ĐÌNH TÂN LÂN
Theo lệ thường niên cứ đến cuối tháng 10 âm lịch, người dân khu vực trung tâm Biên Hòa nô nức đón chờ lễ hội kỳ yên đình Tân Lân, suốt 3 ngày 22- 23 -24 âm lịch, lễ hội đình dường như lớn nhất xứ Bưởi. Đình thờ Thượng đẳng thần họ Trần, người có công khai phá đất Biên Hòa. Ngài đến từ hơn 300 năm trước, trên vài chục chiến thuyền, cùng hơn ngàn binh sĩ cùng gia quyến. Sách vở xưa nay chép nhiều về công tích ngài: Đại Nam thực lục toàn biên, Đại nam liệt truyện, Đại nam thống nhất chí, Gia định thành thông chí, Mạc thị gia phả...
http://vi.wikipedia.org/wiki/Trần_Thượng_Xuyên
Song dường như chưa có nghiên cứu chuyên sâu về Ngài được công bố, phổ cập... Theo sử chép, Ngài đến từ 1679, cho sĩ tốt vỡ đất hoang, dựng phố xá ở đất Bàng- Lân, kêu gọi ngoại nhân đến tạo dựng Nông nại đại phố...nhưng mới 9 năm chân ướt, chân ráo...Ngài phải đem quân bản bộ, làm tiên phong, đánh dẹp loạn Hoàng Tiến ở Mỹ Tho, sau ấy lãnh trách nhiệm cai quản luôn nhóm quân Long Môn...như thế khoảng từ 1689 trở đi Ngài đã không thường trực ở Trấn Biên (!)...1699 đang đóng quân ở Vĩnh Long, Ngài lại đem quân đến biên giới (Campuchia) đánh quân Chân lạp dưới trướng Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh (1699).
"...Tháng 7 năm 1699, Nặc Thu lại đắp lũy ở Bích Đôi, Nam Vang và Cầu Nam. Trần Thượng Xuyên lúc bấy giờ đang đóng quân ở Doanh Châu (Vĩnh Long), cấp báo lên triều đình. Chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu Cảnh đi vào Nam hiệp quân, đánh dẹp.
Tháng 3 năm 1700, Trần Thượng Xuyên đích thân ra trận, giao chiến với quân Chân Lạp, rồi tiến đánh lũy Bích Đôi và Nam Vang. quân Chân Lạp tan vỡ... Sau trận tiến công này, vùng đất Trấn Biên (Biên Hòa), Phiên Trấn (Sài Gòn), Định Tường (Mỹ Tho), Long Hồ (Vĩnh Long), An Giang đã được sáp nhập vào Đại Việt..."
Năm 1714 đang nắm chức đô đốc Phiên Trấn, Chân Lạp có loạn, ông lại thân chinh đem quân đi đánh dẹp...
Nhiều tài liệu ghi ông mất 1720 và an táng ở làng Mỹ Lộc, xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương (!) nhưng có một tư liệu tại chùa Thanh Lương , Biên Hòa nơi thờ cúng, chạp kỵ huynh đệ Ngài suốt nhiều năm, trong bài vị Ngài lại có nội dung: Ngài mất... ( có chỉnh sửa, không rõ nơi mất) nhưng mãi đến 48 năm sau, hài cốt mới được cải táng tại nghĩa trang gia tộc: Mỹ Lộc Sơn ( nay là làng Mỹ Lộc, xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương (?)...
Theo lệ thường niên cứ đến cuối tháng 10 âm lịch, người dân khu vực trung tâm Biên Hòa nô nức đón chờ lễ hội kỳ yên đình Tân Lân, suốt 3 ngày 22- 23 -24 âm lịch, lễ hội đình dường như lớn nhất xứ Bưởi. Đình thờ Thượng đẳng thần họ Trần, người có công khai phá đất Biên Hòa. Ngài đến từ hơn 300 năm trước, trên vài chục chiến thuyền, cùng hơn ngàn binh sĩ cùng gia quyến. Sách vở xưa nay chép nhiều về công tích ngài: Đại Nam thực lục toàn biên, Đại nam liệt truyện, Đại nam thống nhất chí, Gia định thành thông chí, Mạc thị gia phả...
http://vi.wikipedia.org/wiki/Trần_Thượng_Xuyên
Song dường như chưa có nghiên cứu chuyên sâu về Ngài được công bố, phổ cập... Theo sử chép, Ngài đến từ 1679, cho sĩ tốt vỡ đất hoang, dựng phố xá ở đất Bàng- Lân, kêu gọi ngoại nhân đến tạo dựng Nông nại đại phố...nhưng mới 9 năm chân ướt, chân ráo...Ngài phải đem quân bản bộ, làm tiên phong, đánh dẹp loạn Hoàng Tiến ở Mỹ Tho, sau ấy lãnh trách nhiệm cai quản luôn nhóm quân Long Môn...như thế khoảng từ 1689 trở đi Ngài đã không thường trực ở Trấn Biên (!)...1699 đang đóng quân ở Vĩnh Long, Ngài lại đem quân đến biên giới (Campuchia) đánh quân Chân lạp dưới trướng Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh (1699).
"...Tháng 7 năm 1699, Nặc Thu lại đắp lũy ở Bích Đôi, Nam Vang và Cầu Nam. Trần Thượng Xuyên lúc bấy giờ đang đóng quân ở Doanh Châu (Vĩnh Long), cấp báo lên triều đình. Chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu Cảnh đi vào Nam hiệp quân, đánh dẹp.
Tháng 3 năm 1700, Trần Thượng Xuyên đích thân ra trận, giao chiến với quân Chân Lạp, rồi tiến đánh lũy Bích Đôi và Nam Vang. quân Chân Lạp tan vỡ... Sau trận tiến công này, vùng đất Trấn Biên (Biên Hòa), Phiên Trấn (Sài Gòn), Định Tường (Mỹ Tho), Long Hồ (Vĩnh Long), An Giang đã được sáp nhập vào Đại Việt..."
Năm 1714 đang nắm chức đô đốc Phiên Trấn, Chân Lạp có loạn, ông lại thân chinh đem quân đi đánh dẹp...
Nhiều tài liệu ghi ông mất 1720 và an táng ở làng Mỹ Lộc, xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương (!) nhưng có một tư liệu tại chùa Thanh Lương , Biên Hòa nơi thờ cúng, chạp kỵ huynh đệ Ngài suốt nhiều năm, trong bài vị Ngài lại có nội dung: Ngài mất... ( có chỉnh sửa, không rõ nơi mất) nhưng mãi đến 48 năm sau, hài cốt mới được cải táng tại nghĩa trang gia tộc: Mỹ Lộc Sơn ( nay là làng Mỹ Lộc, xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương (?)...
Tượng thờ Ngài trong Thanh Lương cổ tự |
Mộ Ngài |
Bài vị Ngài và Tướng Nguyễn Hữu Cảnh thờ tự tại Sài Gòn- đình Minh Hương Gia Thạnh |
Cúng heo sống ! |
Nguyên Phong- Lê Ngọc Quốc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét