TRẬN THÀNH BIÊN HOÀ NĂM 1861- LÁ THƯ TỪ SÀI GÒN CỦA PH. AUDE.
Trận Thành Biên Hòa cuối năm 1861
và số phận của những người tù công giáo năm xưa cũng được một sĩ quan quân y có
mặt trong trận ấy: Tiến sĩ Aude- bác sĩ giải phẫu hạng 3 của hải quân Pháp
trong chiến dịch đánh chiếm nam kỳ, chứng kiến và viết thư kể cho người bạn ở
quê nhà ở vùng Alberta- Aix nông thôn miền nam nước Pháp.
Sài Gòn, tàu
Nữ Hoàng Eugénie ngày 28-12-1861
(tức 10 ngày
sau khi liên quân chiếm được Thành Biên Hoà)
Féraud thân
mến,
Tôi không thể
viết cho bạn bằng chuyến tàu thư cuối cùng nhưng tôi không muốn tàu đi hôm nay
mà lại không gửi cho bạn những tin sau cùng; bạn biết rằng sau khi Đô đốc
Bonnard đến thì việc lên đường về Pháp của chúng tôi đã bị hoãn lại và phụ thuộc
vào việc chiếm Bien Noa [Biên Hoà]. Vậy chúng tôi phải chờ, tất cả phải ở lại
ít nhất là cho đến cuối tháng Ba, vì vẫn nghĩ rằng cuộc hành quân đánh chiếm
Bien Noa [Biên Hoà] chỉ có thể thực hiện vào cuối tháng Giêng, khi tất cả toán
quân từ Pháp đến đã tập hợp đầy đủ, nhưng đây là điều mà người ta đã thông báo
trước là lấy Bien Noa [Biên Hoà] không cần đội quân Tourcos, hầu như không một
người nào và những sự cố lại đi một cách nhanh như vậy, mà bây giờ chúng ta lại
có quyền nói với Đô đốc:
-A chà! Ông
đã nói với chúng tôi rằng chúng tôi sẽ lên đường sau vụ Bien Noa [Biên Hoà],
chúng tôi đã chờ!
Những chiến
binh mang quần đùi đỏ, có râu mèo xoắn lên và có cổ họng bị cứng rắn bởi rượu
áp-xanh, đã có dự tính lãnh danh dự chiếm lĩnh Bien Noa [Biên Hoà] một cách huy
hoàng, những quân lính An-nam đã khôn lanh, họ muốn quấy rầy quân Pháp, nên đã
di tản hết.
Và đây, một
vài chữ nói về chi tiết của cuộc chiến hay đúng hơn là của cuộc “dạo chơi bằng
quân sự”.
Bạn biết hoặc
không biết vùng Nam Kỳ mà chúng ta thèm muốn đã một năm nay; thì bây giờ chúng
ta đã có trong tay, gồm sáu tỉnh mà tôi không thể nói cho bạn biết hết những
cái tên rất khó, và khó có thể đọc đúng trong số đó có tỉnh Bien Noa [Biên Hoà].
Chỉ còn tỉnh này là chưa nằm trong tay chúng ta. Thật khó lòng xâm chiếm tỉnh
này vì nó có biên giới là những dãy núi tạo thành vành đai thiên nhiên bảo vệ rất
dễ. Ngôi làng, hay đúng hơn là thành phố Biên Hòa, tỉnh lị của toàn tỉnh, được
bảo vệ bởi một vòng thành trang bị không ít súng đại bác và được che chở bên
ngoài bởi những công trình có giá trị chiến lược nào đó.
Có 2 con đường
dẫn tới Biên Hoà, đường sông và đường bộ. Làm chủ được hai con đường này là điều
quan trọng, người An-nam đã biết rằng những cố gắng của ta là chú trọng vào điểm
này, nên đã xây dựng ở ngõ vào sông nối liền Biên Hòa và Sài Gòn, một rào chắn
vững chắc, các pháo hạm vượt qua vùng này; sau rào cản này người ta còn thấy
nhiều rào cản khác không vững chắc như thế, nhưng chúng đã gây trở ngại nghiêm
trọng, tất cả các thành lũy này đều được bảo vệ bởi những đồn đóng hai bên bờ
sông [1].
Ý đồ của Đô
đốc, khi ông điều khiển cuộc tấn công, là dập tắt cho được hỏa lực của các đồn
đầu tiên, là xâm nhập phá hàng rào đầu tiên và dọn sạch khúc sông ở đoạn này để
cho phép các tàu chiến vượt qua. Ông đã đi xa hơn điều ông muốn. Các pháo hạm hạng
1 Alarme, Avalanche, Fusée, Mitraille, và các pháo hạm nhỏ số 16, 19, 31, thả
neo đậu ở khoảng 10 sải cáp, cách đập rào cản người ta khởi sự khai
hỏa, người An-nam đã đánh trả rất hăng và nhiều quả đạn của họ điều khiển rất
chính xác đã rớt lên tàu chiến của chúng ta; ít ra nữa, vì khoảng cách gần, họ
đã gây tổn thất cho chúng ta, trong khi giàn trọng pháo của ta mạnh hơn, cũng
đã có lúc bị thiệt hại lớn. Pháo hạm Alarme, chiến thuyền đậu gần bãi trọng
pháo của địch đã có một người bị giết, trưởng buồng lái và một thủy thủ bị
thương nặng, buồm chão và vỏ tàu bị tổn thất nhẹ. Sau hai giờ bắn nhau, hỏa lực
của địch đột ngột ngưng lại. Quân An-nam đã thấy một cánh quân khoảng 500 người,
do Đại tá hải quân Le Bris chỉ huy, Đại tá đi sau toán quân này và dẫn họ đi
vào giữa hỏa lực của tàu chúng tôi với hỏa lực của các đại đội đã đổ bộ của
chúng ta; họ không thể chống cự với chiến thuật như vậy, bị vượt qua là điều dễ
nhận thấy, họ bị động trước chiến thuật này để thả lỏng các đồn ở ngõ vào nhánh
sông Biên Hòa, từ ngày 16 đến ngày 21, chúng ta đã phá hủy rào cản, và như vậy
đã đạt được mục đích đặt ra. Ít ra nữa, ta đã vào rất xa để biết được quân
An-nam đã rút về đâu, nhưng không hề gặp họ; tiến đến tận dưới chân thành Biên
Hòa và chỉ thấy những cột khói dày bốc lên từ trung tâm thành phố; tiến thêm nữa,
nhưng không gặp được ai cả; thành bị bỏ ngõ; những tòa nhà chính đều bị đốt. Trong
thành người ta tìm thấy xác của gần 300 người Thiên Chúa giáo An-nam bị đốt
cháy hoặc bị nhiều vết thương rùng rợn. Đây là hành động cuối cùng của những kẻ
tôn sùng thần tượng và sự man rợ của một dân tộc lánh xa đức tin Thiên Chúa
giáo và văn minh châu Âu. Nhiều nạn nhân còn thở được, họ tin tưởng vào sự săn
sóc của các y sĩ giải phẫu của chúng ta và được trở về Sài Gòn hoặc được đối xử
như người anh em ruột của chúng ta[2].
Trong thành
người ta tìm được 30 khẩu đại bác trong đó có 18 khẩu bằng đồng. Quân lính ta
đã làm chủ cứ điểm quan trọng này, tỏa ra đánh toàn xứ, khắp mọi hướng để tìm
quân An-nam, nhưng họ đã rút vào trong núi, và từ đây, thật dễ dàng cho chúng
ta xây dựng toàn đường ranh giới được phòng thủ một cách chắc chắn và dễ dàng.
Trong khi những
biến cố ấy đang xảy ra ở Biên Hòa, thì có vài ba toán du kích phân tán vào
trong các nơi ta đã chiếm cứ tìm cách làm yếu ta bằng cách tấn công các đồn bót
lẻ mà chỉ có một ít quân canh phòng yếu trấn giữ. Trong một con rạch, quân
An-nam đã đốt một "lorcha" (một pháo thuyền có trang bị hai đại bác),
giết chết 13 người của ta; ở Candjioe (Cần Giờ, Dịch giả chú), họ đã tấn công một
đồn làm trung úy hải quân Dumont bị thương vì một cú lao đâm nhẹ; ở Tram- ban
(Trảng Bom, Dịch giả chú), họ đốt một kho lương thực; nhưng khắp nơi họ đã nhận
những mất mát đáng kể, và từ tám ngày nay không còn vấn đề quân du kích đó nữa.
Đó, bạn thân
của tôi, điều mà tôi phải báo cho bạn biết và điều thể có, những điều tiếp theo
tốt nhất ấy mà, đối với đích thân chúng tôi. Chiếc tàu lộng lẫy của chúng tôi
đã có cơ may trở lại Pháp một ngày rất gần đây; vì chiếc tàu và những người
trên tàu hiện nay trở thành vô dụng rồi; khắp nơi người ta nghĩ và nói rằng cuối
cùng ông Đô đốc muốn vâng lệnh mà ông đã nhận để phái chúng tôi đi vào khoảng
cuối tháng Giêng, chúng tôi sẽ đi Sài Gòn. Chúng tôi sẽ đến Chebourg vào những
ngày cuối tháng Ba, và cuối cùng tôi có thể Cử hành Lễ trong đoàn của bạn vào
tháng Năm, đúng sau thời gian vắng mặt hai năm!
Tôi phải báo
cho bạn biết một điều, và vì đó mà tôi phải nhắc cho bạn nhớ bạn đã nói với tôi
trong lá thư cuối của bạn đến tay tôi ở đây đã một tháng rưỡi. Điều bạn nói là:
Germano đã lấy làm xấu hổ cách đối xử của anh ta đối với sự lưu tâm của tôi, và
anh ta đã hứa với bạn là viết cho tôi 100 trang thư không hơn không kém; sáng
ngày ra đi, bạn nhắc lại lời hứa đó cho anh ta biết, anh ta đã trả lời bạn rằng
anh ta chỉ còn ngày thứ 25, nhưng chắc chắn do chuyến tàu mới đây, anh ta sẽ
không có cách làm dịu cơn thịnh nộ đúng đắn của tôi, vậy mà chuyến tàu thư tiếp
theo, rồi một chuyến nữa cũng đã cập bến Sài Gòn mà chúng không mang cho tôi ít
nhất một chữ nào của Germano, theo cách anh đã làm là đã không viết thư cho tôi
từ 25-6 vừa qua, tôi không lưu ý đến điều đó nữa, trong lúc nổi điên, tôi đã viết
cho Germano một cái thư, thư này - tôi nghĩ thế sẽ chỉ cho anh ta biết tôi đã
phật lòng vì cách xử sự của anh ta. Thư của tôi đối với bạn, nếu anh ta cho bạn
xem lá thư này, hơi khô khan và có hơi sáng sủa, nhưng tôi vẫn không hối tiếc
và vẫn gửi đi vào sáng mai đồng thời với thư này.
Bạn hãy viết
cho tôi, bạn thân mến ạ, mặc dầu theo tất cả mọi khả năng, hồi âm của bạn cho
thư này sẽ không đến tay tôi ở Sài Gòn. Như bạn biết rồi đấy, chỉ cần một phản
lệnh mới là tôi không nhận được những lá thư như trước cho nên tôi sẽ gửi thư
theo chuyến tàu cuối cùng đi cuối tháng Giêng và đầu tháng Hai. Khi nào chúng
tôi lên đường một cách chắc chắn thì sẽ viết cho bạn ngay để ngưng thư của bạn
và đừng vội gửi cho tôi như trước.
Tình trạng sức
khỏe của tôi vẫn tuyệt vời và viễn tượng về một cuộc trở về nhà, nhanh chóng
làm cho năng lực của tôi tăng lên một cách đáng kể.
Chào tạm biệt,
bạn thân của tôi, hẹn ngày mai sẽ gặp lại; vì tôi bạn hãy hôn tất cả các bạn bè
tốt của chúng ta như: Drujon, Chabrier, Goulin, Evariste, Roux và kể cả Germano,
mặc dầu có sự phản bội của anh ta. Mong rằng Hội Cử hành Lễ sửa soạn khánh
thành một cách xứng đáng pho tượng người Nam Kỳ mà tôi dành cho nó và nó sẽ là
biểu tượng cho niềm tin hoàn toàn của người hành lễ đầy nhiệt tình. Pho tượng
này sẽ được đặt một mình trên bàn vào ngày khánh thành và tất cả mọi người đi
qua dưới tượng người Nam Kỳ đặt cao ở trên đầu.
Bạn hãy nói
với Charles tôi viết dài cho thân phụ tôi để gửi theo chuyến tàu thư này, và bằng
cách đọc thư ấy và thư này, sẽ biết được về tình hình của tôi.
Chúng ta hãy
Cử hành Lễ! Cử hành Lễ! Cử hành Lễ!
Bạn cũ của bạn,
PH.AUDE
Hãy gửi cho
báo Mémorial, nếu bạn muốn làm thế, những thông tin mà tôi gửi cho bạn nói về
cuộc viễn chinh.
Trích : Những
người bạn Cố Đô Huế B.A.V.H tập XIX năm
1932- Hà Xuân Liêm Dịch, Nhị Xuyên hiệu đính. NXB Thuận Hoá 2006.
GHI CHÚ:
[1]Người An-nam hiểu rõ
hơn về điểm chiến lược này, nó bảo đảm con đường đi Huế, nên đã tập trung tất cả
các phương tiện phòng thủ có thể gây khiếp đảm thật sự cho những đạo quân thiện
chiến; một doanh trại bảo vệ cho nơi này gồm 3.000 người đã được xây chính giữa
đường Sài Gòn Biên Hòa [đồn Mỹ Hoà], trên đường bộ; về đường sông được phòng thủ
bởi những bộ cọc nhà sàn trên sông, chín đập rào cản và một đập bằng đá mà hiện
người ta đang còn thấy (1932), khi nước triều thấp, những di tích còn lại trước
Biên Hòa tích khoảng nửa dặm; các đồn lũy đóng hai bên bờ sông làm trọn vẹn hệ
thống phòng thủ. Những người Thiên Chúa giáo bất hạnh đã bị cầm tù trong thành
này hơn bốn trăm người đã bị cưỡng bức và làm việc xây thành lũy cao lên để chống
lại những người giải thoát họ.
(L.F.Lowet: Xứ Nam Kỳ về mặt tôn giáo 11, tr.301, 302).
[2] Bị cầm tù ở trong
Thành Biên Hoà có gần 600 người thiên chúa giáo, một số bị bắt từ trước ở Sài Gòn,
và bị giải về đây trước khi người Pháp chiếm Sài Gòn ngày 18-02-1859; một số
khác bị bắt trong các làng Thiên Chúa giáo ở tỉnh Biên Hòa. Nhiều người trong số
những người bất hạnh ấy đã bị chặt đầu trên một ngọn đồi nhỏ gọi là Đất Sỏi,
cách đồn lũy khoảng 5 phút đi đường. Khi người Pháp đến, chiều ngày 15-12-1861;
nhà chức trách của tỉnh trước khi bỏ trốn, đã cho đốt tất cả các trại giam tù.
Những người lính được trang bị vũ khí cây lao, đã ném vào những
lửa đang cháy rực những người cản đường họ. Chỉ có năm người Thiên Chúa giáo,
trong bốn trăm lẻ bảy người, qua được chết chóc. Trong số người bị thương mà
Ph.Aude nói, có một cô gái đã trèo lên cây, cao hết sợi xích. Cô ấy bị cháy hai
đùi chân, được mang về bệnh viện Sainte Enfance ở Sài Gòn. Cô ta đã bị cắt cụt
cả hai chân và cũng chỉ sống sau cuộc giải phẫu ít ngày. Cũng có một người đàn
bà mà cái đầu một phần đã bị cắt lìa khỏi thân bởi một nhát lao và chỉ nằm chờ
chết. Bà ta lại có thể thể sống và đã còn sống được mấy năm dài.
(L.F.Lowet: Xứ Nam Kỳ về mặt tôn giáo 11, tr.290, 291,292)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét