Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

DINH TRẤN BIÊN- LÀNG BẾN GỖ- (02)- HẬU HỌC SONG HÀO LÝ VIỆT DŨNG Thông chí (通誌)

(Tiếp theo)
II- THIÊN VĂN CHÍ (天文誌) = TINH Dà CHÍ (星野ì誌)
Là chí nói về vị trí các sao trên trời ảnh hưởng đến vùng đất xã An Hòa. Thiên văn (天文) nghĩa là các hiện tượng trên bầu trời liên quan đến mặt trời, mật trăng và các vì sao. Một ý nữa cho rằng trên bầu trời có những vật tượng treo lơ lững thành văn chương nên gọi Thiên Văn. Thiên Hệ Từ của Kinh Dịch nói: “Ngước lên mà trông thiên văn” (ngưỡng dĩ quan ư thiên văn).
Còn Tinh dã (), tinh là tinh tú tức các ngôi sao. Dã là phân dã là định vị các khu vực mà ngôi sao đóng trên trời ứng với các vùng ở dưới đất. Vậy Thiên văn hay Tinh dã chí là chương nói về việc định vị khu vực các sao đóng trên trời ứng với cương vực của xã An Hòa ở huyện Long Thành, nằm trong đất thành Gia Định, tức Nam bộ vậy.
Nhiều người không hiểu cho Thiên văn là môn học nhảm nhí hoang đường vì ngày nay các phi thuyền đã lên tận mặt trăng, sao Hỏa, nên các vì sao chỉ là các định tinh, hành tinh hay vệ tinh hiện diện thực tế trong vũ trụ, chứ chẳng phải là tướng tinh của các danh nhân hay xứ sở dưới cõi đời. Đúng là các vì sao không phải là tướng tinh của ai cả nhưng vị trí và sự xoay vần của chúng trong vũ trụ phải theo lực hút và quỹ đạo nhất định, từ đó có ảnh hưởng lẫn nhau về toàn thể hay từng vùng trên mỗi tinh thể. Khoa học ngày nay chứng minh được là bất cứ một tinh thể nào trong thái dương hệ có chút chuyển dịch vị thế là trái đất của chúng ta xảy ra hạn hán, hay ngược lại lụt lội toàn phần hay từng vùng kèm theo dịch bệnh, sâu bọ phá hoại mùa màng, môi trường sinh thái của núi đồi rừng biển thay đổi ảnh hưởng đến sự sinh hoạt của muông thú và các loài tôm cá ở sông biển. Khoa học ngày nay cũng chứng minh do ảnh hưởng của các tinh tú đến các vùng khác nhau trên trái đất mà chúng ta có năm châu bốn biển; mỗi châu nhân dân có màu da, tiếng nói, tính tình và trình độ kiến thức khác nhau.
Vậy nghiên cứu thiên văn (tinh dã) xã An Hòa là một công việc khoa học đáng tin cậy vậy. Do là một thành phần nhỏ của Nam bộ nên đại thể xã An Hòa chịu ảnh hưởng của thiên văn Nam bộ, rồi trong thiên văn Nam bộ nói chung đó, làng Bến Gỗ có những nét đặc thù về tinh dã của địa phương. Đại khái xã An Hòa thuộc Viêm Thiên (炎天) nên khí hậu nóng quanh năm với hai mùa mưa và nắng, nhưng lại rất dồi dào sản vật, đất đai phì nhiêu, núi sông bao bọc, người dân hiền hòa, thông minh hiếu học, nhưng lại nóng tánh quả cảm, trượng nghĩa khinh tài, bằng cớ là ngày xưa đất này đã sản sinh ông Bùi Đức Miên là thượng thư triều Gia Long, cũng như trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cung ứng cho lực lượng kháng chiến nhiều chiến sĩ quả cảm như anh Năm Trung, Năm Thi, Tư Lính, Bảy Hoàng, thầy giáo Thạnh, anh Út Trọng, đồng thời tạo ra trong đời thường người dân hiền lương đạo đức như anh Tư Ơ, anh Bảy Phương.
Cụ thể xã An Hòa do sao Khiên Ngưu (牽牛) chiếu mạng, mà sao Khiên Ngưu đóng ở địa phận Dương châu của Nam Việt vượt khỏi Ngũ Lĩnh. Khiên Ngưu là biệt danh của sao Ngưu Tú, là một trong nhị thập bát tú, nay gọi là Hà Cổ, là chủ tinh của tòa Thiên Ưng, tiếng La Tinh là Altair.
Lại nói thêm các vùng của Đồng Nai, trong đó có xã An Hòa thuộc phía Đông sông Ngân Hà thuộc sao Thuần Hỏa và Thuần Vĩ. Sao Thuần Hỏa () còn gọi là sao Lâm Tú, Liễu Tú, là một trong nhị thập bát tú, là ngôi thứ năm trong bảy ngôi sao Thương Long, thuộc yết tòa, tên La Tinh là Antares. Còn sao Thuần Vĩ () còn gọi là sao Trương Tú, là một trong nhị thập bát tú, là ngôi thứ năm trong chòm sao Chu Điểu, đều thuộc Tưng Xà tòa. Vùng đất nào được hai sao này chiếu mệnh thì quanh năm khô tạnh nhưng ngưi dân thì rất nóng tính mà đa tài. Ở xã An Hòa trong ngày Mang Hiện (sao Tua Rua hiện) hàng năm, ngưi ta thưng xem sao để gieo mạ. Mang Hiện (芒現) là chòm sao bảy ngôi liền nhau, tiếng Pháp gọi là Les Pléiades. Ca dao Việt Nam có câu:
Tua rua đã xế ngang đầu
Em còn đng đó làm giầu cho cha
Ví như ngày này mà thấy trên trời xuất hiện sao Lê Vĩ  [()] tức sao Chuôi Cày thì mạ sẽ chết, còn nếu thấy sao Trư Vĩ (猪尾) tức sao Đuôi Heo xuất hiện thì mạ sẽ  vàng úa. Do tinh dã phân như thế nên khí hậu xã An Hòa rất dễ chịu mà bất cứ cư dân nào cũng cảm thấy :
Khí hậu xã An Hòa thưng ẩm nhưng không ưt. Mỗi năm tới đầu tháng 4 mới bắt đầu mưa[1], mùa hạ là mùa mưa chính để nông dân có nưc làm ruộng làm vưn. Mùa thu thưng có mưa rào, mỗi khi mưa thì rất to chẳng khác nào cầm chỉn mà đổ, nhưng chỉ ào ào kéo dài trong một hai tiếng đồng hồ là tạnh ráo, rồi trời lại nắng. Cũng có khi mưa dầm kéo dài đôi ba ngày, nhưng ít khi thấy mưa dầm cả tuần, cả tháng như ngoài Trung hay Tây Nguyên. Vì mỗi năm chỉ có hai mùa mưa nắng, chứ không có bốn mùa rõ rệt nên nhân dân không phải chịu cái giá rét mùa đông và nóng nực mùa hè. Do không có 4 mùa rõ rệt nên bông hoa quanh năm đều nở đẹp, tỏa hương thơm.
Nói tóm lại, xã An Hòa không bị hung tin chiếu mệnh nên quanh năm vật phụ dân an, mưa thuận gió hòa, ngưi giỏi của báu vậy.

III- PHONG THỦY CHÍ ()
1- Khái niệm về khoa phong thủy ngày nay
Phong thủy là một bộ môn nghiên cứu về tính cách đặc biệt của một cuộc đất, trong đó hết sức chú trọng đến GIÓ và NƯC. Khoa học cho thấy rằng, gió là do sự thay đổi áp suất của không khí, còn nưc là do không khí gặp lạnh rồi đọng lại thành mưa, rơi xuống mặt đất làm ao hồ sông ngòi. Về “nưc” có sự tuần hoàn hẳn hoi, chung quy nghiên cứu về Phong Thủy tức nghiên cứu về cái KHÍ (énergie) của cuộc đất ấy. Khí là từ ngữ nguyên thủy (initial) không thể đnh nghĩa, mà chỉ có thể cảm thức nó. Ông Tổ của ngành Phong Thủy từng nói: “Khí thừa phong tắc tán” = Khí gặp gió thì tan (Quách Phát đi Tấn).
Khí và nưc tuần hoàn lẫn nhau. Khí chẳng những đã tạo ra nưc, mà còn tạo ra núi non, đồi đụn, cây cối, đất đá. Ngưi ta không trông khí bằng đôi mắt phàm trần, nhưng có thể trông nó một cách gián tiếp, nhìn cảnh tưng cuộc đất qua cây cỏ núi non đồi đụn sông ngòi. Một cuộc đất tốt khi nhìn thấy nơi ấy cây cối tươi tốt, sum mậu, đồi núi, sông suối hiền hòa, dân cư yên ổn, vui vẻ, phóng khoáng, khí chất thuần hậu. Một cuộc đất không tốt, tất cả các mỹ từ trên đều quay ngưc 180 độ : núi non hiểm ác, thô kệch, đần độn; sông suối hung tợn gầm thét, hăm dọa, chạy bắn thẳng, cây cối cằn cỗi tiêu điều, con ngưi thì hung dữ ngổ ngáo… Ngoài ra, khoa học phong thủy còn đi rộng và xa hơn, nghiên cứu đến mồ m (âm trạch), nhà cửa (dương trạch). Tục ngữ ta có câu : “sống có nhà, thác có mồ. Sau đây chí phong thủy sẽ bàn qua cuộc đất AN HÒA, BẾN GỖ.
2- Đa lý hình thể
Theo GĐTTC thì đa danh An Hòa Bến Gỗ có từ 1692 về trướcc. Hai tiếng “An Hòa” gửi gắm đợc ý của Tiền nhân, đó là nơi có cuộc sống yên ổn, hòa thuận. Xứ An Hòa chưa bao giờ xảy ra nạn đói kém hay trộm cưp. Những ngôi đền miếu ở nơi đây rất cổ, thậm chí cả nhà thờ đạo Thiên Chúa (Bến Gỗ) từ thề kỷ 17 về sau, đủ mọi bản sắc văn hóa tâm linh: đnh, miếu, chùa, nhà thờ đạo Thiên Chúa, Thánh thất (Cao Đài), nhà thờ Tin Lành, chùa làng Bửu An, chùa Ông Quan Thánh Đế Quân. Với một xã nhỏ như thế (chừng 100 km2) mà có đến vài chục ngôi đền thờ lớn nhỏ, đủ biết nơi đây gồm đủ phong cảnh đẹp, dân cư đông, phong tục hậu… đó là điều đáng mừng.
Vị trí xã An Hòa- Bến Gỗ, phía Bắc giáp quốc lộ 51 phưng Long Bình Tân thuộc thành phố Biên Hòa, phía Tây giáp Đại Giang Đồng Nai (bên kia sông là xã Long Bình, quận Thủ Đc), Tây Nam giáp xã Long Hưng, Đông và Đông Nam giáp các xã Phưc Tân và Tam Phưc của huyện Long Thành. Diện tích xã hiện nay phỏng chừng 100 cây số vuông, hình thể của xã giống như cái “mão tỉ-kheo lật ngưc”
Xã An Hòa có một sông chính, sách vở gọi là sông An Hòa, nguyên là một phụ lưu của sông Đồng Nai, được nối liền bởi hai đoạn sông:  Rạch Bến Gỗ chạy từ cù lao Ba Xê đến vàm Ông Mậu, tiếp giáp với sông Buông từ Đông Bắc chảy tới. Giữa rạch Bến Gỗ với sông Buông có một nhánh sông nhỏ uốn lưn duyên dáng đến 4 nhịp đó là Rạch Gốc. Trên bản đồ hành chính và bản đồ du lịch, ngưi ta gọi rạch Bến Gỗ + sông Buông, sông này chạy quanh co uốn khúc và rất nhiều nhánh, có thể đếm được trên bản đồ đến 7 nhánh. Riêng rạch Gốc cũng có 3, 4 nhánh suối. Xã An Hòa không có núi (hiểu theo đúng nghĩa), chỉ có 3 ngọn đồi (hoặc gò): từ Bắc xuống Nam có thể kể :
a- Gò Thiết Khâu (gò Sắt): Vì nơi này trưc đây vài thế kỷ rất nhiều sắt, vì thế nơi này đã lập nên xóm Thiết Tưng () là xóm Lò Rèn, xóm Lò Thổi. Đa danh Thiết Khâu lấy tên từ đa danh thực tế, ví dụ như ở Trung Quốc có “Tích sơn” (núi Sắt).
b- Núi Phưc Khả: Núi này có ngọn cao chừng 30m chạy thoai thoải từ hưng Đông Bắc ra đến quốc lộ 51, dưi chân núi về phía Tây là giòng Rạch Gốc.
c- Núi Nứa: Cách núi Phưc Khả về hưng chính Nam chừng 2km đường chim bay, có một ngọn đồi cao 38m[2], rộng chừng 5ha, trên đó mọc toàn là nứa; bản đồ xưa ghi là Trúc sơn. Đối trĩ () với núi Nứa có núi Bà Vãi thuộc xã Phưc Tân làm tiền án.
3- Đa Lý Phong Thủy
Xã An Hòa Bến Gỗ nhỏ hẹp, tính bề thế của nó không phải như một đại đa theo thế đất thưng sơn lâm, trung điền dã, hạ giang xuyên. Tuy vậy, thuật ngữ phong thủy áp dụng cho An Hòa- Bến Gỗ không thể không nhắc đến:
a- Đậu bao (竇包): Có thể là một huyệt, một ngôi làng, một dinh thự, một cơ quan… Và một dòng sông chảy uốn lưn bao quanh nó (chạy uốn cong qua trưc mặt). Vị trí này, phong thủy gọi là Đậu Bao, thế đất Đậu Bao là rất tốt.
b- Thủy Khẩu (水口): Là nơi ngã ba sông thưng gọi là Vàm. Nơi này nưc không gầm thét ầm ào là hiền, còn hung dữ như Phá Tam Giang ngày xưa (ở Thừa Thiên Huế) là dữ
c- Thưng phân hạ hợp (上分下合): Thế của hai hay nhiều nhánh sông, chia nhau ở trên, rồi gặp nhau ở dưi. Làng mạc hay mộ phần ở gần giao thủy (cách ngã sông chừng vài trăm thưc) là tốt.
d- Hà tu hợp khẩu (Ù合口): Hai nhánh sông cùng đổ vào một nơi cửa sông cái (giống như hai cái râu tôm).
e- Tiền án (前案): Một ngọn núi thấp, một đồi gò… nhô lên trưc mặt một ngôi làng, ngôi mộ hay một cơ quan, có đợc cảnh cuộc này là rất tốt.
Áp dụng phong thủy đa lý xã An Hòa Bến Gỗ ta thấy, An Hòa nằm trong vị thế Đậu Bao. Nếu quay mặt về Nam, bên phải là Đại giang Đồng Nai rộng lớn và hiền hòa, bên trái giáp quốc lộ 51, xa hơn là đồng ruộng đồi gò. Phía Nam có Tam giang khẩu, cuối xã về phía Nam là nội minh đường[3] rộng chừng dăm mẫu; bên kia Tam giang khẩu là ngoại minh đường[4]. Qua khỏi ngoại minh đường gặp núi Bà Vãi làm tiền án, làm tôn vẻ quí phái cho bản xã.  Khu Long Bình Tân có cuộc đất cao làm Hậu Chẩm (cái gối).
Trong quá khứ, vùng đất An Hỏa Bến Gỗ đã xuất hiện nhiều bậc tài danh, chắc chắn rằng với cuộc đất ấy, trong tư?ng lai sẽ xuất sinh nhiều ngư?i tài tuấn. Đây là cuộc đất tốt chẳng khác nào một đại đa thu hẹp. Nhìn một khía cạnh đặc biệt, ta thấy theo đa lý hình thể xã An Hòa nằm trên đầu một con rồng lớn là huyện Long Thành (), bởi chữ Long () đôi khi cũng được dùng theo nghĩa Rồng (). Nằm trên đầu con rồng lớn, cũng theo đa lý hình thể, xã An Hòa được bao bọc bởi 4 con rồng nhỏ theo thế Tứ long triều nguyệt là xã Long Hưng (龍興) phía Tây Nam, làng Long Phưc () phía Đông, khu phố Long Điềm (= rồng ngủ say) của phưng Long Bình Tân phía Tây và khu phố Long Bình () cũng của phưng Long Bình Tân (平津) phía Bắc. Riêng toàn phưng Long Bình Tân thì như một con rồng uốn khúc ôm quấn lấy xã An Hòa. Xã còn đợc năm phưc đa chầu quanh theo thế Ngũ phưc lâm môn (五福Õ), xã Phưc Tân (福新) ở phía Đông, xã Tam Phưc (三福) ở phía Nam, ấp Phưc Châu (福州, xưa là xã) ở phía Tây Nam, xã Phưc Toàn (福全) và xã Phư?c Gia (福嘉).
Như vậy theo phong thủy, xã An Hòa là một cuộc đất đại quý Long triều Phưc lâm chả trách nó là xã giàu có văn vật nhất trong huyện Long Thành từ xưa đến nay, tài nguyên phong phú, anh tài lỗi lạc, khí phách hào hùng. Cuộc đất này cũng ưu đãi người đa phương khác đến cư ngụ, như bản thân chúng tôi từ ngày về đây ở cũng tạo được chút danh tiếng nhất đnh. Trân trọng cảm ơn đất cũ đãi ngưi mới !
Làm con dân một xã danh tiếng anh hùng như thế mà ngưi An Hòa không thấy tự hào sao? Nếu tự hào thì phải tài bồi cho xã mình ngày thêm thịnh vưng về mọi mặt.


(kỳ tới) IV- CƯƠNG VỰC CHÍ



[1] Thưng kèm sấm to sét dữ hay gây chết ngưi ngoài đồng.
[2][2] Bản đồ du lịch ghi.
[3] Trên kề Tam giang khẩu, tức vàm Ông Mậu.
[4] Minh đường quốc sự. Qua nghĩa phong thủy, Minh đường là một bãi rộng.

Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

NAM TIẾN VÀ DẤU TÍCH HẬU DUỆ THÁI DƯƠNG THẦN NỮ! (P6)

CHUYÊN KHẢO VỀ NAM BỘ
I- NAM TIẾN

Phần 1: 

HẬU DUỆ THÁI DƯƠNG THẦN NỮ Ở THỦY CHÂN LẠP


Ảnh 01- các chiến binh Samurai vào cuối thế kỷ 16.
Đầu thế kỷ thứ 17, Campuchia lúc bấy giờ đang bị ảnh hưởng chi phối bởi vương quốc Ayutthaya (Xiêm la - ngày nay là Thái Lan). Sau 10 năm bị cầm giữ làm con tin ở Xiêm La, hoàng tử Ponhea Nhom, thái tử con vua Khmer Borommarcha VII trở về nước lên ngôi vua, xưng là Chey Chettha II (Khmer: ជ័យជេដ្ឋាទី២, 1576–1628) (Khmer: ជ័យជេដ្ឋាទី២, 1576–1628).
Với hùng tâm khôi phục đế quốc Khmer, vua cho lập kinh đô mới ở Oudong (1618), nổ lực phát triển kinh tế, quân sự; tìm kiếm sự hổ trợ từ nhiều nguồn lực bên ngoài, nhằm đưa đất nước trở về độc lập, thoát khỏi ách kềm kẹp của vương quốc Ayutthaya.

1- NHỮNG CHIẾN BINH SAMURAI.
Theo các ghi chép của các cha đạo Dòng Tên thời kỳ ấy cùng các nghiên cứu mới nhất; người Nhật Bản đã có mặt tại vương quốc Khmer từ cuối thế kỷ 16 qua các quan hệ thương mại mua bán, đến đầu thế kỷ 17 thì số lượng người Nhựt ở đây lên đến khoảng 1500 người, họ được quy hoạch sống tập trung ở 2 khu gần Phnom Penh (1614) và Ponhea Leu (1618).
Họ là những:
*Thương nhân, đến đây buôn bán và thường dân làm các công việc hỗ trợ.
*Người công giáo phải bỏ đất nước ra đi, vì luật cấm đạo của Mạc Phủ Tokugawa.
*Lực lượng chiến binh Samurai đến đây có thể qua hai thời điểm:
1- Trận chiến nổi tiếng nhất lịch sử Nhật Bản: trận Sekigahara (Quan nguyên chi chiến) xảy ra năm 1600.
2- Trận vây hãm Ōsaka (1614-1615)
Các chiến binh này thuộc lực lượng của các lãnh chúa đối nghịch với Tướng quân Tokugawa Ieyasu (Đức xuyên gia khang, người chiến thắng và lập ra Mạc phủ từ 1603 đến 1867). Bị thất bại trong 2 trận chiến trên, một số các chiến binh đã rời khỏi đất nước, phiêu bạt đến các nước lân bang.
Khi đến đất mới, đa số họ làm nghề lính đánh thuê, vệ sĩ, sĩ quan cao cấp trong các chính quyền sở tại.
2- CUỐI THẾ KỶ 16 ĐẦU THẾ KỶ 17
Thời gian đầu Nhật kiều lưu vong vẫn giữ mối liên lạc với nước mẹ qua các chuyến hàng buôn bán của các thương gia, các hoạt động của các vị thừa sai công giáo, các gián điệp của lực lượng Samurai lưu đày mơ ngày phục hận…
Nhưng mơ ước một ngày sẽ trở về quê mẹ của cộng đồng lưu dân này đã chấm hết khi lệnh Tỏa Quốc do Mạc phủ ban hành.
Tỏa Quốc (Sakoku) có nghĩa là "khóa đất nước lại" là chính sách đối ngoại của Mạc phủ, theo đó không người nước ngoài nào được vào nước Nhật Bản hay người Nhật được rời xứ sở; kẻ vi phạm phải chịu án tử hình. Lệnh này và một số chính sách, chiếu chỉ ban hành từ năm 1633 đến 1639, và cho mãi đến năm 1868, lệnh cấm dân Nhật xuất ngoại vẫn còn hiệu nghiệm.
Không như các cộng đồng lưu dân khác cùng đến đất này: Chine, Cochinchine, Champa…Chính với sự phong tỏa đất nước gắt gao, không có thông thương qua lại giữa lưu dân với đất mẹ…qua nhiều thế hệ, các cộng đồng lưu dân này cuối cùng đã hòa tan vào các cộng đồng khác cư trú tại địa phương. Do đứt hẳn mối dây liên hệ với nước mẹ, thiếu người Nhật mới đến và rất ít khả năng tự đổi mới, di sản văn hoá, ngôn ngữ, tôn giáo, truyền thống của họ đã tự biến mất.
3- DI DÂN VÀ ĐỊNH CƯ
Từ cuối thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 17, hoạt động của người Nhật ở khu vực đông á, đông nam á và các vùng lân cận phát triển mạnh mẽ, họ di cư đến: Ma Cao (Trung Quốc), Tonkin (Đàng Ngoài), Cochinchine (Đàng Trong), Cambodia (Cao Miên), Siam (Xiêm La), Batavia (Jakarta)…Nhiều cộng đồng định cư Nhật Bản được thành lập (được gọi là Nihonmachi trong tiếng Nhật), lớn đáng kể nhất là ở Siam, Cambodia và Cochinchina.

1- Siam (Ayutthaya- Bangkok)
Theo các tài liệu giáo sĩ dòng tên và các ghi chép của người Châu Âu; thời cực thịnh vào khoảng những năm 1620s, ở Siam có từ 1000 đến 1500 người cư trú, kiều dân Nhật ở đây đa số là thương nhân, giáo sĩ, giáo dân công giáo và các chiến binh lưu vong (Rônin). Sau các biến cố về tôn giáo ở chính quốc, số lượng người công giáo Nhật đến lưu trú ngày càng đông; giáo xứ công giáo được thành lập vào năm 1626, quản lý hơn 400 giáo dân. Lực lượng chiến binh Nhật tham gia tích cực vào các cuộc biến chính trị tại Siam, nó chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự kiện: tháng 10 năm 1630 vua Prasat Thong của Siam lúc bấy giờ đã ra lịnh đốt cháy khu định cư của Nhật kiều, người Nhật một số bị giết, số bị đuổi ra khỏi Siam, một số chạy qua Cambodia, một số đào thoát về quê hương…Đến năm 1632, chính vua Prasat Thong vì muốn thiết lập lại nền thương mại với nước Nhật, đã thay đổi chính sách, mời Nhật kiều đào thoát qua Cambodia trước kia, quay lại Siam. Sau đó có khoảng hơn 300 người đã trở lại; nhưng năm sau (1633) khu Nihonmachi ở đây lại bị cháy rụi, thiệt hại người và tài sản thật lớn…từ đó khu định cư này tàn lụi dần, nhiều người bỏ sang định cư ở Cambodia, một số tìm cách trở về nước.
2- Cambodia (Phnom Penh- Ponhea Lueu)
Theo tư liệu của các tu sĩ Dòng Tên, người nhập cư Nhật Bản đã thành lập 2 khu phố: ở Phnom Penh năm 1614 và Ponhea Lueu vào năm 1618, và tồn tại cho đến năm 1667; ước tính có hơn 1500 người Nhật lưu trú ở Cambodia trong thời gian này. Tại Phnom Penh, khoảng năm 1615, đã có một giáo xứ và một cộng đồng gồm hơn 70 giáo dân lưu trú; những năm 1620 và 1630, có ba linh mục ngưới Nhật Bản làm việc ở đó.
Nhật kiều ở đây một số phục vụ cho chính quyền sở tại, họ nắm giữ các vị trí khá quan trọng như: hộ vệ hoặc quan chức cho hoàng gia. Khoảng năm 1650, một trong số những người Nhật này chiếm được vị trí quan trọng trong triều đình Cao Miên.
*Theo nghiên cứu mới nhất của ông Hiroshi Sugiyama năm 2004, nhóm ông đã phát hiện ra dấu vết một ngôi làng Nhật Bản từ thế kỷ 17 tại xã Ponhea Lueu, cách Phnom Penh 25 km về phía bắc. Phát hiện dưới tầng đất cho thấy, có khoảng 100 người Nhật đã sống trong làng trong thời gian đó và hầu hết họ đều tham gia vào các hoạt động tôn giáo và buôn bán.
3- Cochinchina (Faifo- Hội An).
Từ cuối thế kỷ 16, đã có người Nhật đến buôn bán và lưu trú tại Hội An, qua đến đầu thế kỷ 17, khi Mạc Phủ Tokugawa tăng cường bức hại đạo công giáo thì nơi này nhận được nhiều đợt nhập cư của người Nhật. Theo tư liệu của các giáo sĩ Dòng Tên, Đàng trong lúc bấy giờ là một trong những nơi cư ngụ ưa thích của người Nhật. Tại đây, có thể tìm thấy 2 khu định cư, một ở Faifo (Hội An) được thành lập vào năm 1617 và tồn tại cho đến năm 1696, và một ở Touran (Đà Nẵng) được thành lập vào năm 1623; ước tính có khoảng 300 người Nhật sống ở Đàng Trong . Đa số là giáo dân công giáo và họ xây dựng một nhà thờ trong khu phố của họ để các nhà truyền giáo từ Macao đến lưu trú.
*Theo Võ Văn Hoàng (Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng)
Lúc này ở Đàng Trong, chúa Nguyễn đã thi hành một số biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của đạo Thiên Chúa, nhưng trong một chừng mực nhất định, vì muốn phát triển Quảng Nam nên chúa Nguyễn đã cho phép họ được truyền đạo tại Hội An.Được sự đồng ý của chúa Nguyễn, người Nhật tiến hành chọn đất và xây dựng khu phố của mình gọi là “Nhật Bản phố”. Năm 1618, Giáo sĩ dòng Tên người Ý là Cristophoro Borri đến Hội An, ông viết: “Thành phố ấy gọi là Faifo (Hội An), một thành phố lớn đến độ có thể nói là có đến hai thành phố, một phố của người Tàu, một phố của người Nhật. Mỗi phố có khu vực riêng, có quan cai trị riêng và sống theo tập tục riêng. Người Tàu có luật lệ và phong tục của người Tàu, người Nhật cũng vậy”. Trong mỗi khu phố, người ta bầu ra một vị trưởng khu. Vị này được chúa Nguyễn và chính quyền Nhật Bản tin cậy, họ được cử làm các công việc như thu thuế, phiên dịch và cố vấn thương mại cho chúa Nguyễn, đồng thời chịu trách nhiệm về khu vực mà mình quản lý. Hình ảnh phố Nhật (Nihonmachi) ở Hội An giống với phố Nhật ở một số nước Đông Nam Á như: Pinhalu và Phnompenh ở Cambodia; Ayutthaya ở Siam.
Căn cứ vào những chú thích trên bức tranh Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ được vẽ trước năm 1640 của dòng họ Chaya, hiện đang lưu giữ tại chùa Jomyo ở Gen Chozan Nichiren Shu, phố Tsutsui, thành phố Nagoya, tỉnh Aichi. Nhà nghiên cứu Nhật Bản Ogura Sadao cho rằng, vị trí của khu phố Nhật ở Hội An thế kỷ XVII dài khoảng 300m, có hai dãy nhà nằm trên một con lộ chính và cách không xa vùng cửa sông. Điều này tương ứng với những miêu tả của các thương gia Nhật Bản khi họ trở về cố quốc, đó là một thành phố nằm cách biển 3,39 km, có khoảng 500 – 600 ngôi nhà. Các ngôi nhà ở phía trước giáp đường thường được lợp ngói, vách trát đất, còn nhà trong chỉ là mái lá tạm thời.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều đợt điều tra, khảo sát về kiến trúc cổ Hội An. Kết quả cho thấy khu phố có hình chữ nhật, chạy dài từ đông sang tây khoảng 900m; còn chiều ngang khoảng 300m. Trong khu vực này, hiện đang tồn tại khoảng 984 ngôi nhà, trong đó có 400 ngôi nhà cổ. Nếu chia khu phố cổ thành 14 khối theo trục đường Trần Phú để khảo sát, thì khu phố Nhật Bản có hơn 50% số nhà thuộc loại cổ. Ogura Sadao cho rằng số dân theo điều tra kiến trúc cổ này nếu một hộ có khoảng từ 6 đến 7 người, thì dân số Hội An lúc đó độ khoảng 3.000 - 4.000 người. Căn cứ vào diện tích của số căn nhà trong khu phố Nhật Bản, thì dân số cư trú trong khu phố cổ Hội An vào đầu thế kỷ 17 không quá 1.000 người. Trong đó, người Nhật có khoảng 60 gia đình, nếu mỗi gia đình có trung bình từ 4 đến 5 nhân khẩu, thì có khoảng 200 đến 300 người Nhật định cư tại Hội An. Tuy nhiên cũng có tác giả cho rằng vào đầu thế kỷ 17 đã có đến 700 người Nhật sinh sống ở Hội An.
Người Nhật đã xây dựng ở Hội An một công trình kiến trúc mang tên “Nhật Bản nhân thương quán” (Thương quán của người Nhật Bản) để sử dụng trong việc hội họp và giao dịch thương mại của mình. Đến năm 1635, Chính quyền Tokugawa thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”, nước Nhật đóng cửa hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Từ đó, người Nhật ở Hội An bị mất liên lạc với chính quốc, khiến các thương nhân Nhật Bản rơi vào tình trạng bị cô lập và không đủ sức đối phó với thương nhân Trung Hoa đang phát triển mạnh mẽ. Trước tình hình đó, người Nhật đã chuyển nhượng Thương quán lại cho cư dân Minh Hương sử dụng làm Tổ Đình của người Minh Hương, sau này gọi là chùa Bà Mụ. Hiện nay chùa Bà Mụ chỉ tồn tại một phần cổng tam quan được xây dưới thời Tự Đức, mọi dấu vết kiến trúc của Thương quán Nhật xưa giờ không còn hiện hữu.
Đến nửa đầu thế kỷ 17, người Nhật ở Hội An giảm dần. Theo bản báo cáo của Francisco Goraemon - một tín đồ Thiên Chúa người Nhật viết ngày 28-5-1642 gửi cho thương quán của Hà Lan ở Batavia (Indonesia), thì ở Hội An lúc này còn khoảng 40 – 50 người Nhật sinh sống và họ thường xuyên qua lại Manila và Siam để buôn bán. Tháng 8-1695, Công ty Đông Ấn của Anh ở Madras đã phái thương nhân Thomas Bowyear đến Đàng Trong để điều tra tình hình buôn bán và xin thành lập thương quán ở Hội An, nhưng đề nghị của ông không được Chúa Nguyễn chấp thuận. Ông thấy: “Faifo gồm một đường phố trên bờ sông và hai dãy nhà, có khoảng 100 nóc nhà của người Tàu, cũng có 4 hay 5 gia đình người Nhật Bản. Xưa kia người Nhật là cư dân chính và làm chủ việc thương mãi ở hải cảng này, nhưng số ấy đã giảm bớt và của cải của họ cũng sút kém. Sự quản trị công việc đã trao vào tay người Tàu. Mỗi năm có độ 10 hay 12 chiếc thuyền từ Nhật, Quảng Đông, Xiêm, Cao Miên và Batavia đến…”. Cùng năm, thiền sư Trung Hoa là Thích Đại Sán đến Hội An, ông thấy thẳng bờ sông là một con đường dài ba bốn dặm, hai bên đường hàng phố ở liền nhau khít rịt, chủ phố tất thảy đều người Phước Kiến. Đến năm 1766, những thương gia Nhật Bản cuối cùng ở Hội An đã vượt bao khó khăn, cách trở để trở lại vùng Taga, thuộc lãnh địa Hitachi (Nhật Bản) đoàn tụ với gia đình [sic].

4-ĐỊA DANH NHẬT BẢN TRONG THƯ TỊCH, TÀI LIỆU XƯA
Chúng tôi đọc trong một số bản đồ cổ được vẽ vào thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18, phát hiện khu vực Mỹ Tho- Bến Tre ngày nay, con sông đổ ra cửa biển hướng đông- cửa Đại được ghi chú là:
R. Japonoise, Japanese River, R. Iapante…
Qua tham khảo các thư tịch cổ của Việt Nam:

1/Trong Gia Định Thành Thông Chí của quan Trịnh Hoài Đức chép trể nhất là vào năm 1820, mục Trấn Định Tường:
..."Giồng Nhật Bản: ở cồn Nhật Bản, trồng bông vải, khoai lang, khoai nước. Nhà cửa ẩn hiện trong bóng tre trúc, cổ thụ um tùm" (trang 54)
..."Đại Hải Môn (cửa Đại)...phía tây cảng có cồn Nhật Bản, trên cồn có trạm đồn trú.
2/Trong Đại nam Nhất Thống Chí- Tập 5, tỉnh Định Tường chép:
"Giồng Nhật Bản: ở cách huyện Kiến hòa 65 dặm về phía đông" (trang 109)
"Tấn cửa Đại:....Bãi Nhật Bản ở phía tây lạch..." (trang 127)
mặt cồn nỗi cát ngầm, tục gọi là cồn Tàu..." (trang 57)
3/Trong địa bạ Minh Mạng 1836 :
Tỉnh Định Tường, huyện Kiến Hòa, tổng Hòa Thanh có:
(1) Minh Đức thôn ở xứ Nhựt Bổn (Nhật Bản)
(2) Thọ Phú thôn ở xứ Nhựt Bổn (Nhật Bản)

4/Trong Nam Kỳ Lục Tỉnh của Duy Minh Thị soạn năm 1872- Đại Việt Tạp Chí ấn tống năm 1944.
Mục tỉnh Định Tường, trang 59 thấy chép: Hướng tây là cù lao Nhựt Bổn (Nhật Bản), trên cù lao có đồn thủ ngự, trước có cồn cát nổi tục danh là cồn Tàu…
Dựa vào các tư liệu trên, chúng tôi tra cứu thêm các tài liệu khác thì thấy các địa danh này, ngày nay thuộc xã Thừa Đức và các vùng lân cận thuộc Huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
Phải chăng trong suốt thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 trước các cuộc nội chiến triền miên, và sự xâm nhập của chính quyền đàng trong, một số lưu dân Nhật Bản ở hải ngoại đã chạy ra cửa biển này tạm cư, hướng về biển đông mong ngày về cố thổ… thế nhưng lệnh phong tỏa tại Nhật Bản vẫn nghiêm ngặt, khốc liệt…Họ đã tụ cư lại nơi đây đây, vỡ hoang đất đai, xây dựng xóm làng trên các cồn, giồng đất, qua vài thế hệ, họ dần dần hòa tan vào các cộng đồng lân cận…ngày nay chỉ còn lưu dấu lại các địa danh ở miền đất này; nhưng Họ từ đâu đến ?




Ảnh 02- Sông Tiền trong 1 bản đồ cổ thế kỷ 17 được chú là R. Japanese (sông Nhật Bản)


Ảnh 03- Xác định xứ Nhật Bản trong thư tịch xưa, nay là vùng cửa Đại-tỉnh Bến Tre ngày nay


Ảnh 04-Người Nhật Bản trong 1 ấn phẩm xuất bản năm 1595.




Ảnh 05- Bản đồ Angkor Wat do người hành hương Nhật Bản vẽ vào khoảng năm 1623-1636.



Ảnh 06- Tranh vẽ một lưu dân Nhật Bản tại Đông Nam Á vào thế kỷ 17.

Phần II: TRUY TÌM DẤU XƯA- Họ từ đâu đến và đã đi đâu?
(tiếp theo) 
...

Biên Hòa , Nguyên- Phong Lê- Ngọc- Quốc

Phone: 0903906956





Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

HOÀNG HẬU Samdach Bhagavati Brhat..., NÀNG LÀ AI?

*Nam Tiến (p1)
Tranh vẽ người Quảng Nam trong tác phẩm Boxer codex- 1590.

Theo thư tịch cổ thì vùng đất nam bộ ngày nay, xưa kia vốn là đất Chân Lạp.

Chính Sử:
Đại nam thực lục- tiền biên của quốc sử quán thấy truyện về Chân Lạp bắt đầu được chép từ năm 1658:

- Tháng 9 năm mậu tuất (1658) vua nước Chân Lạp (vốn tên là Cao Miên) là Nặc Ông Chân xâm lấn biên thùy. Dinh Trấn Biên báo lên, Chúa sai Phó tướng Trấn Biên là Tôn Thất Yến, Cai đội là Xuân Thắng, Tham mưu là Minh Lộc (2 người đều không rõ họ) đem 3.000 quân đến thành Hưng Phước (bấy giờ gọi là Mỗi Xuy, nay thuộc huyện Phước Chính, tỉnh Biên Hòa) đánh phá được, bắt Nặc Ông Chân đưa về. Chúa tha tội cho và sai hộ tống về nước, khiến làm phiên thần, hàng năm nộp cống.

Ngoại Sử:
Biên niên sử của Cao Miên chép về vùng đất này vào thời kỳ ấy có nhiều sự kiện hơn:

*
Gorges Maspero Maspéro:
-Vị vua mới lên ngôi là Chey Chettha II (Ponhea Nhom) cho xây một cung điện tại Oudong, ở đây ông làm lễ thành hôn với một công chúa con vua An nam. Bà này rất xinh đẹp, về sau có ảnh hưởng lớn đến vua. Nhờ bà mà một phái đoàn An nam đã xin và được vua Chey Chettha II  cho lập thương điếm ở miền nam Cao Miên, nơi này nay gọi là Sài Gòn.
(Trích trong tác phẩm L’ Empire Khmer )

*Jean Moura:
Tháng 3 năm 1618,... vua An Nam gả một người con gái cho vua Cao Miên. Công chúa này rất đẹp, được nhà vua yêu mến và lập làm hoàng hậu tước hiệu Samdach...
(Trích trong tác phẩm Royaume du Cambodge-1883)

*Henri Russier:
Chúa Nguyễn lúc bấy giờ rất vui mừng thấy Cao Miên muốn giao hảo bèn gả công chúa cho vua Cao Miên. Công chúa xinh đẹp và được vua Miên yêu quý vô cùng...Năm 1623, sứ bộ Việt từ Huế đến Oudong yết kiến vua Cao Miên, dâng ngọc ngà châu báu, xin người Việt được khai khẩn và lập nghiệp tại miền Nam...Hoàng hậu xin chồng chấp thuận và cua Chey Chetta đã đồng ý...
(Trích trong Histoire sommaire du Royaume de Cambodge- 1914)

*Achille Dauphin Meunier:
Năm 1623, Chey Chettha II, người đã cưới công chúa Việt Nam, được triều đình Huế giúp đỡ để chống lại quân Xiêm... Một sứ bộ Việt Nam đã tới bảo đảm với Chey Chetta về sự ủng hộ của triều đình Huế. Sứ bộ xin phép cho dân Việt Nam tới lập nghiệp Việt Nam tới lập nghiệp ở các tỉnh phía Đông Nam Vương Quốc. Vua Cao Miên cho phép lập một phòng thu thuế tại Prey- Kôr để hỗ trợ việc định cư... 
(Trích trong cuốn Le Cambodge- 1965)

Như vậy từ đầu thế kỷ thứ 17, theo biên niên sử Cao Miên thì vua Chey Chettha II đã cưới một người con gái của chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên), và do ảnh hưởng của mối quan hệ ấy, quân và dân Đại Việt đã từng bước có mặt trên vùng đất Mô Xoài- Đồng Nai- Sài Gòn.
Khi tiếp cận các tài liệu này cụ Phan Khoang trong tác phẩm Việt Sử Xứ Đàng Trong- 1967 cũng đã đưa hành trạng của vị Hoàng Hậu Cao Miên gốc Việt vào chương Nam Tiến, mục II trang 309:

- Vua Chân Lạp Chey Chetta II muốn tìm một đối lực để chống lại lân bang Tiêm La nguy hiểm kia, đã xin cưới một công chúa Nguyễn làm hoàng hậu, trông mong được sự ủng hộ của triều đình Thuận Hóa, và chúa Hi Tông, có mưu đồ xa xôi, năm 1620 đã gả cho vua Chân Lạp một công chúa...
Trong phần ghi chú ông có bàn :

 Việc này, sử ta đều không chép, có lẽ các sử thần nhà Nguyễn cho là việc không đẹp, nên giấu đi chăng? Nhưng nếu họ quan điểm như vậy thì không đúng. Hôn nhân chính trị, nhiều nước đã dùng, còn ở nước ta thì chính sách đã đem lại ích lợi quan trọng. Đời nhà Lý thường đem công chúa gả cho các tù trưởng các bộ lạc thượng du Bắc Việt, các bộ lạc ấy là những giống dân rất khó kiềm chế. Nhờ đó mà các vùng ấy được yên ổn, dân thượng không xuống cướp phá dân ta, triều đình thu được thuế má, cống phẩm; đất đai ấy, nhân dân ấy lại là một rào dậu kiên cố ở biên giới Hoa-Việt để bảo vệ cho miền Trung Châu và kinh đô Thăng Long. Đến đời Trần, chính đôi má hồng của ả Huyền Trân đã cho chúng ta hai châu Ô, Lý để làm bàn đạp mà tiến vào Bình Thuận. Sử ta không chép, nhưng theo các sách sử Cao Miên do các nhà học giả Pháp biên soạn, mà họ lấy sử liệu Cao Miên để biên soạn thì quả Chey Chetta II năm 1620 có cưới một công nữ con chúa Nguyễn. 
Giáo sĩ Borri, ở Đàng Trong trong thời gian ấy cũng có nói đến cuộc hôn nhân này. Xem "Đại Nam liệt truyện Tiền biên" (mục Công Chúa), thấy chúa Hi Tông (tức chúa Sãi) có bốn con gái, hai nàng Ngọc Liên, Ngọc Đãng thì có chép rõ sự tích chồng con, còn hai nàng Ngọc Vạn, Ngọc Khoa thì chép là "khuyết truyện", nghĩa là không có tiểu truyện, tức là không biết chồng con như thế nào. Vậy người gả cho vua Chey Chetta II phải là Ngọc Vạn hoặc Ngọc Khoa[sic].

Xem trong Đại nam liệt truyện, mục Truyện các công chúa- Chúa Hi Tông (Chúa Sãi- Nguyễn Phúc Nguyên) có bốn người con gái:
1- Hoàng nữ Ngọc Liên 
Là chị cùng mẹ với hoàng tử Kỳ gã cho trấn biên doanh trấn thủ phó tướng Nguyễn Phúc Vinh (Vinh là con trưởng Mạc Cảnh Huống).
2- Hoàng nữ Ngọc Vạn 
Là em cùng mẹ với hoàng tử Kỳ, không có truyện.
3- Hoàng nữ Ngọc Khoa 
Là em cùng mẹ với hoàng tử Kỳ, không có truyện.
4-Hoàng nữ Ngọc Đỉnh 
Sinh mẫu là ai không rõ, lấy phó tướng Nguyễn Cửu Kiều. Năm Giáp tý (1684, Lê Chính Hòa năm thứ 5), mùa đông, Ngọc Đĩnh Mất.
Tương tự, trong Généalogie des Nguyễn avant Gia Long (Phổ hệ nhà Nguyễn trước Gia Long) của hai cụ Tôn Thất Hân và Bùi Thanh Vân- Bulletin des Amis de vieux Huế- 1920; cũng chỉ ghi: Ngọc Vạn, Ngọc Khoa là con gái thứ của Sãi vương, không để lại dấu tích.

Không rõ có tài liệu nào ngoài suy đoán chưa chắc chắn của cụ Phan Khoan năm 1968 "Vậy người gả cho vua Chey Chetta II phải là Ngọc Vạn hoặc Ngọc Khoa" ; mà trong Biên Hòa Sử Lược Toàn Biên xuất bản năm 1971- tập 1 Trấn Biên Cổ Kính, mục 1- Lược Sử (qua các thời đại), trang 21; cụ Lương Văn Lựu chép:
- Năm 1618:
Vua nước Chân- Lạp (trở nên là Kampuchéa sau này) là Chey Chetta II, dời đô từ Lovéa- Em về Oudông (Vương-Luông-La- Bích ?), liên lạc với Đại-Việt, thôn tính lần hồi nước Chiêm-Thành và đến năm 1620, cưới công-chúa Ngọc-Vạn, ái nữ của chúa Sãi Hi-Tông Nguyễn-phước-Nguyên. Với cuộc hôn nhân Lạp-Việt nầy, đưa đến việc thiết-lập các cơ sở đầu tiên của Nguyễn- Chúa tại xứ Nông Nại. Phủ chúa đã gây ảnh hưởng mạnh-mẽ ở triều đình Lạp  Man và trên đất Thủy-Chân-Lạp [sic]

Đến năm 1995 bản sách Nguyễn Phúc Tộc Thế phả được xuất bản tại Huế, trong phần tiểu sử người con gái thứ hai của Chúa Sãi là hoàng nữ Ngọc Vạn- không có truyện, nay được bổ sung:
Để tỏ tình thân thiện với lân bang, năm Canh thân (1620), Ngài gả công chúa Ngọc Vạn cho  vua Chân Lạp là Chey-Chetta II. năm Quí hợi (1623) một phái bộ miền Nam đi xứ qua Chân Lạp xin với vua Chey-Chetta II nhường lại một dinh điền ở Mô Xoài gần Bà- rịa ngày nay, vua Chân Lạp phải bằng lòng. Ngoài ra vua còn cho người Việt đến canh tác tại vùng đó. [sic]

Ghi chép của linh mục Cristoforo Borri - Roma 1631

Lúc bấy giờ, vào thời điểm các sự việc xảy ra mà chúng tôi trình bày ở trên; tại Đàng trong hiện diện các linh mục thừa sai Dòng Tên; trong đó có linh mục Christoforo Borri, ông đã có những ghi chép đầy thú vị về vùng đất này.
 Linh mục Christoforo Borri sinh ra trong một gia đình có địa vị tại Milano- Ý. Ngày 16 tháng 9 năm 1601, ông gia nhập Dòng Tên khi 18 tuổi. Năm 1616, từ Ma Cao Borri được gửi đi truyền giáo tại Đàng trong cùng với linh mục Pedro Marques; hai người đáp thuyền vào năm 1618. Ông cùng với hai linh mục Francisco de Pina và Francesco Buzomi đến lập cơ sở truyền giáo tại Nước Mặn (Quy Nhơn). Borri ở Hội An từ 1618 đến 1622. 
Năm 1631, tại Roma, ông cho xuất bản cuốn sách nổi tiếng bằng tiếng Ý :
Relatione della nuova missione delli P.P. della Compagnia di Gesù al Regno della Cocincina , Rome, Francesco Corbelletti- 1631 (“Tường thuật về sứ mạng mới của các linh mục thuộc phái đoàn Dòng Tên ở Vương quốc Đàng Trong”).
Cùng năm này sách được tái bản ở Milan; một bản dịch tiếng Pháp của linh mục Antoine de la Croix, người xứ Renne, công bố ở Lille cũng vào năm 1631. Cuối cùng người ta dịch nó bằng tiếng Hà Lan ở Liège, bằng tiếng Latin ở Vienne, rồi bằng tiếng Đức và tiếng Anh (theo tư liệu trong B.A.V.H tập 1931); Trong tài liệu này Bori có vài dòng về lai lịch của cô con gái của Chúa Nguyễn gả cho vua Chân Lạp”.
Từ bản gốc xuất bản tại Ý “ Rome, Francesco Corbelletti- 1631”  trung tá A. Bonifacy, giảng viên tập sự bộ môn lịch sử địa phương ở Viện đại học Hà Nội, đặc phái viên của trường Viễn đông bác cổ đã dịch và được đăng trên B.A.V.H tập XVIII năm 1931, lai lịch của cô con gái của Chúa Nguyễn gả cho vua Chân Lạp” nằm tại trang 329- 330.
Nội dung:
“En outre, il est continuellement à préparer et à mettre en marche des farces pour soutenir le roi du Cambodge,  mari d’une de ses filles bâtarde, le secourant de ses galères et de ses soldats contre le roi du Siam. C’est ainsi que partout, aussi bien sur terre que par mer, résonne le nom glorieux, et est honorée la valeur des armées de la Cochinchine” [sic].

Bản dịch của trung tá A. Boniface, được kiểm duyệt bởi các học giả Viện Viễn Đông Bác Cổ, liệu có chính xác theo nguyên tác "Relatione della nuova missione delli P.P. della Compagnia di Gesù al Regno della Cocincina , Rome, Francesco Corbelletti- 1631"  hay không? và lai lịch cô con gái của Chúa Nguyễn gả cho vua Chân Lạp” mà linh mục Borri “mắt thấy tai nghe” ghi chép lại tại Đàng Trong từ năm 1618 đến năm 1621 liệu có khả tín hay không?...

Bí mật lịch sử vẫn còn ở trước mặt chúng ta!
Nguyên Phong- Lê Ngọc Quốc.

* Bản tiếng Ý cổ 1631:
In oltre ftà in continui preparamenti e moti d’arme
per fouuenire al Re di Cam-bogia marito d’vna fua figlia baftarda foccorrendolo e con Galere, e co’ foldati contro il Re de Siam, che però per ogni parte cofi di terra, come di mare rifuona gloriofo il nome, & honorato il grido del valore dell’Armi della Cocincina.

(Đa tạ lão đại đã nhọc công trợ giúp)

 Tranh vẽ được cho là cảnh hộ tống một công nương con chúa Sãi gả cho một thương gia Nhật Bản

Tranh mô tả sinh hoạt của người Đàng Trong trong tác phẩm
Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà 1792 - 1793
-J. Barrow.


Tranh mô tả sinh hoạt của người Đàng Trong trong tác phẩm
Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà 1792 - 1793
-J. Barrow.