SÔNG NHỰT BỔN
Ở NAM BỘ XƯA!
Lê Ngọc Quốc[1]
1.
TÂY NAM BỘ- LƯU DÂN VÀ ĐẤT MỚI
Vùng đất ven bờ bắc sông Tiền
ngày nay, theo các tài liệu xưa ghi chép thì từ nữa cuối cuối thế kỷ 17 đã xuất
hiện lưu dân từ miền ngoài vào lưu trú. Họ có thể là những cố nông đi tìm đất mới,
tội đồ bỏ trốn, người tránh sưu thuế nặng nề, trốn binh dịch; người thích phiêu
lưu, mạo hiểm, và nhóm binh lính đào vong của nước Đại Minh; và cả những nhóm
dân công giáo bị chánh quyền đương thời bức đạo, đe dọa tính mạng, nên bỏ chạy
vào đây, nơi còn hoang vắng, thoát vòng cương tỏa để giữ lấy đức tin.
Họ vào khai phá vùng hoang địa, tạo dựng cuộc sống mới.
Lưu dân ban đầu đối diện với đầm lầy, rừng hoang, thú dữ, chứa đựng đầy mối hiểm
nguy, với thiên nhiên cảnh vật xa lạ, chưa từng thấy bao giờ.
Đến đây xứ sở lạ lùng
Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng kinh!
Rừng thiêng nước độc thú bầy,
Muổi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như
bánh canh!
Cỏ mọc thành tinh
Rắn đồng biết gáy!
(ca dao nam bộ)
Vùng lưu vực hạ
lưu sông Mê Kông, ngày ấy vẫn còn mê địa, con sông Tiền đem phù sa về bồi đắp
ruộng vườn, đem lại nguồn thủy sản phong phú và quan trọng nhất là thủy lộ
chính cho lưu dân giao thương với các vùng miền, thúc đẩy đời sống kinh tế, văn
hóa từng bước phát triển.
2- Sông Mê Kông
Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất
trên thế giới; bắt nguồn Tây Tạng chảy theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung Quốc),
qua các nước Myanma,Thái Lan, Lào, Campuchia; đến khu vực Phnom
Penh(
Camphchia),
sông chia thành 2 nhánh: bên phải là sông Bassac (sang nam bộ gọi là sông sau- Hậu Giang) và bên trái là Mê Kông
(sang nam bộ gọi là sông trước- Tiền
Giang ). Cả hai đều chảy vào khu vực
đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ.
3- Truy tìm tên gọi của con sông
Con sông này
(sông Tiền) từ xa xưa là thủy lộ chính từ biển đông để vào kinh đô nước Cao
Miên. Có lẽ ghi chép sớm nhất của Châu Đạt Quan trong tác phẩm “
Chân Lạp Phong Thổ Ký” thuật lại chuyến công vụ đến xứ này của ông trong sứ bộ
đời vua Nguyên Thành Tông (Trung Quốc), xuất phát từ tháng 2 năm bính thân
(Nguyên Trinh năm thứ hai- 1296).
Trích:
Chương 2: TỔNG
TỰ [2]
Nước Chân-Lạp (Tchen-La) cũng gọi là Chiêm-Lạp
(Tchan-la). Tên bổn xứ là Cam-bội-Trí (Kan-po-tche). Triều đại hiện thời căn cứ
vào kinh sách Tây-Phiên gọi tên nước là Cầm-Phố-Chỉ (Kan-p'ou-Tche) đọc ra gần
giống như Cam-bội-Trí (Kan-po-Tche).
Rời bến Ôn-Châu (Wen-tcheou) ở Triết-Giang
(Tchô-Kiang) và thẳng hướng Đinh-Vị (Nam-TâyNam) chúng tôi đi qua hải cảng của
các châu Phước-Kiến (Foukien) tỉnh Quảng Đông (Kouang-Tong) và hải ngoại. Chúng
tôi vượt biển Bảy Hòn đảo (Thất-châu-dương Ts'i-tcheou-Yang - Đảo Taya) (5) đi
ngang biển Annam (Giao-chỉ-dương Kiao-Tche-Yang) và đến xứ Chiêm-Thành
(Tchan-Ch'eng).
Ở đấy, nhờ thuận gió, trong vòng mười lăm ngày ta có
thể đến thị trấn Chân-Bồ (Tchen-p'ou vùng Cap Saint Jacques hay Bà-Rịa), đó là
biên giới xứ Chân-Lạp.
Đoạn, từ Chân-Bồ theo hướng Khôn-Thân (Tây-Nam - 1/6
Nam), chúng tôi đi ngang qua biển Côn-Lôn (K'ouen-Lonen, Poulo-Condór) và vào cửa
sông. Sông này có hàng chục ngả, nhưng ta chỉ có thể vào được cửa thứ tư, các
ngả khác có nhiều bãi cát thuyền lớn không đi được. Nhìn lên bờ chúng tôi thấy
toàn là cây mây cao vút, cổ thụ, cát vàng, lau sậy trắng, thoáng qua không dễ
gì biết được lối vào, thế nên các thủy thủ cho rằng rất khó mà tìm đúng cửa
sông.Từ đó, thuận dòng nước tiến lên hướng Bắc lối mười lăm ngày, chúng tôi vào
một lãnh thổ tên là Tra-Nam (Tch'a-Nan) một trong những tỉnh của Chân Lạp....
CHƯƠNG 20: SƠN XUYÊN
(NÚI, SÔNG)
CẤU TẠO ĐỊA HÌNH CỦA XỨ SỞ
Sau khi tiến vào Chen-pu (Chân-Bồ), vùng biên cương của
Căm Bốt, không có gì ngoài lùm cây rậm rạp của các cánh rừng thấp; các vũng cửa
sông rộng lớn của con sông uy mãnh, dài hàng trăm dặm, chảy xuyên qua bóng tôi
âm u của một khu rừng có cây cối già cỗi và cây sậy vươn cao. Một bản hòa tấu
các tiếng kêu thú vật được nghe thấy. Ngược lên giữa dòng sông chúng tôi nhìn
thấy lần đầu tiên đồng bằng bao la trên đó không có ngay cả một cọng gỗ. Xa đến
cuối mắt nhìn không có gì ngoài cỏ. Ở đó
các con trâu hoang ngặm cỏ tới cả trăm và nghìn con. Sau đó đến các luống tre
kéo dài đến hàng trăm dặm khác. Thân của loại tre này có các gai nhọn và các đọt
măng của chúng có vị rất chua chát. Núi cao hiện ra ở chân trời bốn hướng.
[sic]
Trong quá trình hiểu các bản
đồ cổ của nước ngoài, chúng tôi phát hiện một bản đồ cồ xuất bản tại Brussels
năm 1827[3], vẽ khu vực nam bộ, đặc biệt có những chú thích có lẽ
được tham khảo tài liệu của nhà Trung hoa học Jean-Marie Abel Rémusat, ông là
người đầu tiên phiên dịch “Chân Lạp Phong Thổ Ký” ra Pháp ngữ vào năm 1819,
đăng từng đoạn trên tạp chí của nhà xuất bản Dondey-Dupré và trong tập thứ 3 tạp
chí Novel les Annales des Voyages của nhà xuất bản Eyriès et Maltebrun nhan đề:
"Description du Royaume de Cambodge par un voyageur Chinois qui a visité
cette contrée à la fin du XIIIe siècle" có kèm theo bức địa đồ (có thể
chính là bức bản đồ xuất bản tại Btussels năm 1827 mà chúng tôi tìm được).
Số 1: Vùng cửa biển Mỹ Tho có chú thích “Tchin- phou canal du Japon.”
(Tchin- phou- kênh Nhựt Bổn)
Số 2: Tương ứng với vùng nằm giữa sông Tiền, sông Hậu và
Đồng Tháp có các ghi chú tương ứng với 1 đoạn ghi chép trong Chân Lạp Phong Thổ Ký:
“…, không có gì ngoài lùm
cây rậm rạp của các cánh rừng thấp; các vũng cửa sông rộng lớn của con sông uy
mãnh, dài hàng trăm dặm, chảy xuyên qua bóng tôi âm u của một khu rừng có cây cối
già cỗi và cây sậy vươn cao. Một bản hòa tấu các tiếng kêu thú vật được nghe thấy.
Ngược lên giữa dòng sông chúng tôi nhìn thấy lần đầu tiên đồng bằng bao la trên
đó không có ngay cả một cọng gỗ. Xa đến cuối mắt nhìn không có gì ngoài cỏ. Ở đó các con trâu hoang
ngặm cỏ tới cả trăm và nghìn con…” [4][sic]
Số 3 : nhánh tả Mê-Kông vào nam bộ đoạn tương thích với
Tân Châu- Hồng Ngự ngày nay có chú thích R. du japon ( Rivière du japon, sông
Nhựt Bổn).
Lần theo thông tin về con sông Tiền, có giai đoạn được người
Châu Âu ghi trong các bản đồ hải trình là R. Japon (sông Nhựt Bổn); chúng tôi
tìm thấy có một số bản đồ cổ được xuất bản từ giữa thế kỷ 17~ 18 có những ghi
chú tên con sông này là “Nhựt Bổn”
Iapanfs R. Amsterdam / 1662[5]
4-Tài liệu nước ngoài
Trong một số bản đồ cổ thế kỷ 17~ 18, vẽ vùng hạ lưu sông
Mê- Kông, chúng tôi thấy các tác giả chú thích một địa danh: R.Japanse, so sánh với bản đồ hiện tại, đó chính là
sông Tiền.[6]
Vào nữa cuối thế kỷ 19, Léopold Augustin Charles Pallu de la Barrière, một sĩ quan trong đạo quân viễn chinh đánh chiếm thành Gia Định năm 1859, trong quyển hồi ký của ông có mô tả khu vực này:
“Các nhà viết sử người Hòa Lan chép rằng sông Mê Kông Mê Kông Mê Kông [7]
Vào nữa cuối thế kỷ 19, Léopold Augustin Charles Pallu de la Barrière, một sĩ quan trong đạo quân viễn chinh đánh chiếm thành Gia Định năm 1859, trong quyển hồi ký của ông có mô tả khu vực này:
“Các nhà viết sử người Hòa Lan chép rằng sông Mê Kông Mê Kông Mê Kông [7]
ĐỊA DANH CÓ HẬU TỐ NHỰT BỔN
1/Nhánh sông Mê- Kông đổ ra cửa Tiểu và cửa Đại
Maritime geography and statistics …” của James Hingston
Tuckey (1776-1816) là một nhà thám hiểm người Anh.
Trong trước tác của ông tập 3, xuất bản năm 1815, chương Empire Cochin- China
có
Tạm dịch: Chi nhánh thứ hai của con sông được gọi là nhánh Nhựt Bổn vì nó đã từng được thuyền của nước Nhựt lui tới.
Ghi chép trong “Đại Hòa Điền Trọng Thanh Nhật Ký” được Vũ
Đoàn Liên Khê trích dẫn trong kỷ yếu hội thảo quốc tế Nhật Bản và
các nước tiểu vùng sông Mekong- mối quan hệ lịch sử:“Đến thời Edo, thương nhân Karaya Morisukejiro đến Camphuchia đã cho neo thuyền rộng 37m, dài 500m (?) ngay cửa sông trong suốt 60 ngày, thuyền của Karaya được cho là đã vào từ sông Mê kông để đến Phnom Penh.
Giữa cuối thế kỷ XVI là thời kỳ giao thương giữa Nhật Bản và Campuchia phát triển rực rở nhất. Năm 1569, thuyền Campuchia đã cập bến các cảng ven Kyushu, đến năm 1579, Shimazu và Ootomo đã thực hiện chuyến đi khứ hồi giữa Nhật Bản và Campuchia. Tháng 7 năm 1593, các sứ thuyền của Campuchia đã cập bến chính thức Hizen (Nagasaki). [sic][9]
Năm
|
AnNam
|
Tong king
|
Thuận Hóa
|
Cajian
|
Cochinchina
|
Champa
|
Cambodia
|
Siam
|
Luzon
|
1604
|
4
|
3
|
1
|
1
|
1
|
5
|
4
|
4
|
|
1605
|
3
|
2
|
1
|
5
|
4
|
||||
1606
|
2
|
1
|
1
|
3
|
4
|
3
|
|||
1607
|
1
|
1
|
4
|
4
|
4
|
||||
1608
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|||||
1609
|
1
|
1
|
1
|
6
|
3
|
||||
1610
|
1
|
3
|
1
|
3
|
2
|
||||
1611
|
2
|
3
|
1
|
2
|
|||||
1612
|
1
|
3
|
2
|
1
|
|||||
1613
|
1
|
6
|
1
|
3
|
1
|
||||
1614
|
1
|
7
|
2
|
3
|
4
|
||||
1615
|
5
|
1
|
5
|
5
|
|||||
1616
|
1
|
4
|
1
|
||||||
1617
|
2
|
5
|
1
|
1
|
|||||
1618
|
3
|
7
|
2
|
1
|
3
|
||||
1619
|
3
|
1
|
1
|
||||||
1620
|
5
|
1
|
2
|
||||||
1621
|
1
|
2
|
1
|
4
|
|||||
1622
|
1
|
2
|
2
|
||||||
1623
|
2
|
2
|
1
|
2
|
3
|
1
|
|||
1624
|
2
|
2
|
1
|
2
|
|||||
1625
|
1
|
1
|
2
|
||||||
1626
|
1
|
||||||||
1627
|
1
|
1
|
2
|
||||||
1628
|
2
|
2
|
2
|
3
|
|||||
1629
|
1
|
1
|
1
|
||||||
1630
|
1
|
2
|
|||||||
1631
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|||||
1632
|
2
|
3
|
4
|
2
|
|||||
1633
|
3
|
2
|
1
|
1
|
|||||
1634
|
3
|
2
|
2
|
||||||
1635
|
1
|
1
|
|||||||
Total
|
14
|
36
|
1
|
1
|
70
|
5
|
44
|
56
|
53
|
sông Mê- Kông
5/ Kết Luận
Thương nhân Nhựt Bổn ở Đông Nam Á xưa (ảnh copy internet)
[1] Hội viên câu lạc bộ Người Đồng Nai- thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
(phone 0903906956)
[2] Chân Lạp Phong Thổ Ký-
Châu Đạt Quan, Nxb Văn Nghệ
http://diendanlequydon.com/viewtopic.php?t=401986
http://diendanlequydon.com/viewtopic.php?t=401986
[3] https://www.raremaps.com/gallery/detail/0206gh/asie-no-110-partie-de-camboge-vietnam-vandermaelen
[4] Chân Lạp Phong Thổ Ký-
Châu Đạt Quan, Nxb Văn Nghệ
http://diendanlequydon.com/viewtopic.php?t=401986
http://diendanlequydon.com/viewtopic.php?t=401986
[5] https://www.raremaps.com/gallery/detail/36071/paskaerte-zynde-toosterdeel-van-oost-indien-met-goos
[6] Barry
Lawrence Ruderman (1662), Antique Maps, Inc. Amsterdam.
[7] Léopold Augustin Charles Pallu de la Barrière- Dịch
và bình Hoàng Phong (2008), Lịch sử cuộc viễn chinh
Nam Kỳ năm 1861, Nxb Phương Đông, trg 35~36.
[8] James Hingston (1815), Maritime geography and statistics …by Tuckey, Topics Ocean, Commercial geography, Commerce, Shipping Publisher London, Black, Parry & Co.sVol 3. p. 239
[9] Vũ Đoàn Liên Khê (2011), Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Nhật Bản và các nước tiểu vùng sông Mekong- mối quan hệ lịch sử”.
Bài viết: Thương mại cảng Nagasaky và các nước tiểu vùng sông Mekong thế kỷ XVI-XVII-, công ty CP dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định, trg 125.
[9] Vũ Đoàn Liên Khê (2011), Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Nhật Bản và các nước tiểu vùng sông Mekong- mối quan hệ lịch sử”.
Bài viết: Thương mại cảng Nagasaky và các nước tiểu vùng sông Mekong thế kỷ XVI-XVII-, công ty CP dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định, trg 125.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét