Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

ĐÀI KỶ NIỆM BIÊN HÒA- CHIẾN SĨ ĐÀI

VỊ QUỐC VONG KHU !

Đến Biên Hòa mà không ghé di tích này thì thật tiếc! đến nhiều, săm soi nhiều thì càng tiếc hơn nữa.....Tiếc cho quê mình có một trường Mỹ Thuật hơn trăm năm, biết bao thế hệ nghệ nhân được đào tạo từ cái nôi này... mà nay, xứ này chỉ lưu dấu được một vài di tích đếm trên đầu ngón tay!
Có rất nhiều nguồn nói về di tích này:
http://www.dongnai.gov.vn/Pages/glp-ditichdaikyniem-glpnd-54671-glpnc-96-glpsite-1.html
http://dongnaiart.edu.vn/Apps/News_Detail.aspx?cateid=3&idnew=2
...........
Theo các thông tin chính thống thì "Chiến sĩ đài" được thực dân Pháp xây dựng năm 1923, Đài là một kiến trúc mô phỏng theo Ngọ môn Huế, do hai giáo sư người Pháp là hiệu trưởng trường Mỹ Nghệ bản xứ Biên Hòa, là ông bà Balick ; thiết kế và trực tiếp hướng dẫn thợ và học sinh nhà trường thi công. 

Lễ khánh thành “Chiến sĩ đài" vào ngày 21/01/1923. Theo bài diễn văn của công sứ Pháp đọc tại buổi lễ thì tên tuổi những người được tạc trên bia kia là “Những thanh niên bản xứ tình nguyện rời bỏ quê hương lên đường sang Pháp để chiến đấu bảo vệ “mẫu quốc” và hiến thân cho sự nghiệp thiêng liêng cao cả ấy”.
Một ngàn chín trăm .... 

Đặc biệt, trong  một " Tác phẩm nổi tiếng", có đoạn kể về di tích này: Trích Bản án chế độ thực dân Pháp- Nguyễn Ái Quốc (1925) Chương I- Thuế máu:
Xin đọc câu chuyện sau đây đăng trên một tờ báo ở Nam Kỳ: Những ngày hội ở Biên Hòa "Để lấy tiền bỏ vào quỹ xây dựng đài kỷ niệm người An Nam trận vong của tỉnh Biên Hòa, ban tổ chức ngày hội đang tích cực chuẩn bị một chương trình tuyệt diệu. "Người ta bàn tán sẽ có nào là yến tiệc giữa vườn, nào là chợ phiên, nào là khiêu vũ ngoài trời, v.v., tóm lại, sẽ có nhiều và đủ thứ trò chơi để ai ai cũng có thể góp phần làm việc nghĩa một cách thú vị nhất đời. "Quý ông phi công ở sân bay Biên Hòa có nhã ý sẽ góp phần vào cuộc vui, và ngay từ bây giờ ban tổ chức đã có thể khẳng định rằng sự có mặt của các quan chức cao cấp nhất ở Sài Gòn sẽ làm cho ngày hội thêm phần rực rỡ. "Xin tin thêm cho các bạn nam nữ ở Sài Gòn lên dự hội biết rằng, các bạn sẽ không cần phải bỏ dở cuộc vui để về nhà dùng cơm, vì ngay tại chỗ, sẽ có phòng ăn tổ chức cực kỳ chu đáo và đặc biệt đầy đủ, các bạn sành ăn uống nhất cũng sẽ được hài lòng. "Ngày 21 tháng 1 tới, tất cả chúng ta hãy đi Biên Hòa, chúng ta sẽ vừa được dự những hội hè linh đình vui tươi, vừa được dịp tỏ cho những gia đình tử sĩ An Nam ở Biên Hòa thấy rằng chúng ta biết tưởng nhớ đến sự hy sinh của con em họ".
Đọc nhiều lần đoạn văn này, không thấy nói về lễ Khánh Thành, chỉ nêu ngày 21 tháng 1 tới thì có lễ hội lạc quyên, không ghi năm nào (?). Trong các tài liệu chính thống ghi ngày khánh thành là 21/01/1923; Vợ chồng Ông Balick đến nhiệm sở năm 1923 (chưa có thông tin về ngày tháng), tạm cho là ông đến trường ngày 01/01/1923 (tết tây !), rồi bắt tay thiết kế, hướng dẫn, chỉ đạo thi công trong vòng 20 ngày ?
Với quy mô công trình: bê tông cốt thép, cẩn ốp gốm vào trụ biểu, hoa văn họa tiết cầu kỳ, bi đá, bậc cấp...quá nhiều chi tiết; quả thật ông Balick và cùng các cộng sự đã làm được một kỳ tích !
Những người con đất Việt, ra đi, chiến đấu, làm việc nơi xứ lạ quê người ấy có bao nhiều người, lai lịch tên tuổi, cha mẹ, vợ con bản quán có còn lưu lại?
Trong chương I- Thuế máu, bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Tổng cộng có bảy mươi vạn (700.000)  người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn (80.000) người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa…” Mỉa mai thay người ta bảo họ tình nguyện, họ tình nguyện trong cảnh bị vây ráp, dồn ép trước những lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn.
Trong tám mươi ngàn người, gởi lại xác thân trên xứ người, có bao nhiêu tên tuổi được ghi danh? theo sưu tầm của chủ blog, người Pháp sau thế chiến thứ I vài năm đã cho xây dựng:
1/ Ở nước Pháp có một đền, nhưng đã bị hỏa tai thiêu rụi (?)
2/ Huế có 1 bia, bên bờ sông Hương; nhưng tên các tử sĩ đã bị đục bỏ (?).
3/ Sài Gòn cũng có một ngôi đền, nhưng nay đã thay đổi công năng từ rất lâu (?).
4/ Bình Dương cũng có một "đài tử trận " và cũng trở thành dĩ vãng
5/ Biên Hòa có  "Đài chiến sĩ" xây dựng từ 1923, có bia ghi tên 18 vị, quê quán sở tại! nay vẫn còn và được tôn tạo, bảo quản !


Mặt hậu chiến sĩ đài- 2013
Vì nước quên thân, chữ quá đẹp!

DŨNG SĨ TRÍ THÂN PHÒ TỔ QUỐC DANH BIA BIỂU TRỤ VẠN CỔ CHẤN LƯU PHƯƠNG


CHINH HỒN TOÀN TIẾT PHẢN HƯƠNG QUAN THU CÚC XUÂN HOA THIÊN NIÊN TRUYỀN ĐIỆT TỰ!
Bia ghi tên 18 người lính quê Biên Hòa

Trí lực còn hạn chế, nhưng thành tâm mong muốn tường tận gốc tích danh tánh các tử sĩ Biên Hòa trên tấm bia này, kính xin được, hướng dẫn, chỉ giáo để học hỏi thêm!
1/ Nguyễn văn Liên (Sen) 39T- Đông Tân Triều.
2/Nguyễn Văn Chung 38T Tân...(?)
3/Lương Văn Ngô (Ngộ?) 42T- Tây Tân Triều.
4/Huỳnh (Hoàng) Văn Hào (Hiệu?)...42T- Tân Lễ(?)
5/Phan Văn Hiên 39T- Mỹ Quới (Hội)?
6/Lương Văn Lịch 42T- Bình Ý.
7/Cao Văn Hô (Hu ?) 37T- Phước Lý.
8/Nguyễn Văn Dậu 39T- Nhị Hòa.
9/Nguyễn Văn Phường 29T- Tân Phú.
10/Ngô Văn Nghĩa 34T-……..?
11/Trương Văn Hoa 37T- Tân Kính(?)
12/Lê Văn Tước 37T – Đông Bình…?
13/Hồ Văn Đồ(?) 38T- Tân Phước.
14/Đoàn Văn….? 36T- Tân Hòa.
15/Phạm Văn Lao(Lạo?) 40T- Bình Hóa.
16/Trần Văn An 38T- Phước Hải.
17/Nguyễn Văn Điền 32T-….?
18/Phạm Văn Đài 27T- An Phú....

Xin mạn phép đốt nén tâm nhang, thành kính dâng lên các tử sĩ !

Bóng người xưa!



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét