NÉT
KHÁI QUÁT NGỮ LỤC THIỀN TÔNG HOA-VIỆT
Biên
soạn: Hậu học Song Hào Lý Việt Dũng
Hiệu đính: Đại
sư Thích Viên Minh, pháp chủ Theravada Việt Nam
Đền
đáp phần mọn nghĩa ân sâu như trời biển của ba má tôi:
-
Ông Lý Khi
-
Bà Huỳnh Thị Chất
- Thương hoài ngàn năm Lý Vương Song
Hào con ta.
Cảm đề ca dao
Ngồi
buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng
nhai cơm bún, lưỡi lừa cá xương
Dãi
dầu một nắng hai sương
Ơn
như biển cả, nghĩa dường non cao!
Punda! Punda ni!
Ni cô Huyền Trang Đoàn Thị Bạch Tuyết.
CẢM ĐỀ
CỦA HÒA THƯỢNG VIÊN MINH, PHÁP CHỦ HỆ PHÁI THERAVADA VIỆT NAM
Sau khi đọc “Nét khái quát ngữ lục Thiền tông Hoa-Việt” của Học giả hậu học Song Hào
Lý Việt Dũng, tôi chợt nhớ hai câu thơ của thi sỹ Bùi Giáng:
“Người nằm xuống tự nghìn xưa vang bóng
Ta bước qua từ ngữ rụng hai lần”
Ngôn
ngữ có tác dụng hai chiều:
- Ngôn
ngữ là phương tiện chỉ bày Sự Thật.
- Ngôn
ngữ là khái niệm che lấp Sự Thật.
Ngôn
ngữ qua tuệ tri thì Sự Thật được hiển lộ, ngôn ngữ qua tưởng tri thì Sự Thật bị
che mờ. Ngôn ngữ tự nó vô tội, chỉ do thái độ tri nhận của tâm thức mà có đúng
có sai. Nếu biết sử dụng ngôn ngữ một cách thiện xảo để gợi ý, mô tả hoặc chỉ
bày Sự Thật thì đức Phật gọi là trí tuệ vô ngại giải (patisambhida),
nhưng dùng ngôn ngữ để kết luận hoặc khẳng định Sự Thật thì chỉ tội đánh lừa,
nên đức Phật cảnh báo trong Pháp Cú 72:
Quả thật điều nguy hại
Người ngu sinh sở tri
Hủy phần sáng của mình
Tự
chẻ đầu chính nó!
Thiền
“bất lập văn tự” nhưng để lại hàng ngàn thi kệ, ngữ lục, thiền ngôn, công án… đầy
ắp văn tự, nếu qua văn tự đó mà “lập” thành tư tưởng, quan niệm, khuôn mẫu, định
thức, phương pháp… thì đã khai tử thiền mất rồi làm sao kiến tánh được! Nhưng nếu
văn tự mà “bất lập” tức không hình thành tư tưởng, quan niệm, kiến chấp… thì
ngay đó Sự Thật tự hiển bày không cần tìm kiếm, không cần trước ý, dụng công.
Sau
khi đức Phật nhập niết-bàn, truyền
nhân kết tập lời Phật dạy thành kho tam tạng kinh điển khổng lồ, nhưng vì “ý tại ngôn ngoại” nên Phật nói mà dường như
không nói lời nào, đó là điều bí ẩn của vô ngôn trong ngôn ngữ, ngộ
được điều này cũng đã là một bước ngoặt diệu kỳ. Nên hòa
thượng Phước Hậu (hay Phúc Hộ) ở
Huế đã nói:
Kinh
điển lưu truyền tám vạn
tư
Học hành không thiếu cũng không dư
Đến nay tính lại đà quên hết
Chỉ
nhớ trên đầu một chữ như.
Nhưng
rồi chắc hẳn ngay cả một chữ “như” vị ấy cũng không cần nhớ nữa. Và tôi tin rằng học giả
Lý Việt Dũng sau khi tận tình dịch giải, biên soạn, góp ý… hàng ngàn Thiền
Ngôn, Ngữ Lục Việt-Hoa với tâm nguyện cống hiến cho đời, cuối cùng rồi cũng:
Một phen buông hết ngôn từ
Buông luôn cả một chữ như trên đầu
Thong dong thực tại nhiệm mầu
Niết-bàn,
sinh tử… biển dâu khác gì!
Hay như ý bài thơ mà học
giả Lý Việt Dũng đã họa vần bài thơ của hòa thượng Phước Hậu nêu trên:
Kinh điển lưu truyền tám vạn tư
Học hành nào biết thiếu hay dư
Đến nay tính lại chừng quên hết
Kể
cả trong đầu cái chữ Như!
Trân
trọng,
Hoà
thượng Viên Minh
Cuối Thu 2016
LỜI
TRẦN TÌNH ĐẦU SÁCH
Đời mạt pháp căn cơ chúng sanh thiển bạc,
rất khó ngộ Phật pháp nói chung và Thiền pháp nói riêng, nhưng nhu cầu tìm hiểu
lý Thiền của bạn trẻ hậu học thì lại rất mạnh mẽ sôi động. Sau nửa đời người ngụp
lặn trong vũng Thiền, chúng tôi thủ đắc được đôi điều Thiền lý dù chỉ là kiến
giải ngộ chứ không phải chứng ngộ, nhưng nếu đem trình bày ra cũng có thể giúp
đỡ phương tiện để các bạn trẻ làm bàn đạp tìm hiểu lý Thiền, mặc dù điều này đi
ngược lại với tinh thần Thiền tông là hãy để cho người học tự ngộ.
Vậy
xin coi quyển sách mọn nầy là một hình thức 啐啄同時
(thối trác đồng thời) mà các sư gia Thiền tông có chủ trương, nhằm giúp người học
mau tỏ ngộ, và nếu mục tiêu khiêm hạ nầy mà đạt được thì coi như tâm niệm một đời
chúng tôi đã đạt được phần nào!
VÀI
NÉT KHÁI QUÁT VỀ THIỀN
Thiền tiếng Phạn
(Sankrit) là dhyana, tiếng Pali là jhana, cũng còn gọi là thiền-na đà-diễn-na,
trì-a-na, dịch theo ý là tĩnh lự, có nghĩa là dừng mọi suy tưởng khác lại, hệ
niệm chuyên chú vào một cảnh duy nhất, chính thẩm tư lự, hầu tư duy tu tập, trừ
bỏ cái ác, tức là trừ bỏ mọi các ác trong ngũ cái của cõi Dục, tạo thành rừng rậm
công đức, tức lấy thiền làm nhân, thường hay sanh trí tuệ thần thông, các công
đức của tứ vô lượng tâm. Ý là tịch tĩnh thẩm lự, tức đem tâm chuyên chú vào một
đối tượng nào đó, đưa đến trạng thái cực kỳ tịch tịnh, tường mật tư duy định-huệ.
Thiền được Đại thừa, Tiểu
thừa, ngoại đạo, phàm phu cùng tu, nhưng mục đích tư duy đối tượng lại hoàn
toàn khác nhau. Thiền và các định khác gọi chung là thiền định, hay lấy thiền
làm một loại định. Cho nên lấy tu thiền trầm tư gọi là thiền tư. Vì cương lĩnh
tu hành của đạo Phật dựa trên tam học giới-định-tuệ, bởi có trì giới thanh tịnh
mới đạt được thiền định tịch tịnh, mà có thiền định tịch tịnh thì mới khai phát
được chân trí. Nhân vì thiền định là sự tu hành chủ yếu của Phật giáo, cho nên
kinh-luận của cả Đại-Tiểu thừa đều nói đến rộng rãi, mà chủng loại lại quá nhiều.
Ở A-hàm và các hệ phái Phật giáo, đem thiền lấy hữu-vô của tầm tứ, hỷ, lạc mà
phân ra 4 loại là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền.
Sắc giới Tứ thiền thiên
là chỗ sanh ra của người tu Tứ thiền, do vì sanh ra ở Tứ thiền, lại nữa tu Tứ
thiền, thiền định tĩnh lự sanh ra là đã có, tiên thiên có được tứ thiền nên gọi
là sanh tĩnh lự. Lại hỗn hiệp cùng tu hữu lậu tĩnh lự và vô lậu tĩnh lự gọi là
tạp tu tĩnh lự. Câu-xá luận quyển 24 chủ trương đó là pháp tu giới hạn ở
A-la-hán hoặc kẻ chưa hoàn thành giới vị.
Trong Đại thừa, thiền
là lục ba-la-mật và thập ba-la-mật, tức thiền ba-la-mật (thiền định ba-la-mật,
tĩnh lự ba-la-mật). Đó là hàng Bồ-tát đắc được thật trí, hoặc được thần thông
tu hành. Liên quan đến chủng loại tĩnh lự thiền ba-la-mật của Bồ-tát, có thể
nhìn thấy trong các kinh-luận, như kinh Bồ-tát Địa Trì quyển 6 và Du-già sư địa
luận quyển 43 thì thiền ba-la-mật có 9 loại tướng.
Các tông phái Phật giáo đều y cứ vào giáo lý của
mình mà tu thiền định, riêng cũng có thực hành thiền do Bồ-đề Đạt-ma truyền lại.
Về sau do bắt nguồn từ tư tưởng kinh Lăng-già chủ trương “Truyền riêng ngoài giáo, chẳng lập văn tự”, tôn chỉ là ngoài kinh
điển Thế Tôn còn lấy tâm truyền tâm, ý tức không nương theo kinh điển văn tự, truyền
lấy tọa thiền khiến chúng sanh ngộ bản lai diện mục của mình. Đó là Thiền tông
được thành lập sau khi thiền truyền vào Trung Quốc.
Đời Đường có Ngưu Đầu
thiền, Bắc tông thiền, Nam tông thiền, các lưu phái. Về sau Nam tông thiền từng
một thời cực thạnh tới Lâm Tế và Tào Động, mỗi tông phái đều có tông phong độc
đặc. Về phần ngoài Tông Mật thì có lập trường thiền-giáo nhất trí, chủ trương
thiền do Bồ-đề Đạt-ma truyền lại là tối thượng thượng thiền, hoặc Như Lai thanh
tịnh thiền. Nhưng các Tổ sư thiền môn chủ trương truyền riêng ngoài giáo, lại
nhận định rằng gọi thiền do Bồ-đề Đạt-ma truyền lại là Như Lai thiền là không
thích đáng. Bởi từ trung diệp nhà Đường trở về sau, thiển của Đạt-ma là thiền Tổ
sư truyền cho Tổ sư, theo đó nên gọi là Tổ sư thiền, có ý muốn nói đó là thiền
thuần túy, mà đem thiền do Tông Mật xếp đặt gọi là Như Lai thiền hay ngũ vị thiền.
Lại đồ chúng của Tổ sư
thiền đem chư thiện vạn hạnh chỉ trích là hữu tướng, nhân đó có tư tưởng phản lại
mà nảy sanh chủ trương sự lý song tu, thiền tịnh song hành. Các phái Thiền tông
lại phê bình tông phong lẫn nhau, như Đại Huệ Tông Cảo chỉ trích Chính Giác của
tông Tào Động là cố thủ thiền phong mặc niệm bất động, mà thiếu tác dụng hoạt
bát, bén nhọn. Còn Chính Giác thì chỉ trích thiền phong của Tông Cảo là trệ kẹt
ở công phu công án. Cuối đời Tống, phong trào ngồi thiền để chờ ngộ rất thịnh
hành, nhưng vẫn bị chỉ trích là ngồi thiền như khúc cây khô gọi là SI thiền.
Phật giáo Trung Quốc
chia ra làm 13 tông phái, ngoài Thiền tông còn lại 12 tông phái khác gọi là
Giáo tông. Chủ trương truyền riêng ngoài giáo của Thiền tông đối lập với chủ
trương giáo nội đệ truyền của Giáo tông. Nói rõ hơn, phàm trong phạm vi giáo tướng,
lấy tiêu chuẩn của kinh-luật-luận để bình phán giáo thuyết do đức Thích-ca
Mâu-ni tuyên giảng một đời là tôn chỉ của chư gia Giáo tông, còn độc lập ngoài
giáo tướng chỉ y cứ ở Phật tâm mà đạt đến giác ngộ rốt ráo là tiêu chí của Thiền
tông. Nói rộng hơn nữa, quan điểm khác biệt giữa Thiền và Giáo là ở chỗ một đằng
qua giáo nội mà tìm cầu Phật tâm, còn một đằng qua giáo ngoại mà truy thụ Phật
tâm. Nghĩ cho cùng Thiền hay Giáo cũng đều do kim khẩu của đức Phật tuyên thuyết
nên kẻ mê thấy là hai, còn người ngộ thấy là một.
Tóm lại, Thiền tông qua
quá trình lịch sử đã thích nghi với hoàn cảnh hiện tiền mà chuyển hóa từ “Bất lập văn tự” thuở sơ khai đời Lương,
đến “Lập văn tự” đời Tống và “Đại lập văn tự” đời Minh-Thanh. Đây
cũng là lẽ tự nhiên của các pháp “Còn
duyên thì hợp, hết duyên thì tan”, vận mệnh của Thiền tông cũng nằm trong
quy định này. Điều quan trọng khiến Thiền tông tuổi thọ diên trường không phải ở
chỗ “Bất lập văn tự” hay “Đại lập văn tự”, “Giáo nội đệ truyền” hay “Giáo
ngoại biệt truyền”. Thiền cũng không cần “đốn” hay “tiệm”. Nói chung thiền
phải độc lập ngoài giáo tướng, không rơi kẹt vào ý niệm “Thiền, Giáo” là giả
danh do người đời chấp mà lập ra.
Cảm đề ngữ lục Thiền
tông
Ngữ
lục Thiền tông
Bè
tạm qua sông
Khéo
làm phương tiện
Tu
học đều xong.
Bài nói chuyện tại trường
hạ Đức Phú năm 2017 của hậu học Song Hào Lý Việt Dũng.
(hết phần 01)
(hết phần 01)
12/02/2019