Con đường thiên
lý ngày ấy từ Bình Thuận dinh đi Biên Hòa trấn, cũng chỉ là con đường đất, nối
các làng mạc thưa vắng với các thị tứ nhỏ bé của Biên Hòa xưa (bao gồm cả tỉnh Bà Rịa-
Vũng Tàu ngày nay). Hai bên đường là rừng rậm, bải lầy, trảng cát hoang vắng.
Lúc này còn nhiều cọp, voi, thú dữ và cả thổ phỉ; cho nên, thường các bộ hành
phải kết hợp, lập đoàn từ 7, 8 người trở lên, trang bị vũ khí mới dám vượt qua.
Năm 1859 Vua Tự Đức thấy đường quan lộ các tỉnh từ Khánh Hòa trở vào Nam, rừng rậm, vắng không có người ở, các người đi đường qua lại, đã lo về việc đói khát, lại không có chỗ nghỉ đỗ. Vua sai các quan tỉnh lệnh cho các phủ huyện chiêu mộ nhân dân (không cứ dân nội tịch hay ngoại tịch) đều làm nhà ở ven đường, bán cơm nước, cấp tiền công cho (mỗi nhà 20 quan, hoặc 15 quan, 3 năm người nào thành cơ chỉ, không phải trả tiền lại). Thuê dân phu sửa tước cây cỏ, san bằng chỗ hiểm chỗ cao, phái lính bắn ác thú, để cho tiện việc nhân dân đi lại.
Năm 1859 Vua Tự Đức thấy đường quan lộ các tỉnh từ Khánh Hòa trở vào Nam, rừng rậm, vắng không có người ở, các người đi đường qua lại, đã lo về việc đói khát, lại không có chỗ nghỉ đỗ. Vua sai các quan tỉnh lệnh cho các phủ huyện chiêu mộ nhân dân (không cứ dân nội tịch hay ngoại tịch) đều làm nhà ở ven đường, bán cơm nước, cấp tiền công cho (mỗi nhà 20 quan, hoặc 15 quan, 3 năm người nào thành cơ chỉ, không phải trả tiền lại). Thuê dân phu sửa tước cây cỏ, san bằng chỗ hiểm chỗ cao, phái lính bắn ác thú, để cho tiện việc nhân dân đi lại.
Tiếng ve ra rả từ đâu ?
Lại thêm chiều tới dạt dào bi thương.
Chồn chân nghỉ lại ven đường,
Rừng sâu vắng vẻ bặt không dấu người.
Sương đêm rơi áo ướt vùi ,
À uôm tiếng cọp, rụng rời bước mau!
Nhớ ai xa thẳm thêm sầu ,
Bơ vơ nào biết về đâu bây giờ ?
Lại thêm chiều tới dạt dào bi thương.
Chồn chân nghỉ lại ven đường,
Rừng sâu vắng vẻ bặt không dấu người.
Sương đêm rơi áo ướt vùi ,
À uôm tiếng cọp, rụng rời bước mau!
Nhớ ai xa thẳm thêm sầu ,
Bơ vơ nào biết về đâu bây giờ ?
(Long Thành- Phước Tuy đồ trung hoài cảm- Nguyễn Thông)
Đây là bài thơ của Nguyễn Thông (1827- 1884) một vị quan lại thời vua Tự
Đức, cảm tác khi dừng chân trên đoạn đường giữa Long Thành và Bà Rịa!
Từ Long Thành, qua cầu Nước Trong- Phước Tân, Tam An giáp ranh xã An Hòa
(Bến Gỗ), rẽ vào đường Bùi Văn Hòa (khu Long Bình xưa); đến ngã tư Tam Hiệp,
vào đường Phạm Văn Thuận, đến đường Nguyễn Ái Quốc, rẽ vào Phan Đình Phùng, vào CMT8- Quảng trường Sông Phố,
xuyên qua giữa 2 khối nhà UBND tỉnh (Tòa Bố) và Nhà Thiếu Nhi (Dinh Tham Biện), ta đến bờ sông Đồng Nai;
đây chính là bến đò Chợ Dinh xưa!
Bến đò chợ Dinh nguyên do nằm cạnh chợ Dinh nên được gọi như thế!
Trước 1900, lúc chưa xây dựng cầu Gành và cầu Rạch Cát, lưu thông giữa
trấn Biên Hòa và thành Gia định, do ngã bến đò:
1/ Bến đò Ngựa bên phía chùa Long Thiền (gần chợ Đồn).
2/Bến đò chợ Dinh bên phía chợ Dinh, cuối đường Nguyễn Thái Học. (theo cụ
Lương Văn Lựu)
Trong Phủ biên tạp lục (Q4), của cụ Lê Quý Đôn soạn khi làm Hiệp trấn Tham tán quân cơ ở phủ Thuận Hóa (Huế) năm1776;
phần thuế lệ các bến đò ở Gia Định- Đồng Nai có liệt kê:
- - Đò Rạch Cát 81 quan (nay là đoạn cầu Hiệp Hòa).
- -Đò điện Quan Đế 373 quan (nay là bến trước chùa
ông cù lao Phố).
- -Đò dọc An Lâm đến Sài Gòn 89 quan (An Lâm- An Hảo
?).
- -Đò chợ Đồng Nai 60 quan (nay là đoạn gần chợ
Tân Vạn)
- -Đò nhỏ Lò Giấy 55 quan (nay là chợ Đồn- Bữu Hòa).
- -Đò chợ Dinh 30 quan 2 tiền ( nay là đoạn gần chợ
Biên Hòa)
Xem qua bảng thống kê số thuế của các bến đò ta thấy có tên bến đò chợ
Dinh; vào thời chúa Nguyễn, trước năm 1776, bến đò chợ Dinh có thuế lệ kém hơn
các bến đò lân cận! chứng tỏ mức độ lưu thông của bến đò chợ Dinh lúc ấy thấp,
chưa phải là tuyến chính trên thiên lý cù. Mãi đến
năm 1816 vì lý do hay bị ngập úng triều đình mới cho dời dinh Trấn từ thôn Phước
Lư (đầu cầu Rạch Cát), lên vị trí mới ở thành cổ Biên Hòa, và chợ dinh trấn
cũng dời theo, sáp nhập cùng chợ Bàn Lân thành Chợ Dinh. Lúc ấy bến đò
cũng phát triển theo và kết nối với bến Đò Ngựa, mở thêm con đường thẳng nối
Châu Thới- Mỹ Hòa- Đồng Cháy- Bình Thọ đến bến Bình Đồng bên sông Bình Đồng
(sông Sài Gòn- đoạn Bình Quới Tây- Thanh Đa)…
1- Bến đò chợ Dinh 2-Bến đò Ngựa
Trước năm 1926 có 1 con đường xuyên giữa Tòa Bố và Dinh Tham Biện, đến bến đò chợ Dinh |
Bến đò chợ Dinh năm 1902, lúc ấy người Pháp gọi là Bac! Ta thấy bên kia sông có bóng núi Châu Thới! |
............................
Bến đò Ngựa bên chùa Long Thiền
Bên bờ kia, hồi xưa có bến đò chợ Dinh!
Bản đồ năm 1906, ta thấy mặt dù khi ấy đã có 2 cầu sắt qua sông nhưng có lẽ chỉ dành cho đường sắt, nên đường thiên lý- thuộc địa số 1, vẫn phải qua 2 bến : đò Ngựa- chợ Dinh!
...(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét