chúc nhà vua bền vững

Cầu đất nước lâu dài

Và chính Hòa thượng Trí Năng húy Như Mỹ là đời thứ 41 và Hòa thượng Thiện Giáo húy Thị Chiếu là đời thứ 42 của tông Lâm Tế theo các chữ của bài kệ này, chứ hai ngài chưa bao giờ là kế tự của tông Tào Động cả. Riêng ông Hoa bảo chùa Thiền Lâm có 4 vị trụ trì vốn chữ đầu tên húy là Minh - Như - Thị - Đồng theo bài kệ Tào Động là không đúng mà là Chân - Như - Thị - Đồng của dòng Lâm Tế chùa Chúc Thánh, Quảng Nam thôi, và sư phụ của Hòa thượng Thiện Giáo húy Thị Chiếu chính là Hòa thượng Trí Năng húy Như Mỹ như trong tấm bia bị Mỹ ủi sập đã ghi.

Về người thừa kế Hòa thượng Thiện Giáo Trần Văn Thuấn là Thượng tọa Huệ Viên húy Lệ Phước thuộc đời thứ 42 tông Lâm Tế, thế danh Trần Văn Phừng là con trai Hòa thượng Thuấn là chuyện rõ ràng không có gì phải bàn, vì trong bài vị của Thượng tọa thờ ở nhà hậu tổ đã ghi rõ: Lâm Tế chánh tông tứ thập nhị thế húy Lệ Phước thượng Huệ hạ Viên đại sư giác linh mạo tòa.

Tuy nhiên vì sao hai cha con mà lại cùng thế thứ đời thứ 42 của tông Lâm Tế mà chữ đầu tên húy lại khác nhau thì cần phải bàn rõ, mặc dù đây cũng là chuyện bình thường.

Nguyên Hòa thượng Thiện Giáo với chữ đầu tên húy là Thị tức thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 42 theo bài kệ thế độ chùa Chúc Thánh, Quảng Nam, còn Thượng tọa Huệ Viên thay vì thọ giáo với cha, lại thọ giáo với Hòa thượng Huệ Chiếu húy Nhật Khai, nối tự đời thứ 41 tông Lâm Tế theo bài kệ Lâm Tế Gia Phổ chùa Quốc Ân, Thuận Hóa lót chữ Nhật thì Thượng tọa Huệ Viên lót chữ Lệ thuộc đời 42 là đương nhiên thôi.

L V D



CHÚ THÍCH

(1) Xem thêm nguyên văn bài thơ này trong Đường thi hiệp giải tiên chú do vương Dực Vân chú, Thượng Hải cẩm chương thư cục ấn hành, không đề năm xuất bản, quyển 3, trang 5.

(2) Chúng tôi may mắn đọc được nguyên văn chữ “đình” cổ tại câu đối bàn thở Tả ban liệt vị, đình thần Tân Ba:

明 燈 彩 映 祥 烟 靄

寶 𨄸 香 浮 瑞 氣 融

Minh đăng thải (thái) ánh tường yên ái

Bửu đỉnh hương phù thụy khí dung

Tạm dịch:

Đèn sáng chiếu rọi ánh mây lành

Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (67). 2008





GÓP Ý MẢNG HÁN VĂN TRONG QUYỂN “LÀNG BẾN GỖ XƯA
VÀ NAY”CỦA GIÁO SƯ TIẾN SĨ DIỆP ĐÌNH HOA

Song Hào Lý Việt Dũng



Cuốn sách Làng Bến Gỗ xưa và nay do GSTS Diệp Đình Hoa biên soạn sau một thời gian ngắn đến công tác tại xã An Hòa, tỉnh Đồng Nai, và được Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai in vào năm 1995. Phải nói quyển sách của ông Diệp Đình Hoa có rất nhiều ưu điểm: nội dung súc tích, bố cục giản đơn mà chặt chẽ, nhất là văn phong đại khoa bay bướm, gãy gọn. Chúng tôi bái phục vì chỉ lưu ngụ một thời gian ngắn tại Bến Gỗ, làm cách nào mà ông Hoa viết được cuốn sách súc tích như thế!

Nhân dân địa phương đánh giá cao và trân ái công trình biên khảo của ông. Tuy nhiên, quyển sách nêu trên không toàn bích vì bên cạnh những ưu điểm không chê vào đâu được, lại có những khuyết điểm cũng không chối cãi được, không chấp nhận được, thuộc mảng Hán văn liên quan đến nhà xưa, mộ cổ, đình chùa, miếu mạo tại Bến Gỗ.

Lâu nay, chúng tôi rất bức xúc vì những ngộ nhận về mảng Hán văn trong quỵển Làng Bến Gỗ xưa và nay của GSTS Diệp Đình Hoa nhưng không có điều kiện thuận lợi để bộc bạch. Nay nhân được UBND xã An Hòa nhờ biên soạn quyển “Thông chí xã An Hòa làng Bến Gỗ”, tôi đành phải góp ý những sai sót của Diệp tiên sinh vì hai quyển sách viết về cùng một đề tài mà khác nhau như trời với vực ở mảng Hán văn thì phải giải thích rõ bên nào sai, bên nào đúng.

Vì các nhầm lẫn của ông Hoa nằm rải rác khắp các chương mục của quyển sách, nên chúng tôi đành góp ý theo kiểu thấy đâu thì góp ý đến đó. Là những người cùng làm văn hóa, nhất là viết sử, chắc Diệp tiên sinh cũng đồng ý với tôi là chúng ta nên cố gắng tôn trọng cái chuẩn xác. Chúng tôi rất mong nhận được phản biện của giáo sư trên phương tiện thông tin, báo chí để bản thân tôi học hỏi thêm về những điều còn chưa hiểu thấu và độc giả đươc tôn trọng trọn vẹn.

Dịch sai các bức hoành phi, câu đối tại các ngôi nhà xưa

Bắt đầu ở ngôi từ đường của gia đình anh Tư Răng (Nguyễn Văn Răng) mà hiện anh Út É (Nguyễn Văn Tuấn) đang ở.

-Hai tâm biển lớn treo trên cao

Bên phải: 鳶 飛 (diên phi): Diều bay

Bên trái: 魚 躍 (ngư dược): Cá nhảy

Ở trang 190, ông Hoa đã phiên âm chữ “diên” (鳶) là con diều thành chữ điệp, và chữ “dược” (躍) là nhảy thành chữ vượt. Điều này cho thấy ông Hoa không chuyên sâu chữ Nho, mặc dù ở trang 22 sách này ông đã nói là có đọc Gia Định thành thông chí qua bản Trung văn do Đái Khả Lai và tập thể hiệu chú năm 1991.

-Nguyên văn cặp đối cột hàng thứ hai:

傳家福地開基德肇仁培千載盛

繼世良田紹業礼耕義植萬年豊

Truyền gia phước địa khai cơ đức triệu, nhân bồi thiền tải thạnh

Kế thế lương điền thiệu nghiệp lễ canh, nghĩa thực vạn niên phong

Tạm dịch:

Truyền gia đất phước khai cơ, đức mở, nhân bồi ngàn đời thịnh vượng

Kế thế ruộng tốt nối nghiệp, lễ cày, nghĩa cấy muôn năm phong phú

Cũng ở trang 190, ông Hoa không hiểu chữ “thực”(植) có nghĩa là trồng hay cấy mà chỉ hiểu theo âm thường gặp “thực” là ăn, tức nghĩa của chữ (食), nên dịch theo quán tính là “ăn” thành ra câu đối thật hay có nghĩa: “cày lễ, trồng (cấy) nghĩa” đã bị ông Hoa dịch rất nhầm lẫn là “trồng lễ, ăn nghĩa”.

-Nguyên văn cặp đôl cột hàng thứ nhất:

孝悌樂靝倫一堂皆瑞氣

文章開 世 業 百代 永書香

Hiếu đễ lạc thiên luân nhất đường giai thụy (thoại) khí

Văn chương khai thế nghiệp bách đại vĩnh thư hương

Tạm dịch:

Hiếu đễ vui thiên luân một nhà đều thoại khí

Văn chương mở thế nghiệp trăm đời mãi thư hương

Ông Hoa chú chữ “thiên” (靝), trong câu đối “một bên là chữ thanh, một bên là chữ hán”. Rõ là sai, vì chữ “thiên” này được viết một bên chữ “thiên” (青) và một bên là chữ “khí” (氣), chứ không phải là chữ hán như ông đã chú giải.

Đặc biệt anh Út É có đưa cho tôi xem một chiếc đèn sành xưa đã sứt mẻ mà trên cái bầu đèn đùng đựng dầu có vẽ hình ảnh một ông già cưỡi ngựa ngất ngưỡng có hai tiểu đồng quảy thư kiếm, be rượu theo hầu kèm hai câu thơ Đường của Đỗ Phủ miêu tả cảnh đó viết bằng chữ thảo:

知章騎馬似乘船

眼華(花)落井水中眠

Tri Chương kỵ mã tự thừa thuyền

Nhãn hoa lạc tỉnh thủy trung miên

Dịch thoát:

Tri Chương cưỡi ngựa tợ đi thuyền

Mắt hoa lọt giếng vẫn ngủ yên.

Hai câu này ở trang 191, ông Hoa đã phiên âm hết sức lạ lùng:“Tri Chương thượng mã tự thừa mang (ngan)”, rồi lý giải: ý nghĩa của 2 câu thơ này có thể tạm hiểu như sau: “Nhà thơ Hạ Tri Chương cưỡi ngựa như là cưỡi lên lưng con chó rừng”, rồi dịch thơ rất nhầm lẫn là:

“Ngồi ngựa Tri Chương như cưỡi chó,

Rơi giếng ngủ vùi trong nước êm”

Sở dĩ có chuyện nhầm lẫn như trên có thể là:

Thứ nhất, ông Hoa không rành chữ thảo nên đã đọc nhầm chữ “thuyền” ( là chiếc thuyền thành “mang” (ngan) (豻) là con chó rừng. Thứ hai là nếu ông đọc nhiều về Đường thi thì hẳn ông đã biết hai câu trên trích từ bài Ẩm trung bát tiên ca của thi hào Đỗ Phủ.(1)

- Cặp liễn đối chữ triện nhà anh Năm Cương. Nhà anh Năm Cương không phải nhà cổ nhưng lại rất đặc biệt vì có cặp liễn đối bằng chữ triện rất khó đọc.

Trang 193, ông Hoa tỏ ra lúng túng, rồi nêu lên cách đọc của ông Sầm Thánh Mẫn, nhưng ông Mẫn cũng đọc không hết, bỏ sót hai chữ và sai một chữ. Hai chữ bỏ sót là “dực cầu” và chữ sai là “(chung) đỉnh” đọc thành “(chung )triết”. Đây là chữ “đỉnh” cổ được viết là ( ) thay vì (鼎),hai chữ “dực cầu” (翼 裘) có nghĩa là áo cầu, một loại áo của người nhà giàu mặc khi ra đường, sau chuyển nghĩa chỉ sự giàu sang. Hai chữ “dực cầu” đối ý với “chung đỉnh” (鍾 鼎) cũng chỉ nhà giàu sang đông người khi ăn cơm phải đánh chuông gọi và cơm đựng trong cái đỉnh to. Vả lại, chữ “đỉnh” cổ nêu trên tự dạng hoàn toàn khác chữ triết (晢) nên đâu thể đọc là “triết” được (2). Vậy hai câu đối này được viết sang thể chân thư là:

芳嶺祥麟鍾 家聲永振

丹山彩鳳翼裘事業常隆

Phương Lĩnh tường lân chung đỉnh gia thanh vĩnh chấn

Đan Sơn thải phượng (phụng) dực cầu sự nghiệp thường long

Tạm dịch:

Lân lành ở Ngọn Thơm giàu có, tiếng nhà mãi chấn hưng

Phụng đẹp tại Núi Đỏ sang trọng, sư nghiệp thường long thạnh





Câu đối tại bàn thờ Tả ban liệt vị đình thần Tân Ba viết chữ “đỉnh" theo lối cổ


Xin lý giải thêm về câu Phương Lĩnh tường lân. Kỳ lân là thụy thú, tức con thú đem đến điềm lành. Khi nào có thánh nhân ra đời thì kỳ lân xuất hiện. Theo sách Thủy kinh chú thì Phương Lĩnh là tên một núi rất cao, quanh năm đầy hoa thơm đua nở nên mới có tên là Đỉnh Thơm, kỳ lân chỉ xuất hiện ở Phương Lĩnh mà thôi. Về sau, người ta tượng trưng hóa kỳ lân đứng trên Phương Lĩnh bằng hình ảnh con kỳ lân bằng đồng đứng trên đỉnh chiếc lư hương. Vì lư hương này dùng để xông trầm nên trên đỉnh luôn thơm tho như Đỉnh Thơm. Tường lân trên Phương Lĩnh là điềm lành đưa đến giàu sang như các nhà hào phú xưa, nhà đông người khi gọi ăn cơm phải dộng chuông (chung) và cơm phải đựng trong cái vạc to (đỉnh). Hễ nhà giàu rồi thì tiếng tăm gia tộc mình mãi mãi vang xa, đó là ý nghĩa câu thứ nhất.

Ở câu thứ hai ông Hoa lại đọc chữ Đan thành chữ Đại (大) và chữ long thành chữ phúc (福)mà vẫn không dám quyết đó là saị, vì ông không để ý luật đối liên, hễ vế này trắc thì vế đối lại phải là bằng, có nghĩa là “vĩnh chấn” phải đối lại là “thường long”, chứ không thể“thường phúc” được. Còn chữ Đan trong từ “Đan Sơn” là trích từ câu “Đan Sơn thải phượng (phụng)”, là một điển tích đã có từ xưa, nên không bao giờ có thể đọc là “Đại sơn thải phụng” được, về chữ Đan Sơn, Từ hải quyển thượng, trang 147 viết (phiên âm): Viễn Sơn Tùng Nghi Đô ký: “Tầm tây bắc lục hành tứ thập lý hữu Đan Sơn, sơn gian thời hữu xích khí lung cái lâm lĩnh như đan sắc, nhân dĩ danh sơn”. Nghĩa là: Sách Đô ký của Viễn Sơn Tùng chép: “Đi đường bộ về phía tây bắc 40 dặm có núi Đan (núi Đỏ), vì nơi núi thường có hơi khí màu đỏ trùm phủ núi rừng xem như màu đỏ nên lấy Đỏ (Đan) đặt tên cho núi”.

Còn điển “Thải phụng” thì sách Sơn hải kinh chép (phiên âm): Đan Huyệt chi sơn, kỳ thượng hữu kim ngọc, đan thủy xuất diên, nhi nam lưu chú ư Bột Hải. Hữu điểu diên, kỳ trạng như kê, ngũ thải nhi văn, danh viết phụng hoàng. Nghĩa là: Núi Đan Huyệt (tức Đan Sơn) bên trên đầy vàng ngọc, lại có nước đỏ phun lên chảy về nam tuôn vào Bột Hải. Trên núi có loài chim, hình dạng như gà, lông vằn 5 màu đẹp đẽ, gọi là phụng hoàng.

Vậy đoạn “Đan Sơn thải phụng” đã được xác định xuất xứ cũng như ý nghĩa, cho nên không hề có chuyện nghi ngờ chữ đan có thể đọc là đại được.

Chúng tôi thật cũng đã cố gắng hết sức để “giải mã” hai câu đối trên với hoài vọng giúp người dân Bến Gỗ đọc và hiểu đúng hai câu đối “bí hiểm” nhà anh Năm Cương, nhưng e cũng có sai sót lầm lẫn. Mong được các bậc thạc học túc Nho chỉ giáo thêm!

Nhân đây, cũng xin nói qua về sự nhầm lẫn của ông Hoa đối với hai chữ Việt Cố (越 故). Ở trang 114, nhân bàn về mồ mả tại xã An Hòa, ông Hoa viết: “... Trên bia mộ thường có hai chữ lớn: Cổ Việt, thường được dịch là Việt xưa. Chữ cổ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa quá cố, hiện vẫn đang được dùng. Theo nghĩa này, có thể hiểu chữ Cổ cũng có nghĩa là thờ phụng, vì thế có thể dịch, mộ của những người thời xưa đã chết vì phụng sự nước Việt”. Ông Hoa đã đọc sai chữ Cố (故) ghi trên bia thành chữ Cổ (古). Tất cả các ngôi cổ mộ trong xã An Hòa không có ngôi nào có hai chữ “Cổ Việt” (古 越) trên bia cả. Ngoài ra chữ Cố ở cả Từ nguyên và Từ hải đều chưa bao giờ có nghĩa là chết, mà chỉ có 3 nghĩa là “xưa cũ, khác đời và họ Cổ”. Chữ Cổ (古) cũng chưa bao giờ có nghĩa thờ phụng, nên dịch hai chữ Việt Cố như ông Hoa là “mộ của những người thời xưa đã chết vì phụng sự nước Việt” là sai hoàn toàn.

Dịch sai các bức hoành phi, câu đối tại đình An Hòa

Tiếp theo đây, chúng tôi xin phép được tiếp tục góp ý thêm về những sai sót của tác giả Diệp Đình Hoa thuộc mảng câu đối, hoành phi ở đình An Hòa từ trang 184 đến hết trang 197. Chỉ có 14 trang thôi mà sai sót của ông Hoa khá nhiều. Những điều ông trình bày ở 14 trang này là chép theo tư liệu của Bảo tàng Đồng Nai. Nhưng khổ thay! Tư liệu này cũng chứa quá nhiều sai sót và đã được chúng tôi sửa chữa giùm rồi.

- Trang 184

Trong vế đầu “Trạc ứng thiên thu, hải yến hà thanh khâm Thánh đức” của cặp câu đối tại gian tiền sảnh, bốn chữ “hải yến hà thanh” (海晏河清) có nghĩa là “biển lặng sông yên”, nhưng ông Hoa lại dịch là “biển lặng sóng yên” là nhẩm lẫn chữ “hà” (河) là sông thành chữ “ba” (波) là sóng. Hay đây là lỗi morasse chăng?!

- Trang 195

Nguyên văn cặp câu đối tại hàng cột gian tiền sảnh như sau:

玉影照禪門三宝長流心廣大

龍光蟠佛殿萬安沾仰德慈悲

Ngọc ảnh chiếu Thiền môn tam bảo trường lưu tâm quảng đại

Long quang bàn Phật điện vạn an triêm ngưỡng đức từ bi

Tạm dịch:

Ánh ngọc chiếu cửa Thiền tam bảo trường lưu lòng rộng độ

Ánh rồng khoanh điện Phật muôn lành thấm đượm đức từ bi

Nguyên văn lạc khoản:

飛丙午年仲冬吉旦守簿陳文瓏奉供

Long phi Bính Ngọ niên trọng đông cát đán, thủ bộ Trần Văn Lung phụng cúng Tạm dịch:

Ngày tháng: ngày tốt tháng 11 năm Bính Ngọ, người coi sổ sách làng là Trần Văn Lung phụng cúng.

Cặp đối trên, ông Hoa phiên âm sai 2 chữ, là chữ “Phật” (佛)phiên âm sai thành chữ “phù” hết sức lạ lùng, và chữ “triêm” (沾) có nghĩa là “thấm đượm” thành “chiêm” (瞻) trong “chiêm ngưỡng” (瞻 仰)là “ngắm xem, ngưỡng mộ”,vô nghĩa trong ngữ cảnh này. Đã phiên âm sai, ông lại dịch hỏng câu này là:

Ánh rồng quanh điện Phật, yên lòng ngưỡng mộ đức từ bi

Chữ “bàn” (蟠) là động từ, có nghĩa là “khoanh quấn”, tức cử chỉ của loài rổng rắn mà dịch “quanh” là không đạt. Chữ “vạn an” (萬 安)là “muôn lành” mà dịch là “yên lành” thì xa nghĩa quá! Trong phần lạc khoản, hai chữ “long phi”(龍 飛) tương đương như hai chữ “tuế thứ”(歲次)có nghĩa là “năm tháng” hay “ngày tháng”, thường để trên lạc khoản mộ bia hay câu đối ở đình chùa, thì ông lại dịch là “niên hiệu” theo cách nhầm lẫn mà ông đã trình bày ở trang 97 như sau (xin trích):

“Thời Nguyễn niên hiệu thống nhất trong cả nước thể hiện sự chính thống. Chỉ có sắc phong thần do triều đình cấp là có niên hiệu Tự Đức. Ngoài ra, ngay cả quan lại cũng không dùng niên hiệu của triều đình. Niên hiệu thường săp là Long Phi [bỏ một đoạn]. Trong quá trình điền dã ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung hình như vùng nào chịu ảnh hưởng của Tây Sơn sâu đậm, thường hay dùng niên hiệu Long Phi [bỏ một đoạn]. Phải chăng người ta dùng niên hiệu Long Phi để chỉ “niên hiệu” của thần?...”.

Đoạn văn trên đây có những điểm nhầm lẫn như sau:

1. Không phải chỉ có sắc phong thần do triều đình cấp là mới có niên hiệu Tự Đức, mà phần lớn các vị vua triều Nguyễn đều có sắc phong thần, ngay cả vị vua cuối cùng là Bảo Đại.

2. Nhà Nguyễn sắc phong chức tước cho các quan lại dù lớn hay nhỏ đều có ghi niên hiệu của triều đình. Có lẽ ông Hoa chưa đọc đến sắc phong cho các quan lại nên mới viết như thế? Chúng tôi dịch nhiều sắc vua ban, hiện có tại nhà gần 100 bản sao sắc phong các quan, mà sắc nào cũng đề rõ niên hiệu của triều đình.

3. Nói niên hiệu thường gặp là Long Phi là hoàn toàn sai, vì ở Việt Nam ta không có vị vua nào có niên hiệu Long Phi. Chữ “long phi” mà ông Hoa thường gặp chỉ có nghĩa tương đương với chữ “tuế thứ” nghĩa là “năm tháng...”. Chữ “long phi” này chỉ được dùng tại lạc khoản các hoành phi, câu đối ở nhà xưa, đình miếu, chùa chiền hoặc nơi mộ bia cổ, chứ chưa bao giờ được dùng trong sắc các vua bất cứ triều nào ở ta hay Trung Quốc. Nói rõ ra, chữ “long phi” có 3 nghĩa:

a. Chỉ bậc đế vương đang ngự trị trên ngai vàng, do quẻ Càn Kinh Dịch viết: “Long phi tại thiên” (龍 飛 在 天) tức “Con rồng bay lên trời ”. Chú giải câu này là “Con rồng bay trên trời giống như bậc Thánh nhân đang ở trên vương vị vậy”. Như vậy, chữ “long phi” chưa bao giờ có nghĩa là niên hiệu cả, do đó trong tất cả sắc hay chiếu của vua trong mọi triều đại ở ta hay Trung Quốc không bao giờ có 2 chữ “long phi” đặt trước tên niên hiệu của vua, tức không bao giờ có “Long Phi Khang Hy thập tam niên” hay “Long Phi Tự Đức thập niên” chẳng hạn!

b. Tên niên hiệu vua ở Trung Quốc:

- Vua Lữ Quang nhà Hậu Lương đời Tấn (396-398) có niên hiệu là Long Phi.

- Trương Liên, chúa bọn giặc ở Hàng Châu đời Minh cũng tiếm xưng niên hiệu là Long Phi.

c. Có nghĩa tương đương với từ “tuế thứ” tức “ngày tháng” hay “năm tháng” như chúng tôi đã nói ở trên.

4. Nói “Nơi nào chịu ảnh hưởng sâu đậm của Tây Sơn thì thường dùng niên hiệu Long Phi” là một chuyện ngộ nhận, vì Tây Sơn chỉ có 4 niên hiệu là Thái Đức (Nguyễn Nhạc), Quang Trung (Nguyễn Huệ), Cảnh Thịnh, sau đổi là Bảo Hưng (Nguyễn Quang Toản), chứ làm gì có niên hiệu Long Phi mà ông Hoa gặp được?!

5. Nói “Phải chăng người ta dùng niên hiệu Long Phi để chỉ “niên hiệu” của thần?” là ý tưởng lạ lẫm, vì thần có phải là vua đâu mà có niên hiệu? Thần chỉ có duệ hiệu thôi!

- Nguyên văn cặp câu đối treo tại 2 cột trước nhà cầu (nhà nối liền hai nhà với nhau):

慈念濟人千年護持超淨景

澄 心 現 世大法 光 明達 早春

Từ niệm tế nhân, thiên niên hộ trì siêu tịnh cảnh

Trừng tâm hiện thế đại pháp quang minh đạt tảo xuân

Nghĩa là:

Niệm lành giúp người ngàn năm vượt (qua) cảnh tịnh

Tâm lắng hiện đời pháp lớn sáng rỡ xuân sớm

(Cặp câu đôl này không có lạc khoản)

Câu nhất của cặp đối này, ông Hoa phiên âm sai mấy chữ “thiên đa hộ từ siêu tịnh cảnh”,câu hai phiên âm sai chữ “quang minh” (光 明) thành “quang chiếu”. Do đọc nhầm nên dịch sai ý nguyên văn như sau:

Cầu thiện đỡ người, trời nhiều phù độ siêu cảnh tịnh

Sửa lòng giúp đời, phép lớn chiếu sáng đạt xuân tươi

“Từ niệm” (慈念)là “niệm lành”,sao lại dịch là “cầu thiện” được? Do đọc sai “Thiên niên hộ trì” (千年護持)tức “Ngàn năm hộ trì” thành “Thiên đa hộ trì”

(千多護慈)nên mới dịch sai là “Trời nhiều phù độ”,do ông không biết “thiên” (千) đây có nghĩa là ngàn mà qua đọc âm “thiên”,tưởng“thiên” (天) là trời. Ở đây, ông chỉ dịch theo phiên âm của Bảo tàng Đồng Nai. Câu dưới do đọc nhẩm “quang minh” (光明)là “rực sáng” thành “quang chiếu” (光 照)là “chiếu sáng” nên mới dịch như trên, cũng may là ông hạ được một câu rất chính xác:“Câu này mang tư tưởng Phật giáo, có lẽ câu đối ở chùa”.

- Nguyên văn cặp câu đối treo ở 2 cây cột giữa nhà cầu:

安富尊灵聖德汪洋今若古

和平中正神恩浩蕩北而南



An phú tôn linh thánh đức uông dương kim nhược cổ

Hòa bình trung chính thần ân hạo đãng Bắc nhi Nam

Tạm dịch:

An ổn giàu có tôn vinh đức thánh mênh mang xưa như nay

Hòa hợp yên bình trung chánh ơn thần dào dạt Bắc tới Nam

Cặp đối này trong sách của ông Hoa có một vài sai sót nhỏ, có lẽ do lỗi morasse. Đáng bàn ở đây là chỗ dịch dòng lạc khoản.

龍飛丙午年五月

舊鄉紳陳文隆奉拜

Long phi Bính Ngọ niên ngũ nguyệt

Cựu hương thân Trần Văn Long phụng bái

Nghĩa là:

Ngày tháng: tháng 5 năm Bính Ngọ, cựu hương thân Trần Văn Long phụng bái. Ngoài hai chữ “Long phi” lại cũng bị ông Hoa hiểu lầm là “niên hiệu”, chữ “thân” (紳) trong chức hương thân ông Hoa đọc nhầm theo tư liệu của Bảo tàng Đồng Nai là hương thôn. Về phẩn chữ “Long” (隆)tên ông cựu hương thân, chính được viết bằng bộ “liễu leo” (阝),tức chữ viết gọn của bộ “phụ” (阜),nhưng ông Hoa lại ghi một câu thật lạ: “Chữ Long bên trái hình như là bộ thổ, không phải bộ liễu leo” mà không biết rằng trong chữ Hán không có chữ nào được viết bằng bộ thổ (土) cộng với( ) bao giờ. Hình như ông Hoa không biết chữ (隆)được viết thế nào và nghĩa là gì!

- Nguyên văn cặp đối treo tại 2 cây cột đầu chánh điện:

宝聚禪林覺 悟 生灵菩提心舍利

安成梵宇莊嚴色相淨土福如來

Bửu tụ Thiền lâm giác ngộ sanh linh, Bồ đề tâm Xá lợi

An thành Phạn vũ trang nghiêm sắc tướng, Tịnh độ phước Như Lai

Nghĩa là:

Bửu tụ về nơi Thiền lâm, giác ngộ chúng sanh, tâm Bồ đề Xá lợi

An tạo thành chốn chùa chiền, trang nghiêm sắc tướng, phước Tịnh độ Như Lai

Ông Hoa phiên âm thành:

Bảo tụ thiền lâm, giác ngộ sanh linh, bồ đề (thiếu chữ “tâm”) xá lợi

An thành phạn vũ trang nghiêm sắc tướng tịnh độ phúc như lai

Và dịch là:

Tâm thành xá lợi giác ngộ Bồ đề ngọc tụ rồng thiền

Phúc Phật Như Lai, trang nghiêm Tịnh độ, thành đời yên không sắc

Câu một mắc nhiều lỗi morasse (như “rừng thiền” thành “rồng thiền”...) câu hai dịch như ông Hoa “Phúc Phật Như Lai, trang nghiêm tịnh độ, thành đời yên không sắc” thì sai mà cũng chứng tỏ ông không nắm vững thuật ngữ Phật giáo cũng như Phật lý, bởi trong đoạn “An thành Phạn vũ trang nghiêm sắc tướng”, chữ “Phạn vũ” (梵 宇)là thuật ngữ chỉ chùa chiền, và toàn đoạn có nghĩa là “An ổn hình thành được ngôi chùa trang nghiêm sắc tướng (là phước của Tịnh độ Như Lai)”. Trong đoạn này tuyệt đối không có chi tiết nào nói về “thành đời yên không sắc”, bởi 2 thuật ngữ không sắc và sắc tướng hoàn toàn khác nhau về ý nghĩa. Bởi “sắc không” là từ chỉ thể tánh vạn hữu, có mà không - không mà có, còn “sắc tướng” là pháp thân Như Lai u huyền không thể hiện bình thường ở trần duyên nhưng do phương tiện độ sanh mà thể hiện sắc thân qua nhiều hình tướng chư Phật gọi là sắc tướng Như Lai.

Riêng phần lạc khoản của cặp câu đối này là:

龍飛丙午年仲冬吉日宝安寺住持

福至本道敬送

Long phi, Bính Ngọ niên trọng đông cát nhật, Bửu An tự trụ trì,

Phước Chí bổn đạo kính tống

Nghĩa là:

Ngày tháng: ngày tốt tháng 11 (giữa Đông) năm Bính Ngọ, trụ trì chùa Bửu An và bổn đạo Phước Chí kính tặng [theo lạc khoản cặp câu đối tại nhà hậu tổ chùa Bửu An thì “bổn đạo Phước Chí” là tín đồ (hoặc trụ trì) chùa An Khánh, Vĩnh Hội, Sài Gòn đã tặng cặp câu đối tại nhà hậu tổ chùa Bửu An và cùng trụ trì chùa Bửu An tặng cặp câu đối nêu trên].

Thường thì lạc khoản chỉ đóng vai trò ghi lại tên người tặng cùng năm tháng được tặng, nhưng trong tình trạng câu đối hiện nằm tại đình có thể gây tranh cãi về xuất xứ của nó thì lạc khoản trên lại trở nên rất quan trọng, nó xác định đôi liễn vốn là của chùa Bửu An. Tiếc thay, ông Hoa đã không nhận ra điều này!

Trước khi dịch câu đối này, ông chỉ nhận xét: “Hai chữ đầu của câu đối là Bảo An, tức chùa Bảo An [đúng ra phải là Bửu An, vì đó là tên chính thức của chùa-LVD]” nhưng không đủ khi viết tiếp chung chung: “Những người tặng theo đạo Phật.”

- Nguyên văn cặp câu đối treo ở 2 cây cột trước khám thờ thần:

正氣乾坤同北斗泰山共仰

英風宇宙與秋霜烈日爭嚴

Phiên âm:

Chánh khí càn khôn đồng Bắc Đẩu Thái Sơn cộng ngưỡng

Anh phong vũ trụ dữ thu sương liệt nhật tranh nghiêm

Nghĩa là:

Chính khí đất trời giông Bắc Đẩu Thái Sơn cùng được ngưỡng mộ

Anh phong vũ trụ với sương lạnh ngày nóng tranh nghiêm trọng (oai nghiêm)

Cặp câu đối này, ông Hoa phiên âm sai mấy chữ, như câu đầu chữ “cộng” (共) ngưỡng thì ông phiên âm thành “hưng ngưỡng” do người khắc liễn khắc chữ kiểu” (共),ông Hoa nghĩ rằng đây là chữ viết tắt của chữ “hưng”. Thật ra chữ “hưng” được viết tắt là(兴),không thể lầm với chữ “cộng” kiểu (共)được. Câu 2, chữ “vũ trụ” ông đọc lầm là “vũ tạc”, nhưng có lẽ đây là lỗi morasse.

Phần dịch thì quả là ông đã dịch sai ý của 2 câu đối này. Ý câu đầu là “chánh khí đất trời” bằng với sao Bắc Đẩu, núi Thái Sơn để mọi người cùng chiêm ngưỡng. Ý câu thứ hai là “anh phong của vũ trụ” tranh tính nghiêm trọng, mạnh mẽ oai nghiêm cùng sương thu lạnh dữ và ngày hè nóng bức. Ông Hoa phiên âm nhầm “tranh nghiêm” (爭 嚴)thành “trang nghiêm”(莊 嚴)là do không hiểu nghĩa chữ “nghiêm” (嚴)trong ngữ cảnh này là mạnh tợn, dữ dằn như “nghiêm hàn” là lạnh dữ lắm, “nghiêm lệ thanh” là tiếng nói thật mạnh tợn đáng sợ, chứ không phải “trang nghiêm” nên dẫn đến việc dịch sai ý.

- Ở trang 195, ông đã nhận xét cặp câu đối: Ngọc ảnh chiếu Thiền môn, Tam bảo trường lưu tâm quảng độ / Long quang bàn Phật điện vạn an triêm ngưỡng đức từ bi như sau:

“Câu đối có thể là của nhà chùa, đình vẫn dung nạp”, rồi ở trang 197 ông lại viết: “Câu đối trong đình phản ánh tín ngưỡng của người Việt, qua đây rõ ràng là sự phản ánh về tính hòa tan với các quan niệm tôn giáo khác, nhất là đạo Phật. Đình dung nạp những hiện vật thể hiện tư tưởng tôn giáo của chùa Phật... [bỏ một đoạn]. Sự hòa hợp rộng mở thể hiện qua sưu tập các câu đối ở đình An Hòa, phản ánh một sự quảng đại bao dung trong sự kế thừa truyền thống”. Đây là phát biểu chủ quan và khiên cưỡng, vì năm 1945 chùa Bửu An bị Tây lấy làm đồn bót nên tín chúng đã đem tượng Phật gởi ở chùa ông Quan Thánh và đem các tâm liễn đối gởi ở đình An Hòa. Sau khi Tây trả lại chùa, vì một lý do nào đó mà người ta “quên” không đưa các câu liễn đối vật hoàn bổn xứ. Bằng cớ là ngày nay tại chánh điện chùa Bửu An, các cây cột gỗ tròn đều trống trơn, không có một đôi liễn nào, chỉ còn một cặp duy nhất sau nhà hậu tổ. Không bao giờ có chuyện một ngôi chùa xưa mà các hàng cột tròn tại chánh điện chẳng có câu đối được. Đại khái tại đình An Hòa bây giờ có 3 cặp câu đối mà ý nghĩa, phàm ai có chút Phật học đều hiểu đây là các câu đối dùng cho chùa, các câu đối này theo thứ tự từ ngoài vào trong, ngoài câu “Ngọc ảnh chiếu Thiền môn...” còn có 2 câu:

Từ niệm tế nhân thiên niên hộ trì siêu tịnh cảnh

Trừng tâm hiện thế đại pháp quang minh đạt tảo xuân

Và:

Bửu tụ Thiền lâm giác sanh linh Bồ đề tâm Xá lợi

An thành Phạn vũ trang nghiêm sắc tướng Tịnh độ Như Lai

Chẳng những vậy, lạc khoản cặp đối này còn ghi rất rõ mấy chữ 宝安寺住持福至本道敬送 có nghĩa là (do vị) trụ trì chùa Bửu An và bổn đạo Phước Chí kính tặng, chứng minh rõ cặp đối này là của chùa Bửu An gởi xưa kia. Vậy không bao giờ có chuyện “Đình dung nạp những hiện vật thể hiện tư tưởng tôn giáo chùa Phật hay “sự hòa hợp rộng mở, phản ánh một sự quảng đại bao dung trong sự kế thừa truyền thống” như ông Hoa phát biểu được.

Về các bức hoành phi, ông Hoa phiên âm và dịch ít sai hơn ở mảng câu đối, có lẽ do chúng ngắn gọn và tương đối dễ hiểu. Xin tạm nêu ra một vài sai sót rõ nét.

- Ở trang 87, hoành phi đề 4 chữ “Uy linh thánh trí” (威 灵 聖 智)tức có nghĩa “Trí của thánh thật là oai linh” đã bị dịch sai là “Tứ của thánh rất oai linh”, đây chắc chỉ là lỗi morasse.

Cũng trang 87 này, hoành phi đề 3 chữ “Trí trung hòa” (智 中 和)đã bị phiên âm sai là “Chí trung hòa”.

- Trang 89, tấm hoành phi treo ở gian võ quy đề 4 chữ “Hộ quốc tí dân” (護國庇民)đã bị ông Hoa phiên âm nhầm là “Hộ quốc lý dân” đây có lẽ cũng là lỗi morasse.

- Trang 96, hoành phi đề 4 chữ “Uy linh thánh trí” (威 灵 聖 智)đã bị phiên âm nhầm là “Lung linh thánh trí”, đây chắc cũng là lỗi morasse (lỗi morasse nhiều quá là điều không thể chấp nhận được).

Cũng trang 96 này, hoành phi đề 4 chữ “Kinh tặng bảo an”( 經 贈 保 安),nghĩa là (trước đây) đã từng được tặng qua là (thần) Bảo An, bị ông Hoa phiên âm nhầm là “Kính tặng bảo an”. Có lẽ ông không biết đây là mỹ tự duệ hiệu của thần trích từ tấm bài vị đặt tại khám thờ thần. Nguyên văn bài vị chép:

敕 城 皇 之 神 經 贈 保 安 正 直 佑 善 敦 凝 之 神

Sắc Thành hoàng chi thần kinh tặng Bảo An Chính Trực Hữu Thiện Đôn Ngưng chi thần.

Tạm dịch:

Sắc phong thần Thành hoàng đã từng được phong tặng là thần Bảo An Chính Trực Hữu Thiện Đôn Ngưng.

Bài vị này được trích trong sắc phong thẩn:“敕 城 皇 之 神 原 贈 保 安 正 直 佑 善 ...”, tức “Sắc Thành hoàng chi thần nguyên tặng Bảo An Chính Trực Hữu Thiện...”,nhưng thay vì chép y 2 chữ “nguyên tặng”(原 贈)thì người viết lại cách điệu thành “kinh tặng” (贈 經),nghĩa cá 2 chữ đều có nghĩa là đã từng được tặng qua. Vì không nắm được điều này nên ở trang 85, ông Hoa đã phiên âm thành “kính tặng” và dịch: “Sắc tặng thần Thành hoàng, kính tặng thần (8 chữ) Bảo An,Chánh Trực, Hữu Thiện, Đôn Ngưng”. Chữ kinh(經) này tuy có nhiều nghĩa khác nhau nhưng trong bất cứ nghĩa nào, ngữ cảnh nào đều không thể phiên âm thành kính được. Tuy nhiên, ở trang 86, có lẽ ông Hoa thấy dịch “kính tặng” là không ổn nên tuy cũng phiên âm sai là “kính tặng” nhưng ông lại dịch là “thông qua đó để ban tặng...” cũng sai nốt!

Về những sai lầm khác tản mạn trong khắp cuốn sách

- Trang 11, huyện Phước Long đọc sai thành Phúc Long. Trong Nam đọc Phước, chứ không đọc Phúc như Phước Chánh, Phước Lễ, Phước Tuy, Phước Thiềng v.v…

- Trang 80, ông Hoa viết: “bên trái thờ Chúa Lồi Chúa Sắc. Bốn chữ Nôm này đọc theo âm địa phương”. Viết như vậy là sai,vì 4 chữ Nôm này (主 主 𨫊) phải đọc là “chúa Lòi chúa Sắt”. Lòi đây là dây lòi tói bằng sắt, còn sắt đây là sắt thép, chứ đâu phải sắc đẹp hay sắc không mà viết là Sắc! Bốn chữ này không đọc theo âm địa phương gì cả mà mọi vùng trong cả nước đều đọc như thế! Ở đây chỉ tổ thợ rèn.

- Trang 94, ông Hoa viết: “Cái hay là ngày cấp sắc phong cũng có nhiều trùng hợp với sắc phong ở các đình khác: ngày 29-11 ÂL hay 19-1-1852”. Đây là sai hoàn toàn, vì ngày 29/11 năm Nhâm Tý, niên hiệu Tự Đức thứ 5 là ngày 8/1/1853.

Hầu hết sắc phong thần ở các đình trong Nam Bộ đều là gia phong hay lụy tặng, nghĩa là các đình này trước kia đã có sắc phong thần rồi, nay triều đình Huế lại ban tặng thêm một lần nữa. Các sắc này, lòng văn giống nhau, chỉ khác địa danh xã, huyện mà ngôi đình tọa lạc và niên đại ban sắc đều là “Tự Đức ngũ niên, thập nhất nguyệt, nhị thập cửu nhật”, nghĩa là ngày 29 tháng 11 Âm lịch niên hiệu Tự Đức thứ 5. Theo tư liệu đáng tin cậy thì đợt truy tặng này, triều đình Huế đã ban bố đến 13.000 tờ sắc một lượt. Sở dĩ có việc này là do từ năm Tự Đức thứ 4 (Tân Hợi 1851), triều đình ra chỉ dụ lần thứ hai cấm ngặt việc truyền giáo đạo Ky Tô, nên việc bang giao với các nước Tây Âu có nhiều sứt mẻ. Các nước Tây Âu chủ yếu là Pháp và Tây Ban Nha đưa tàu chiến sang uy hiếp, đồng thời manh nha ý đồ chiếm miền Đông Nam Bộ. Do tình hình khẩn trương đó và với chiến lược “nắm đất giành dân”, triều đình Huế đã ban bố một loạt 13.000 sắc thần với ý đồ “Nơi nào có sắc thần của vua thì đó là Hoàng triều cương thổ”.

Ngày nay trong các bản dịch sắc phong thần, niên đại 29 tháng 11 năm Tự Đức thứ 5 được quy ra năm tháng Dương lịch không thông nhất, khiến cho nhiều người hoang mang, như có người tính đúng năm Tự Đức thứ 5 là năm Nhâm Tý, nên quy ra 1852, nhưng lại quên tháng 11 cuối năm Nhâm Tý này gối đầu qua năm 1853. Lại có người tuy biết chuyện gối đầu nhưng lại tính nhằm năm Tự Đức thứ 4, Tân Hợi thành năm Tự Đức thứ 5, cụ thể như ông Diệp Đình Hoa trong cuốn sách này đã sơ ý quy nhầm ngày này là 19 tháng 01 năm 1852.

Nhằm làm sáng tỏ vấn đề trên, chúng tôi xin trình bày như sau:

Năm Đinh Mùi 1847, vua Thiệu Trị băng hà, truyền ngôi lại cho hoàng tử thứ hai là Hồng Nhậm mới 19 tuổi. Tháng 10 năm Đinh Mùi 1847, Hồng Nhậm lên ngôi Hoàng đế tại điện Thái Hòa, đặt niên hiệu là Tự Đức, nhưng do cư tang nên lấy năm sau là năm Mậu Thân làm năm Tự Đức nguyên niên. Như yậy, Tự Đức nguyên niên bắt đầu từ năm Mậu Thân 1848 thì Tự Đức năm thứ 5 phải là Nhâm Tý 1852. Năm Nhâm Tý này bắt đầu từ ngày mồng Một tháng Giêng là ngày 20 tháng 2 năm 1852 cho đến hết ngày 30 tháng Chạp đủ là ngày 7 tháng 2 năm 1853. Vậy ngày 29 tháng 11 năm Tự Đức thứ 5 tức ngày 29 tháng 11 năm Nhâm Tý là ngày 8/1/1853.

- Trang 106, ông Hoa viết: “Chỗ Tam Bảo là Di Đà ở giữa, hai bên là Thế Chí - Quán Âm”. Đây gọi là tượng Tam Tôn, còn Tam Bảo là Phật - Pháp - Tăng, ở đây bộc lộ sự yếu kém về kiến thức sơ đẳng Phật giáo của ông Hoa.

- Trang 112, ông Hoa viết: “Ba năm một lần tổ chức xô vàng vào ngày 15-10”. Viết như vậy là không hiểu gì hết về tập tục Xô giàn ở miền Đông và Giựt giàn ở miền Tây Nam Bộ. Giàn đây là cái giàn cây dựng lên khỏi mặt đất chừng 2 thước có lót sàn ván chứa đồ cúng, tới giờ người ta xô đồ cúng xuống dưới giàn cho trẻ nít giựt. Còn ở miền Tây, giàn cất 3 tầng cao hơn 10m có sàn ván để đồ cúng trên đó. Tới giờ, trống đánh một hồi dài, người ta tranh nhau leo lên giàn mà giựt đồ cúng. Hiểu xô “vàng mã” là sai lầm lắm!

- Trang 114, ông Hoa viết: “Cúng chúa Ngung Ma nương”. Xin thưa đây là “Chúa Ngung Man Nương” (主 隅 蛮 娘),xét ý nghĩa của 4 chữ này thì chữ “Ngung”(隅)chỉ đất ngoài ven của kinh kỳ, ý nói là nơi núi rừng, biển cả man rợ; không văn minh. Chữ “Man”(蛮)có nghĩạ là man mọi của nơi núi rừng, xa xã hội văn minh của người Kinh. Theo nhiều nhà khảo cổ đáng tin cậy thì Chúa Ngung Man Nương một là chỉ thần Poh Nagar, hai là thần Uma, đều là nữ thần của người Chàm. Từ này vốn chỉ thần vùng man dã không được tôn trọng nên còn được gọi khác đi là “Chúa Ngu Man Nương” (主 愚蛮 娘)hay “Chúa Ngu Man Di” (主 愚蛮夷)có ý khinh bỉ. Ở Nam Bộ, người bình dân nói trại đi thành “Chúa Ngu Ma Nương” (主 愚 魔 娘)thật không có ý nghĩa gì. Vậy xin nên gọi là “Chúa Ngung Man Nương”.

- Trang 105, đoạn nói về chùa Thiền Lâm, ông Hoa viết: “Trước chùa có tháp vị Hòa thượng tịch năm 1982, thọ 70 tuổi. Hòa thượng Thị Chiếu khi chưa xuất gia tên là Trần Văn Thuấn, bố của Trần Văn Phừng, ông thuộc đời 42 của phái Tào Động.

Ở một góc khác có tấm bia của Hòa thượng Khuê húy Như Mỹ, tự Trí Năng thuộc đời 41 của phái Tào Động. Bia do 3 chùa lập: Bảo Phong, Thanh Lương và Bảo Phước. Bia bị Mỹ san ủi, cho nên tạm thời để ở trước chùa cho tiện bảo quản.

Hai bố con cùng xuất gia, thuộc hai phái khác nhau. Dù giáo phái khác nhau, nhưng ngôi chùa vẫn chỉ là một. Theo bài kệ của phái Tào Động thì ở chùa Thiền Lâm ít ra đã có 4 vị trụ trì: Minh, Như, Thị, Đồng. Hiện chỉ biết hai: Như và Thị, Đồng... trước Cao Đài, sau cải theo Thị Chiếu. Minh còn chưa rõ, đời thứ 40”.

Đoạn này có những sai sót sau đây:

1. Thứ nhất là cả bài vị bằng đá cẩm thạch gắn ở tháp lục giác lẫn bài vị thờ tại nhà hậu tổ đều ghi Hòa thượng Thiện Giáo húy Thị Chiếu là nối tự dòng Lâm Tế đời thứ 42.

Nguyên văn bài vị ngoài tháp ghi:

禪森臨濟正宗四十 二世諱是照上善下教和尚覺灵

Thiền Lâm Lâm Tế chánh tông tứ thập nhị thế húy Thị Chiếu thượng Thiện hạ Giáo Hòa thượng giác linh

Tạm dịch:

Đây là giác linh Hòa thượng thượng Thiện hạ Giáo húy Thị Chiếu là đời thứ 42 của Lâm Tế chánh tông chốn Thiền Lâm.

Nguyên văn bài vị thờ tại nhà hậu tổ viết:

禪林寺

嗣臨濟正宗四十二世諱是照上善下教陳公和尚覺灵

元生壬子年享壽七十二

往於壬戌年四月二十六日

Thiền Lâm tự

Tự Lâm Tế chánh tông tứ thập nhị thế húy Thị Chiếu thượng Thiện hạ Giáo Trần công Hòa thượng giác linh.

Nguyên sanh Nhâm Tý niên, hưởng thọ thất thập nhị

Vãng ư Nhâm Tuất niên, tứ nguyệt nhị thập lục nhật

Tạm dịch:

Chùa Thiền Lâm

Đây là giác linh Hòa thượng họ Trần thượng Thiện hạ Giáo húy Thị Chiếu nối tự đời thứ 42 Lâm Tế chánh tông.

Sanh năm Nhâm Tý (1912), hưởng thọ 72 tuổi

Mất ngày 26 tháng 4 năm Nhâm Tuất (1982)

2.Thứ hai là ông không nắm rõ về sự du nhập của các phái Thiền Trung Hoa vào Việt Nam nên mới nói Hòa thượng Thiện Giáo húy Thị Chiếu và Hòa thượng Trí Năng húy Như Mỹ là thuộc phái Tào Động, vì tuy phái Tào Động du nhập và truyền bá rất mạnh mẽ vào Nhật Bản nhưng ở Việt Nam phái Tào Động rất yếu và chỉ truyền bá ở Bắc và Trung Kỳ mà thôi, ở Nam Bộ hầu như không có chùa nào là hậu tự của phái Tào Động.

- Ở trang 107, ông Hoa chép lại bài kệ truyền thừa của phái Lâm Tế theo phiên âm mà không viết nguyên văn như sau:

Đạo bổn nguơn (nguyên) thành Phật Tổ tiên

Minh như hồng nhật lệ trung Thiên

Linh nguyền (quyên) (3) quảng nhuận từ phong thổ

Chiếu thế chân đăng vạn cổ huyền

Chúng tôi xin bổ sung nguyên văn chữ Hán để thấy rõ những chỗ sai của ông Hoa.

道本元成佛祖先

明如紅日麗中天

灵源廣潤慈風普(Phổ)

照 世 真 燈 萬 古 懸

Tạm dịch:

Gốc đạo vốn thành Tổ, Phật trước

Sáng như vầng hồng móc trên trời

Nguồn linh rộng đượm gió lành khắp

Soi đời đèn thật muôn thuở treo.

Chữ “Phổ”(普),ông chép sai thành “Thổ”,rồi do thấy tên húy đời thứ 41 và 42 trong bài kệ truyền thừa này bằng chữ “Nhật”(日)và “Lệ” (麗),chứ không phải bằng “Như” (如)và “Thị” (是) nên ông mới cho là Hòa thượng Trí Năng Như Mỹ và Thiện Giáo Thị Chiếu là kế thừa của tông Tào Động mà không biết ngoài bài kệ nêu trên là Lâm Tế Gia Phổ của chùa Quốc Ân, Thuận Hóa (Huế) còn có một bài kệ nữa cũng của tông Lâm Tế ở chùa Chúc Thánh, Quảng Nam là:

明寔法全彰

印真如是同
祝聖壽天久
祈國祚地長

Minh thật pháp toàn chương

Ấn chân như thị đồng

Chúc thánh thọ thiên cửu

Kỳ quốc tộ địa trường

Tạm dịch:

Sáng thiệt pháp toàn chương

Ấn chân như cũng đồng

Chúc nhà vua bền vững

Cầu đất nước lâu dài

Và chính Hòa thượng Trí Năng húy Như Mỹ là đời thứ 41 và Hòa thượng Thiện Giáo húy Thị Chiếu là đời thứ 42 của tông Lâm Tế theo các chữ của bài kệ này, chứ hai ngài chưa bao giờ là kế tự của tông Tào Động cả. Riêng ông Hoa bảo chùa Thiền Lâm có 4 vị trụ trì vốn chữ đầu tên húy là Minh - Như - Thị - Đồng theo bài kệ Tào Động là không đúng mà là Chân - Như - Thị - Đồng của dòng Lâm Tế chùa Chúc Thánh, Quảng Nam thôi, và sư phụ của Hòa thượng Thiện Giáo húy Thị Chiếu chính là Hòa thượng Trí Năng húy Như Mỹ như trong tấm bia bị Mỹ ủi sập đã ghi.

Về người thừa kế Hòa thượng Thiện Giáo Trần Văn Thuấn là Thượng tọa Huệ Viên húy Lệ Phước thuộc đời thứ 42 tông Lâm Tế, thế danh Trần Văn Phừng là con trai Hòa thượng Thuấn là chuyện rõ ràng không có gì phải bàn, vì trong bài vị của Thượng tọa thờ ở nhà hậu tổ đã ghi rõ: Lâm Tế chánh tông tứ thập nhị thế húy Lệ Phước thượng Huệ hạ Viên đại sư giác linh mạo tòa.

Tuy nhiên vì sao hai cha con mà lại cùng thế thứ đời thứ 42 của tông Lâm Tế mà chữ đầu tên húy lại khác nhau thì cần phải bàn rõ, mặc dù đây cũng là chuyện bình thường.

Nguyên Hòa thượng Thiện Giáo với chữ đầu tên húy là Thị tức thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 42 theo bài kệ thế độ chùa Chúc Thánh, Quảng Nam, còn Thượng tọa Huệ Viên thay vì thọ giáo với cha, lại thọ giáo với Hòa thượng Huệ Chiếu húy Nhật Khai, nối tự đời thứ 41 tông Lâm Tế theo bài kệ Lâm Tế Gia Phổ chùa Quốc Ân, Thuận Hóa lót chữ Nhật thì Thượng tọa Huệ Viên lót chữ Lệ thuộc đời 42 là đương nhiên thôi.

L V D



CHÚ THÍCH

(1) Xem thêm nguyên văn bài thơ này trong Đường thi hiệp giải tiên chú do vương Dực Vân chú, Thượng Hải cẩm chương thư cục ấn hành, không đề năm xuất bản, quyển 3, trang 5.

(2) Chúng tôi may mắn đọc được nguyên văn chữ “đình” cổ tại câu đối bàn thở Tả ban liệt vị, đình thần Tân Ba:

明 燈 彩 映 祥 烟 靄

寶 𨄸 香 浮 瑞 氣 融

Minh đăng thải (thái) ánh tường yên ái

Bửu đỉnh hương phù thụy khí dung

Tạm dịch:

Đèn sáng chiếu rọi ánh mây lành

Đỉnh báu xông hương thoại khí quyện

Phải là Bửu đỉnh thì mới đối chỉnh với Minh đăng, còn nếu phiên âm là Bửu triết thì đối thế nào được! Ngoài ra, ở sau mộ Bà Húc tại xã An Hòa, 4 chữ "Bửu đỉnh trình tường", chữ đỉnh cũng được viết theo kiểu chữ cổ.

(3) Ổng Hoa lấn cấn không biết là nguyên hay quyên.

TÓM TẮT

Cuốn sách Làng Bến Gỗ xưa và nay do GSTS Diệp Đình Hoa biên soạn và được Nhả xuất bản Tổng hợp Đổng Nai ấn hành năm 1995. Cuốn sách có nhiều ưu điểm như nội dung súc tích, bố cục chặt chẽ, văn phong gãy gọn. Đáng tiếc là một phần quan trọng của cuốn sách thuộc mảng Hán văn liên quan đến nhà xưa, mộ cổ, đình chùa, miếu mạo tại Bến Gỗ lại có quá nhiều sai sót không thể chấp nhận được

Những sai sót này chứng tỏ tác giả không rành vể Hán văn, và cũng chưa thật am tường nhiều vấn đề văn hóa - lịch sử của vùng đất Nam Bộ. Bài viết nhằm góp ý những chỗ sai sót về Hán văn trong cuốn sách này để bạn đọc tiện tham khảo, sử dụng.



ABSTRACT



A COMMENT ON THE SECTION OF CHINESE DOCUMENTS IN THE BOOK ULÀNG BẾN Gỗ XƯA
VÀ NAr BY PROFESSOR DOCTOR DIỆP ĐÌNH HOA

This book was published by Đồng Nai General Publishing House in 1995. It boasts a lot of good points such as rich contents, strict structure, clear and consise writing style. However, it is regrettable that an important part of the book, the Chinese material, which refers to old houses, ancient tombs, Buddhist pagodas and temples at Bến Gỗ, contains so many unacceptable errors.

These errors point to the fact that the author does not master Chinese well and that he is not quite knowledgeable regarding the culture and history of the southern part of Vietnam. This article puts forward suggested corrections for the errors so that a reader will find it more convenient to use this document.Đỉnh báu xông hương thoại khí quyện

Phải là Bửu đỉnh thì mới đối chỉnh với Minh đăng, còn nếu phiên âm là Bửu triết thì đối thế nào được! Ngoài ra, ở sau mộ Bà Húc tại xã An Hòa, 4 chữ "Bửu đỉnh trình tường", chữ đỉnh cũng được viết theo kiểu chữ cổ.

(3) Ổng Hoa lấn cấn không biết là nguyên hay quyên.

TÓM TẮT

Cuốn sách Làng Bến Gỗ xưa và nay do GSTS Diệp Đình Hoa biên soạn và được Nhả xuất bản Tổng hợp Đổng Nai ấn hành năm 1995. Cuốn sách có nhiều ưu điểm như nội dung súc tích, bố cục chặt chẽ, văn phong gãy gọn. Đáng tiếc là một phần quan trọng của cuốn sách thuộc mảng Hán văn liên quan đến nhà xưa, mộ cổ, đình chùa, miếu mạo tại Bến Gỗ lại có quá nhiều sai sót không thể chấp nhận được

Những sai sót này chứng tỏ tác giả không rành vể Hán văn, và cũng chưa thật am tường nhiều vấn đề văn hóa - lịch sử của vùng đất Nam Bộ. Bài viết nhằm góp ý những chỗ sai sót về Hán văn trong cuốn sách này để bạn đọc tiện tham khảo, sử dụng.



ABSTRACT



A COMMENT ON THE SECTION OF CHINESE DOCUMENTS IN THE BOOK ULÀNG BẾN Gỗ XƯA
VÀ NAr BY PROFESSOR DOCTOR DIỆP ĐÌNH HOA

This book was published by Đồng Nai General Publishing House in 1995. It boasts a lot of good points such as rich contents, strict structure, clear and consise writing style. However, it is regrettable that an important part of the book, the Chinese material, which refers to old houses, ancient tombs, Buddhist pagodas and temples at Bến Gỗ, contains so many unacceptable errors.



These errors point to the fact that the author does not master Chinese well and that he is not quite knowledgeable regarding the culture and history of the southern part of Vietnam. This article puts forward suggested corrections for the errors so that a reader will find it more convenient to use this document.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét