II-
THIÊN VĂN CHÍ (天文誌) = TINH DÃ CHÍ (星野ì誌)
Là
chí nói về vị trí các sao trên trời ảnh hưởng đến vùng đất xã An Hòa. Thiên văn
(天文) nghĩa là các hiện tượng trên bầu trời
liên quan đến mặt trời, mật trăng và các vì sao. Một ý nữa cho rằng trên bầu trời
có những vật tượng treo lơ lững thành văn chương nên gọi Thiên Văn. Thiên Hệ Từ
của Kinh Dịch nói: “Ngước lên mà trông thiên văn” (ngưỡng dĩ quan ư thiên văn).
Còn
Tinh dã (星野), tinh là tinh
tú tức các ngôi sao. Dã là phân dã là định vị các khu vực mà ngôi sao đóng trên
trời ứng với các vùng ở dưới đất. Vậy Thiên văn hay Tinh dã chí là chương nói về
việc định vị khu vực các sao đóng trên trời ứng với cương vực của xã An Hòa ở
huyện Long Thành, nằm trong đất thành Gia Định, tức Nam bộ vậy.
Nhiều
người không hiểu cho Thiên văn là môn học nhảm nhí hoang đường vì ngày nay các
phi thuyền đã lên tận mặt trăng, sao Hỏa, nên các vì sao chỉ là các định tinh,
hành tinh hay vệ tinh hiện diện thực tế trong vũ trụ, chứ chẳng phải là tướng
tinh của các danh nhân hay xứ sở dưới cõi đời. Đúng là các vì sao không phải là
tướng tinh của ai cả nhưng vị trí và sự xoay vần của chúng trong vũ trụ phải
theo lực hút và quỹ đạo nhất định, từ đó có ảnh hưởng lẫn nhau về toàn thể hay
từng vùng trên mỗi tinh thể. Khoa học ngày nay chứng minh được là bất cứ một
tinh thể nào trong thái dương hệ có chút chuyển dịch vị thế là trái đất của
chúng ta xảy ra hạn hán, hay ngược lại lụt lội toàn phần hay từng vùng kèm theo
dịch bệnh, sâu bọ phá hoại mùa màng, môi trường sinh thái của núi đồi rừng biển
thay đổi ảnh hưởng đến sự sinh hoạt của muông thú và các loài tôm cá ở sông biển.
Khoa học ngày nay cũng chứng minh do ảnh hưởng của các tinh tú đến các vùng
khác nhau trên trái đất mà chúng ta có năm châu bốn biển; mỗi châu nhân dân có
màu da, tiếng nói, tính tình và trình độ kiến thức khác nhau.
Vậy
nghiên cứu thiên văn (tinh dã) xã An Hòa là một công việc khoa học đáng tin cậy
vậy. Do là một thành phần nhỏ của Nam bộ nên đại thể xã An Hòa chịu ảnh hưởng của
thiên văn Nam bộ, rồi trong thiên văn Nam bộ nói chung đó, làng Bến Gỗ có những
nét đặc thù về tinh dã của địa phương. Đại khái xã An Hòa thuộc Viêm Thiên (炎天) nên khí hậu nóng quanh năm với hai mùa
mưa và nắng, nhưng lại rất dồi dào sản vật, đất đai phì nhiêu, núi sông bao bọc,
người dân hiền hòa, thông minh hiếu học, nhưng lại nóng tánh quả cảm, trượng
nghĩa khinh tài, bằng cớ là ngày xưa đất này đã sản sinh ông Bùi Đức Miên là
thượng thư triều Gia Long, cũng như trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ đã cung ứng cho lực lượng kháng chiến nhiều chiến sĩ quả cảm như
anh Năm Trung, Năm Thi, Tư Lính, Bảy Hoàng, thầy giáo Thạnh, anh Út Trọng, đồng
thời tạo ra trong đời thường người dân hiền lương đạo đức như anh Tư Ơ, anh Bảy
Phương.
Cụ
thể xã An Hòa do sao Khiên Ngưu (牽牛) chiếu mạng, mà
sao Khiên Ngưu đóng ở địa phận Dương châu của Nam Việt vượt khỏi Ngũ Lĩnh.
Khiên Ngưu là biệt danh của sao Ngưu Tú, là một trong nhị thập bát tú, nay gọi
là Hà Cổ, là chủ tinh của tòa Thiên Ưng, tiếng La Tinh là Altair.
Lại
nói thêm các vùng của Đồng Nai, trong đó có xã An Hòa thuộc phía Đông sông Ngân
Hà thuộc sao Thuần Hỏa và Thuần Vĩ. Sao Thuần Hỏa (鶉火) còn gọi là sao Lâm Tú, Liễu Tú, là một
trong nhị thập bát tú, là ngôi thứ năm trong bảy ngôi sao Thương
Long, thuộc yết tòa, tên La Tinh là Antares. Còn sao Thuần Vĩ (鶉尾) còn gọi là sao Trương
Tú, là một trong nhị thập bát tú, là ngôi thứ năm trong chòm sao Chu Điểu, đều
thuộc Tường
Xà tòa. Vùng đất nào được hai sao này chiếu mệnh thì
quanh năm khô tạnh nhưng người dân thì rất
nóng tính mà đa tài. Ở xã An Hòa trong ngày Mang Hiện (sao Tua Rua hiện) hàng
năm, người
ta thường
xem sao để gieo mạ. Mang Hiện (芒現) là chòm sao bảy
ngôi liền nhau, tiếng Pháp gọi là Les Pléiades. Ca dao Việt Nam có câu:
Tua
rua đã xế ngang đầu
Em còn đứng
đó làm giầu cho cha
Ví
như ngày này mà thấy trên trời xuất hiện sao Lê Vĩ [犂(犁)尾] tức sao Chuôi
Cày thì mạ sẽ chết, còn nếu thấy sao Trư Vĩ (猪尾) tức sao Đuôi Heo xuất hiện thì
mạ sẽ vàng úa. Do tinh dã phân như thế
nên khí hậu xã An Hòa rất dễ chịu mà bất cứ cư dân nào cũng cảm thấy :
Khí
hậu xã An Hòa thường
ẩm nhưng không ướt.
Mỗi năm tới đầu tháng 4 mới bắt đầu mưa[1],
mùa hạ là mùa mưa chính để nông dân có nước làm ruộng làm
vườn.
Mùa thu thường
có mưa rào, mỗi khi mưa thì rất to chẳng khác nào cầm chỉn mà đổ, nhưng chỉ ào
ào kéo dài trong một hai tiếng đồng hồ là tạnh ráo, rồi trời lại nắng. Cũng có
khi mưa dầm kéo dài đôi ba ngày, nhưng ít khi thấy mưa dầm cả tuần, cả tháng
như ngoài Trung hay Tây Nguyên. Vì mỗi năm chỉ có hai mùa mưa nắng, chứ không có bốn mùa rõ rệt nên nhân dân
không phải chịu cái giá rét mùa đông và nóng nực mùa hè. Do không có 4 mùa rõ rệt
nên bông hoa quanh năm đều nở đẹp, tỏa hương thơm.
Nói
tóm lại, xã An Hòa không bị hung tin chiếu
mệnh nên quanh năm vật phụ dân an, mưa thuận gió hòa, người
giỏi của báu vậy.
III-
PHONG THỦY CHÍ (風水誌)
1-
Khái niệm về khoa phong thủy ngày nay
Phong
thủy là một bộ môn nghiên cứu về tính cách đặc biệt của một cuộc đất, trong đó
hết sức chú trọng đến GIÓ và NƯỚC. Khoa học cho
thấy rằng, gió là do sự thay đổi áp suất của
không khí, còn nước là do không khí gặp lạnh rồi đọng lại thành mưa, rơi xuống mặt đất làm
ao hồ sông ngòi. Về “nước” có sự tuần hoàn hẳn hoi, chung
quy nghiên cứu về Phong Thủy tức nghiên cứu về cái KHÍ (énergie) của cuộc đất ấy.
Khí là từ ngữ nguyên thủy (initial) không thể định
nghĩa, mà chỉ có thể cảm thức nó. Ông Tổ của ngành Phong Thủy từng nói: “Khí
thừa phong tắc tán” = Khí gặp gió thì tan (Quách Phát đời Tấn).
Khí và nước tuần hoàn lẫn nhau. Khí chẳng những đã tạo ra nước, mà còn tạo ra núi non, đồi đụn, cây cối, đất đá. Người ta không trông khí bằng đôi mắt phàm trần, nhưng có thể trông nó một
cách gián tiếp, nhìn cảnh tượng cuộc đất qua cây cỏ núi non đồi đụn sông ngòi. Một
cuộc đất tốt khi nhìn thấy nơi ấy cây cối tươi tốt, sum mậu,
đồi núi, sông suối hiền hòa, dân cư yên ổn, vui vẻ, phóng khoáng, khí chất thuần
hậu. Một cuộc đất không tốt, tất cả các mỹ từ trên đều
quay ngược 180 độ :
núi non hiểm ác, thô kệch, đần độn; sông suối hung tợn gầm thét, hăm dọa, chạy
bắn thẳng, cây cối cằn cỗi tiêu điều, con người thì hung dữ ngổ ngáo… Ngoài
ra, khoa học phong thủy còn đi rộng và xa hơn, nghiên cứu đến mồ mả (âm trạch),
nhà cửa (dương trạch).
Tục ngữ ta có câu : “sống có nhà, thác có mồ”. Sau đây chí
phong thủy sẽ bàn qua cuộc đất AN HÒA, BẾN GỖ.
2-
Địa lý hình thể
Theo GĐTTC thì địa danh An Hòa Bến Gỗ có từ 1692 về trướcc. Hai tiếng “An Hòa” gửi gắm đựợc ý của Tiền nhân, đó là nơi có cuộc sống yên
ổn, hòa thuận. Xứ An Hòa chưa bao giờ xảy ra nạn đói kém hay trộm cướp. Những ngôi đền miếu ở nơi đây rất cổ, thậm chí cả nhà thờ đạo Thiên Chúa (Bến Gỗ) từ thề kỷ 17 về
sau, đủ mọi bản sắc văn hóa tâm linh: đnh, miếu, chùa, nhà thờ đạo Thiên Chúa, Thánh thất (Cao Đài), nhà thờ
Tin Lành, chùa làng Bửu An, chùa Ông Quan Thánh Đế Quân. Với một xã nhỏ như thế
(chừng 100 km2) mà có đến vài chục ngôi đền thờ lớn nhỏ,
đủ biết nơi đây gồm đủ phong cảnh đẹp, dân cư đông, phong tục hậu… đó là điều
đáng mừng.
Vị trí xã An Hòa- Bến Gỗ, phía Bắc giáp quốc lộ 51 phường Long Bình Tân thuộc thành phố Biên Hòa,
phía Tây giáp Đại Giang Đồng Nai (bên kia sông là xã Long Bình, quận Thủ Đức), Tây Nam giáp xã Long Hưng, Đông và Đông
Nam giáp các xã Phước
Tân và Tam Phước của huyện Long Thành. Diện tích xã hiện nay
phỏng chừng 100 cây số vuông, hình thể của xã giống như cái “mão tỉ-kheo lật
ngược”
Xã An Hòa có một sông
chính, sách vở gọi là sông An Hòa, nguyên là một phụ lưu của sông Đồng Nai, được nối liền bởi hai đoạn sông: Rạch Bến Gỗ chạy từ cù lao Ba Xê đến vàm Ông Mậu, tiếp giáp với sông
Buông từ Đông Bắc chảy tới. Giữa rạch Bến Gỗ với
sông Buông có một nhánh sông nhỏ uốn lượn duyên dáng đến 4 nhịp đó là Rạch Gốc. Trên bản
đồ hành chính và bản đồ du lịch, người ta gọi rạch Bến Gỗ + sông Buông, sông này chạy quanh co uốn khúc và rất nhiều nhánh, có thể đếm được trên bản đồ đến 7 nhánh. Riêng rạch Gốc
cũng có 3, 4 nhánh suối. Xã An Hòa không có núi (hiểu theo đúng nghĩa), chỉ có
3 ngọn đồi (hoặc gò): từ Bắc xuống Nam có thể kể :
a- Gò Thiết Khâu (gò Sắt):
Vì nơi này trước đây vài thế kỷ rất nhiều sắt, vì thế nơi này
đã lập nên xóm Thiết Tượng
(鉄匠) là xóm Lò Rèn, xóm Lò Thổi. Địa danh Thiết Khâu lấy tên từ địa danh thực tế, ví dụ như ở Trung Quốc có
“Tích sơn” (núi Sắt).
b- Núi Phước Khả: Núi này có ngọn cao chừng 30m chạy
thoai thoải từ hướng Đông Bắc ra đến quốc lộ 51, dưới chân núi về phía Tây là giòng Rạch Gốc.
c- Núi Nứa: Cách núi Phước Khả về hướng chính Nam chừng 2km đường chim bay, có một ngọn đồi cao 38m[2],
rộng chừng 5ha, trên đó mọc toàn là nứa; bản đồ xưa ghi là Trúc sơn. Đối trĩ (峙) với núi Nứa có núi Bà Vãi thuộc xã Phước Tân làm tiền án.
3- Địa Lý Phong Thủy
Xã An Hòa Bến Gỗ nhỏ hẹp,
tính bề thế của nó không phải như một đại địa theo thế đất thượng sơn lâm, trung điền dã, hạ giang xuyên. Tuy
vậy, thuật ngữ phong thủy áp dụng cho An Hòa- Bến Gỗ không thể không nhắc đến:
a- Đậu bao (竇包): Có thể là một huyệt, một ngôi làng, một dinh thự, một cơ quan… Và một
dòng sông chảy uốn lượn
bao quanh nó (chạy uốn cong qua trước mặt). Vị trí này, phong thủy gọi là Đậu Bao, thế đất Đậu Bao là rất tốt.
b- Thủy Khẩu (水口): Là nơi ngã ba sông thường gọi là Vàm. Nơi này nước không gầm thét ầm ào là hiền, còn hung dữ như Phá Tam Giang ngày xưa
(ở Thừa Thiên Huế) là dữ
c- Thượng phân hạ hợp (上分下合): Thế của hai hay nhiều
nhánh sông, chia nhau ở trên, rồi gặp nhau ở dưới. Làng mạc hay mộ phần ở gần giao thủy (cách
ngã sông chừng vài trăm thước) là tốt.
d- Hà tu hợp khẩu (蝦Ù須合口): Hai nhánh sông cùng đổ vào một nơi cửa sông cái (giống như hai cái
râu tôm).
e- Tiền án (前案): Một ngọn núi thấp, một đồi gò… nhô lên trước mặt một ngôi làng, ngôi mộ hay một cơ quan,
có đựợc cảnh cuộc này là rất tốt.
Áp dụng phong thủy địa lý xã An Hòa Bến Gỗ ta thấy, An Hòa nằm
trong vị thế Đậu Bao. Nếu quay mặt về Nam, bên phải là Đại giang Đồng Nai rộng
lớn và hiền hòa, bên trái giáp quốc lộ 51, xa hơn là đồng ruộng đồi gò. Phía
Nam có Tam giang khẩu, cuối xã về phía Nam là nội minh đường[3]
rộng chừng dăm mẫu; bên kia Tam giang khẩu là ngoại minh đường[4].
Qua khỏi ngoại minh đường
gặp núi Bà Vãi làm tiền án, làm tôn vẻ quí phái cho bản xã. Khu
Long Bình Tân có cuộc đất cao làm Hậu Chẩm (cái gối).
Trong quá khứ, vùng đất
An Hỏa Bến Gỗ đã xuất hiện nhiều bậc tài danh, chắc chắn rằng với cuộc đất ấy,
trong tư?ng lai sẽ xuất sinh nhiều ngư?i tài tuấn. Đây là cuộc đất tốt chẳng
khác nào một đại địa
thu hẹp. Nhìn một khía cạnh đặc biệt, ta thấy theo địa lý hình thể xã An Hòa nằm trên đầu một con rồng
lớn là huyện Long Thành (隆城), bởi chữ Long (隆) đôi khi cũng được dùng theo nghĩa Rồng (龍). Nằm trên đầu con rồng lớn, cũng theo địa lý hình thể, xã An Hòa được bao bọc bởi 4 con rồng nhỏ
theo thế Tứ long triều nguyệt là xã Long Hưng (龍興) phía Tây Nam, làng Long Phước (龍福) phía Đông, khu phố Long Điềm (龍甜= rồng ngủ say) của phường Long Bình Tân phía Tây và khu phố Long Bình (龍平) cũng của phường
Long Bình Tân (龍平津) phía Bắc. Riêng toàn
phường Long Bình Tân thì như một con rồng uốn khúc ôm quấn lấy xã An Hòa. Xã còn đựợc năm phước địa chầu
quanh theo thế Ngũ phước lâm môn (五福臨Õ門), xã Phước Tân (福新) ở phía Đông, xã Tam Phước (三福) ở phía Nam, ấp Phước Châu (福州, xưa là xã) ở phía Tây
Nam, xã Phước Toàn (福全) và xã Phư?c Gia (福嘉).
Như vậy theo phong thủy,
xã An Hòa là một cuộc đất đại quý Long triều Phước lâm chả trách nó là xã giàu có văn vật nhất
trong huyện Long Thành từ xưa đến nay, tài nguyên phong phú, anh tài lỗi lạc, khí phách hào hùng. Cuộc đất này cũng ưu đãi người địa phương khác đến
cư ngụ, như bản thân chúng tôi từ ngày về đây ở cũng tạo được chút danh tiếng nhất định. Trân trọng
cảm ơn đất cũ đãi người mới !
Làm con dân một xã danh tiếng anh hùng như thế mà người An Hòa không thấy tự hào sao? Nếu tự hào thì phải
tài bồi cho xã mình ngày thêm thịnh vượng về mọi mặt.
(kỳ tới) IV- CƯƠNG VỰC CHÍ