Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2018

BIÊN HÒA XƯA- GÒ CÔNG TRAO TRẢO!

ĐỊA DANH GÒ CÔNG - TRAO TRẢO
Nguyên- Phong Lê Ngọc Quốc*
Chim Trao Trảo

Địa danh này không phải là Gò Công[1] của tỉnh Tiền Giang nay hay của tỉnh Định Tường năm xưa, mà nó thuộc dinh Trấn Biên xưa, nằm bên hữu ngạn sông Đồng Nai. Vùng đất có cái tên là lạ này nay thuộc địa bàn 2 phường Long Thạnh Mỹ và Trường Thạnh (quận 9, TP. Hồ Chí Minh).
Từ ngã tư Thủ Đức quẹo vào đường Lê Văn Việt, rẽ qua đường Lã Xuân Oai, rẽ tiếp qua đường Nguyễn Xiển thì sẽ gặp 2 cầu Gò Công và Trao Trảo, bắc qua 2 con rạch cùng tên.

1. Gò Công Trao Trảo trong thư tịch xưa.
Xứ Gò Công Trao Trảo (Trau Trảu) xuất hiện rất nhiều trong thư tịch xưa. Địa danh này được nhắc đến sớm nhất trong tác phẩm Hoàng Việt nhất thống dư địa chí năm 1806:”…Từ sông nhỏ gọi là vàm Cái Tắc Thượng đi 430 tầm[2], hai bên đều có cây liễu nước (cây bần) xanh tốt, phía sau đó là ruộng cấy lúa, đến rạch Gò Công (塸䲲瀝), rạch ở bên bờ nam rộng 15 tầm, khi nước lên sâu 2 tầm, nước xuống sâu 1 tầm, từ đó đi tiếp 560 tầm thì có một gò đất, tục gọi là giồng Gò Công, dài 1.675 tầm, bề ngang là 985 tầm, ở về phía bờ tây, bốn phía đều có dân cư nhưng thưa thớt, ruộng vườn ở đây trồng nhiều thuốc lá và dưa hấu…
190 tầm (từ cửa rạch Gò Công), hai bên bờ cây liễu nước (cây bần) mọc rậm rạp, phía sau là ruộng cấy lúa, đến rạch Trao Qua (?) (𢭂) rạch ở bờ nam, rộng 10 tầm, khi nước lên sâu 2 tầm, nước xuống sâu 1 tầm, từ cửa rạch này đi 458 tầm thì có một gò đất, tục gọi là giồng Trao Qua (?), dài 750 tầm, bề ngang 430 tầm, ở bờ phía tây, bốn phía đều có dân cư và ruộng vườn, họ trồng nhiều thuốc lá và dưa hấu”[3].
Trong Gia Định thành thông chí (1820), Trịnh Hoài Đức chép:”Lũy Trảo Trảo (爪爪塁) cách trấn về phía đông 80 dặm[4] rưỡi. Năm Canh Tuất (1790), đầu thời Trung hưng, sửa sang việc nội trị, xây đắp thành lũy, đóng thuyền bè, phàm những chỗ trọng yếu trên đường bộ trước hết phải giữ thế hiểm, nên đắp lũy đấy này (Trảo Trảo lũy 爪爪塁 ) dài độ 3 dặm, nằm ngang trên đường cái, nay vẫn còn[5].
Sách Đại Nam nhất thống chí biên soạn dưới thời vua Tự Đức (1847-1883) cũng viết:”Lũy cũ Trảo Trảo (…): ở huyện Long Thành, năm Canh Tuất (1790) đầu đời Trung hung, đắp thành lũy, đóng tàu thuyền, phàm những nơi hiểm yếu trên đường bộ, tất nằm chặn trước, do đấy mới đắp lũy đất ở bờ sông này, dài chừng 3 dặm chặn ngang đường cái, nay vẫn còn[6].
Đại Nam quốc lược sử của  Alfed Schreinr (1906) có ghi nhận về trận đánh diễn ra ở địa danh này:”Trận đánh thành Biên Hòa (ngày 14/12/1861)
… Đạo Colonne thứ hai có ông phó quan năm Dome-nech-Diégo quản lãnh, nó kể đặng một cơ bataillon thuộc về 3c Régiment binh bộ thuộc thủy, một trăm lính Espagnol, một đội quân kị với hai khẩu đại bác 4 lòng nứa; “đoàn binh này phải đến tại Hon-loc mà thế cho đạo thứ nhứt khi nó cất qua Gò-Công. Vậy đạo thứ hai đó ở phía hậu đạo tiền, nên có lẽ nó phải đóng tại một nơi nào lối giữa từ bến đò Thủ-Đức mà lên Tân-Phú (Hon-loc) đặng nghỉ cho qua đêm ấy”[7].
2 địa danh của chúng ta trong 1 bản đồ quân sự trận đánh thành Biên Hòa tháng 12/1861 (Internet) 

Trận chiến ở lũy Trao Trảo tháng 12/1861[8]
    
2. Gò Công Trao Trảo trong địa danh hành chính.
Theo Gia Định thành thông chí thì tổng Long Vĩnh (mới đặt), huyện Long Thành, trấn Biên Hòa, phủ Phước Long, gồm 34 xã, thôn, phường, ấp… nam giáp sông Trảo Trảo (爪爪 ). Tổng An Thủy có 2 thôn Long Thạnh Tây, Long Thạnh Đông là xứ Gò Công Trao Trảo[9].
Địa bạ Minh Mạng năm 1836 cho biết: tổng Long Vĩnh Hạ (huyện Long Thành, tỉnh Biên Hòa), gồm 9 thôn, 1 phường, 1 ấp. Trong đó có 2 thôn: Long Thạnh Tây thôn, xứ Trao Trảo; Long Thạnh Đông thôn, xứ Gò Công[10].


         Long Vĩnh Hạ trong bản đồ Environs de Saïgon - Bản đồ vùng phụ cận SÀI GÒN năm 1911. https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/

Trong Monographie de la province de Gia Định (1902), 2 thôn của xứ Gò Công Trao Trảo đã đổi tên:
Long Thạnh Tây (xứ Trao Trảo) đổi thành Ích Thạnh, và Long Thạnh Đông (xứ Gò Công) đổi thành Chí Thạnh; riêng ngôi chợ ở Chí Thạnh vẫn còn giữ tên xưa là chợ Trao Trảo  (
-)[11].
3. Gò Công Trao Trảo hay Gò Công Trau Trảu?
Qua những tài liệu trên, xét về quá trình Nam tiến của cha ông ta, thì vùng đất này đã có lưu dân thâm nhập, định cư trước thế kỷ 19 rất lâu.
Vùng Mô Xoài, Bà Rịa từ đầu thế kỷ 17 đã xuất hiện lưu dân từ miền ngoài vào. Họ là những cố nông đi tìm đất mới, tội đồ bỏ trốn, người thích phiêu lưu, mạo hiểm và cả những giáo dân bị bức đạo, bỏ chạy vào đây, nơi còn hoang vắng để giữ lấy đức tin… Ban đầu họ tạm cư ở vùng Mô Xoài Bà Rịa, nhiều người tìm đến nhập cư, họ lấn dần lên hướng tây bắc, men dọc theo tả ngạn sông Đồng Nai.
Khu vực Long Thành, Bến Gỗ - An Hòa, theo các nhà nghiên cứu cũng là một trong những vùng định cư sớm nhất của lưu dân Việt. Khi ổn định, họ vượt sông Đồng Nai, khai phá vùng hữu ngạn, lập nên xứ Gò Công Trao Trảo. Đến khi triều đình cho lập địa bạ, vùng đất này (lúc ấy thuộc Trấn Biên), vì đa số là dân ngụ chính bên vùng Long Thành, nên cho thuộc vào tổng Long Vĩnh cùng huyện, đã có từ trước bên tả ngạn sông Đồng Nai.
Vùng đất này có thể ban đầu chỉ có thôn Long Thạnh, về sau khi dân số phát triển, thôn Long Thạnh được tách ra làm 2 thôn: Long Thạnh Đông thuộc xứ Gò Công, và Long Thạnh Tây là xứ Trao Trảo. Qua đây chúng ta thấy được quá trình hình thành thôn ấp ở Nam Bộ, và cách đặt tên các đơn vị hành chính thời ấy, không theo phương hướng mà theo thứ tự trước sau: Đông rồi mới đến Tây. Xứ Gò Công được khai phá trước nên mặc dù nằm ở hướng bắc của xứ Trao Trảo, và bên phải vùng Long Thành nhìn qua, được đặt là Long Thạnh Đông, và xứ Trao Trảo lập sau, nằm ở hướng nam xứ Gò Công, lại mang tên Long Thạnh Tây.
Theo miêu tả của sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí về xứ này trước năm 1806, ngoài ruộng lúa, thì thuốc lá và dưa là cây nông sản chính; nhưng đến năm 1836, nơi đây đã chuyển đổi sang mía và dâu cùng ruộng lúa.
Đến thời Thiệu Trị, Tự Đức, xứ Gò Công Trao Trảo được triều đình lập thành 2 đồn điền: Long Thạnh Đông (Gò Công) chuyển thành đồn điền Chí Thạnh và Long Thạnh Tây (Trao Trảo) thành đồn điền Ích Thạnh[12].


            Bản đồ vùng Gò Công Trau Trảu.
Trích trong bản đồ: http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/btv1b530650464/f1.item.r=SAIGON.langEN
1925 Environs de Saïgon - Bản đồ vùng phụ cận SÀI GÒN năm 1925. Tỷ lệ 1/50.000

Khi Pháp chiếm Nam Kỳ, thì cơ cấu đồn điền của triều đình tan rã, xứ này vẫn giữ nguyên tên của những đồn điền năm xưa: Chí Thạnh, Ích Thạnh. Một thời gian sau chính quyền Pháp thành lập hạt thanh tra Long Thành gồm 4 tổng, bao gồm cả tổng Long Vĩnh Hạ. Ngày 27/7/1867, giải thể hạt thanh tra này, nhập 3 tổng bên tả ngạn sông Đồng Nai vào hạt thanh tra Biên Hòa; riêng tổng Long Vĩnh Hạ, nằm bên hữu ngạn sông, được sáp nhập vào hạt thanh tra Gia Định[13].
4. Lý giải về địa danh Gò Công Trao Trảo.
Lưu dân xưa kia khi đến khai phá, lập xứ mới thì một trong những việc quan trong ban đầu là đặt tên cho cuộc đất ấy. Theo nghiên cứu của Lê Trung Hoa về cách đặt địa danh, và dựa theo ghi chép của thư tịch xưa, chúng ta có thể đoán vùng đất Gò Công Trao Trảo này xưa kia, khi lưu dân đến khai phá có rất nhiều chim công và chim trảo trảo (người phương Tây gọi là chim ăn ong).
1/ Gò Công (塸䲲) tức vùng , giồng chim công.
            2/ Trao Trảo (
爪爪), nghĩa là móng vuốt, nanh vuốt của lũy Trảo Trảo được chúa Nguyễn Ánh cho xây dựng vào đầu đời trung hưng (1790). Theo nghĩa nôm “爪爪” là Trảu Trảu, tên một loài chim ngày nay có nơi được gọi là hoành hoạch, Họ Trảu (danh pháp khoa học: Meropidae) là một hô chim thuộc bộ Sả.
Ở Nam Bộ thì âm “au” có khi cũng đọc thành âm “ao”
(tau = tao); cây cau đọc thành cây cao, đàng sau đọc thành đàng sao… Cho nên Trảu Trảu -> Trảo Trảo, và sau nhiều năm, âm tiết thứ nhất bị nhược hóa, nên biến thành Trao Trảo, tương tự nhỏ nhỏ, đỏ đỏ, biến thành nho nhỏ, đo đỏ (theo Pgs.Ts Lê Trung Hoa- Từ điển từ nguyện địa danh Việt Nam.
Ta thấy có nhiều trường hợp như vậy: tím tím, sẻ sẻ…thành tim tím, se sẻ… Xem các ghi chú trên các bản đồ xưa về vùng đất này ta thấy ghi nhận 2 địa danh: “Go– Cong” và “Trau– Trau”[14].
Theo nhà nghiên cứu Lê Trung Hoa, địa danh ra đời trong những điều kiện lịch sử, địa lý nhất định. Do đó, phần lớn địa danh mang dấu ấn của thiên nhiên, thời đại mà nó ra đời. Qua địa danh, ta có thể biết một vùng đất, một quốc gia về các mặt địa lý, xã hội, các công trình xây đựng, lịch sử và văn hóa. Nam Bộ vốn là vùng đất mới, được khẩn hoang khoảng 300 năm trở lại đây. Vì vậy, có hàng trăm địa danh mang tên các cầm thú như: đường Ba Khía (TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp), bãi Vọp (huyện Ba Tri, Bến Tre), mương Bồng Bồng[15] (huyện Châu Phú, An Giang), rạch Cá Lóc (huyện Mang Thít, Vĩnh Long), rạch Cá Vồ (huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh), rạch Sáo Sậu (quận 12, TP. Hồ Chí Minh), rạch Cầu Sấu (quận 1, TP. Hồ Chí Minh), rạch Cồng Cộc (huyện Long Hồ, Vĩnh Long)[16].v.v…
Trong các tên thú nêu trên, một số cũng có ở Bắc Bộ và Trung Bộ nhưng mang những tên khác, còn một số chỉ có ở Nam Bộ. Chính những địa danh mang các tên các cầm thú này tạo cho địa danh Nam Bộ có một đặc trưng mà địa danh ở các vùng khác không có[17].
Trong Tự điển Taberd (1838) có ghi nhận:
(爪爪 𪀄)”[18]- chim Trảu Trảu, quaedam avicula (một loài chim).

Chim Trảu Trảu (爪爪 𪀄) trong Tự điển Taberd (1838)


Kết luận.
Xưa kia khi lưu dân đến khai phá, vùng này có nhiều chim công và chim trảu trảu sinh sống, nên người xưa đã đặt tên cho vùng đất mới là xứ Gò Công Trảu Trảu… Theo thời gian, do kiểu phát âm ở Nam Bộ, địa danh Trảu Trảu biến âm thành Trảo Trảo, và nhược hóa âm đầu thành Trao Trảo như hiện nay. Những người dân cố cựu ở đây vẫn gọi vùng đất của mình là “xứ Gò Công Trao Trảo”.
Tìm hiểu những địa danh mà tiền nhân để lại, chúng ta sẽ cảm nhận được được không gian, môi trường và quá trình khai phá, chiến đấu của cha ông trên bước đường Nam tiến ở mảnh đất phương Nam này và cách thức dân gian bảo lưu những “ký ức dân gian” thông qua những địa danh hết sức gần gũi, thân thương!

* Biên Hòa (Đồng Nai).
[1] Tỉnh Gò Công thành lập ngày 20/12/1899 từ hạt tham biện Gò Công, tỉnh lỵ đặt tại làng Thành Phố, vốn là hai làng Thuận Tắc và Thuận Ngãi nhập lại. Từ ngày 9/2/1913 đến ngày 9/2/1924, Gò Công trở thành quận thuộc tỉnh Mỹ Tho. Năm 1946, Gò Công là một trong 21 tỉnh của Nam Bộ. Ngày 22/10/1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa sáp nhập tỉnh Gò Công vào tỉnh Định Tường mới thành lập trên phần đất tỉnh Mỹ Tho trước đó. Tháng 2/1976, tỉnh Gò Công hợp nhất với tỉnh Mỹ Tho và TP. Mỹ Tho thành tỉnh Tiền Giang. Hiện nay địa bàn tỉnh Gò Công cũ tương ứng với thị xã Gò Công và các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông thuộc tỉnh Tiền Giang. (https://vi.wikipedia.org/wiki/G%C3%B2_C%C3%B4ng_(t%E1%BB%89nh).
[2] 1 tầm tương đương 2,15m.
[3] Lê Quang Định (2005), Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Phan Đăng dịch, Nxb Thuận Hóa - Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, tr.303-304.
[4] 1 dặm tương đương 576m.
[5] Trịnh Hoài Đức (2006), Gia Định thành thông chí, Lý Việt Dũng dịch, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, tr.232.
[6] Quốc Sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, Tập V, Phạm Trọng Điềm dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr.72.
[7] Alfed Schreinr (1906), Đại Nam quốc lược sử, Nguyễn Văn Nhàn dịch, Sài Gòn- Alfed SCHREINR, CHỦ BÁN SÁCH, 37 rue de Bangkok 37, tr.381 (mục Đăng Thành Biên Hòa).
[8] Thành ủy Biên Hòa (2012), Cảm xúc quê hương, Nxb Đồng Nai, tr.21.

[9] Trịnh Hoài Đức (2006), Gia Định thành thông chí, Sđd, tr.138-139.
[10] Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn, Biên Hòa, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr.249.
[11] Hội Nghiên cứu Đông Dương (1997), Monographie de la province de Gia Định, Nguyễn Đình Đầu dịch và chú thích, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, tr.56-57. Có thể sách này in nhầm, vì chợ Trao Trảo nay là chợ Trường Thạnh ở gần đình Ích Thạnh, trên đường Lò Lu (phường Trường Thạnh, quận 9).

[12] Tòa thống đốc Nam Kỳ (2017), Nam Kỳ địa hạt tổng thôn danh hiệu mục lục, Nguyễn Đình Tư dịch và chú giải, Trần Văn Chánh hiệu đính, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, tr.52.
[13] Tòa thống đốc Nam Kỳ (2017), Nam Kỳ địa hạt tổng thôn danh hiệu mục lục, Sđd, tr.52.

[14] Bản đồ Environs de Saïgon - Bản đồ vùng phụ cận SÀI GÒN năm 1911. https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/
Bộ sưu tập Bản đồ Lưu trữ Việt Nam (Trung tâm và Lưu trữ Việt Nam, Texas)
[15] Bồng Bồng là chim cùng loại với vịt trời nhưng lớn hơn.
[16] Trích tài liệu của Pgs.Ts Lê Trung Hoa:
Địa danh- Những tấm bia lịch sử- văn hóa của đất nước.
Báo cáo tại Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo bậc sau đại học chuyên ngành văn hóa học” do Bộ môn Văn hóa học tổ chức tháng 1-2006.
[17] Địa danh- Những tấm bia lịch sử- văn hóa của đất nước, Báo cáo tại Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo bậc sau đại học chuyên ngành văn hóa học” do Bộ môn Văn hóa học tổ chức tháng 1/2006.
[18] Trích:  DICTIONARIUM ANAMITICO-LATINUM- ADITUM A J. L. TABERD
tr.541.

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2018

HOÀNG HẬU Samdach Bhagavati Brhat…, NÀNG LÀ AI? (P2)

ảnh minh họa (copy internet)

*Ghi chép của linh mục Cristoforo Borri ở Quảng Nam từ năm 1618 đến 1621 – xuất bản tại Roma 1631.
Cố đô Oudong  (copy internet)
…Lúc bấy giờ, vào thời điểm các sự việc xảy ra mà chúng tôi trình bày ở trên; tại Đàng trong hiện diện các linh mục thừa sai Dòng Tên; trong đó có linh mục Christoforo Borri, ông đã có những ghi chép đầy thú vị về vùng đất này.
Linh mục Christoforo Borri sinh ra trong một gia đình có địa vị tại Milano- Ý. Ngày 16 tháng 9 năm 1601, ông gia nhập Dòng Tên khi 18 tuổi. Năm 1616, từ Ma Cao Borri được gửi đi truyền giáo tại Đàng trong cùng với linh mục Pedro Marques; hai người đáp thuyền vào năm 1618. Ông cùng với hai linh mục Francisco de Pina và Francesco Buzomi đến lập cơ sở truyền giáo tại Nước Mặn (Quy Nhơn). Borri ở Hội An từ 1618 đến 1621. Năm 1631, tại Roma, ông cho xuất bản cuốn sách nổi tiếng bằng tiếng Ý :
Relatione della nuova missione delli P.P. della Compagnia di Gesù al Regno della Cocincina , Rome, Francesco Corbelletti- 1631 (“Tường thuật về sứ mạng mới của các linh mục thuộc phái đoàn Dòng Tên ở Vương quốc Đàng Trong”).
Cùng năm này sách được tái bản ở Milan; một bản dịch tiếng Pháp của linh mục Antoine de la Croix, người xứ Renne, công bố ở Lille cũng vào năm 1631. Sau đó người ta dịch nó bằng tiếng Hà Lan ở Liège, bằng tiếng Latin ở Vienne, rồi bằng tiếng Đức và tiếng Anh. (trích theo tư liệu trong B.A.V.H tập 1931)
Trong tài liệu này Borri có vài dòng về lai lịch của “cô con gái của Chúa Sãi gả cho vua Chân Lạp”
Từ bản gốc xuất bản tại Ý “ Rome, Francesco Corbelletti- 1631” trung tá A. Bonifacy, giảng viên tập sự bộ môn lịch sử địa phương ở Viện đại học Hà Nội, đặc phái viên của trường Viễn đông bác cổ đã dịch và được đăng trên B.A.V.H tập XVIII năm 1931, lai lịch của “cô con gái của Chúa Sãi gả cho vua Chân Lạp” nằm tại chương VII trang 329- 330.
Nội dung:
“En outre, il est continuellement à préparer et à mettre en marche des farces pour soutenir le roi du Cambodge, mari d’une de ses filles bâtarde, le secourant de ses galères et de ses soldats contre le roi du Siam. C’est ainsi que partout, aussi bien sur terre que par mer, résonne le nom glorieux, et est honorée la valeur des armées de la Cochinchine” [sic].

Bản dịch của trung tá A. Boniface, được kiểm duyệt bởi các học giả Viện Viễn Đông Bác Cổ.
ảnh minh họa (copy internet)

*Trong Những người bạn cố đô Huế B.A.V.H tập XVIII Năm 1931. Người dịch : Nguyễn Cửu Sà
Hiệu chỉnh : Lê Nguyễn Lưu, Võ Nhị Xuyên.
Nxb Thuận Hóa năm 2003, trang 405.

Bản dịch mới nhất về đoạn này, chúng ta thấy lai lịch của “cô con gái của Chúa Sãi gả cho vua Chân Lạp” :
« Mặt khác, ông (chúa Sãi) thường xuyên chuẩn bị và cho lên đường các lực lượng để nâng đỡ vua xứ Cam Bốt, chồng của một trong các con gái ông, con hoang (con ngoài giá thú), giúp ông ta bằng chiến thuyền và lính của mình chống lại vua xứ Xiêm La. Cứ như thế mà rải khắp nơi, trên đất liền và trên biển, vang dội cái tên vinh quang, và giá trị được khẳng định của quân đội xứ Đàng Trong. [sic]
Đây là lai lịch “cô con gái của Chúa Sãi gả cho vua Chân Lạp” mà linh mục Borri “mắt thấy tai nghe” ghi chép lại, khi ông là giám mục công giáo lãnh sứ mạng chăm sóc giáo dân Nhật lưu trú ở Hội An; và truyền bá thành lập các giáo họ công giáo người bản địa tại Quảng Nam, từ năm 1618 đến năm 1621.
ảnh minh họa (copy internet)
…..
Bí mật lịch sử vẫn còn ở trước mặt chúng ta ...!
Nguyên Phong- Lê Ngọc Quốc.


Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

NAM TIẾN- THƯỢNG ĐẲNG THẦN TRẦN THƯỢNG XUYÊN


  THÊM NHỮNG TƯ LIỆU VỀ TRẦN THƯỢNG XUYÊN
Huỳnh Ngọc Đáng *

* Tiến sĩ, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Bình Dương





Trần Thượng Xuyên là thành viên tích cực của phong trào phản Thanh phục Minh ở Trung Quốc nhưng sau đó đã theo về với chúa Nguyễn và được chính quyền Đàng Trong trọng dụng. Tên tuổi của ông đã được Quốc sử quán triều Nguyễn ghi chép khá trân trọng trong bộ Đại Nam liệt truyện. Tuy nhiên, có những chi tiết về tiều sử của nhân vật lịch sử này cần được nghiên cứu, bổ sung.
Năm 2006, Hội Sử học Bình Dương tổ chức hội thảo về nhân vật Trần Thượng Xuyên. Hội thảo đã góp phần quan trọng về khoa học trong việc hệ thống các tư liệu về thân thế, sự nghiệp của Trần Thượng Xuyên. Trong cuộc hội thảo đó, đã có các tham luận đề cập về thân thế, sự nghiệp và nhất là những vấn đề chung liên quan đến năm sinh và mất, gia đình, lý tưởng chính trị, động cơ di cư đến Đàng Trong...của Trần Thượng Xuyên. Tuy nhiên, trong cuộc hội thảo đó, nhìn chung các tham luận chỉ lấy tư liệu từ các công trình của Sử quán triều Nguyễn và các tác giả trước đây có viết về Trần Thượng Xuyên như Trịnh Hoài Đức, Lương Văn Lựu, Vũ Huy Chân....Do tư liệu vừa ít, vừa bó hẹp như vậy nên còn nhiều chi tiết về thân thế và sự nghiệp của Trần Thượng Xuyên chưa được làm rõ.
Gần đây, với sự phát triển phong phú của mạng internet, người quan tâm đến việc nghiên cứu về Trần thượng Xuyên đã tiếp cận được nhiều trang bài viết về nhân vật này. Các học giả người Quảng Đông, nhất là các bạn trẻ người Trung Quốc trên các blog, trao đổi nhau khá nhiều về Trần Thượng Xuyên. Những bài viết này, về đại khái, có thể phân thành hai dạng: một là
những bài đăng trên các blog; thường là chép lại nhau để rồi bình luận, tán tụng đủ thứ. Thậm chí có blogger còn phất lên rằng Trần Thượng Xuyên sang An Nam thi đỗ, làm quan, được dân chúng tin nhiệm đưa lên làm vua gọi là Việt vương...Nhìn chung dạng này không có giá trị khoa học. Dạng thứ hai là các bài viết của các học giả người Quảng Đông. Trong đó, người viết dùng cả tư liệu từ Việt Nam như Gia Định Chí của Trịnh Hoài Đức, Đại Nam Thực Lục của Sử quán triều Nguyễn...và đặc biệt đáng quan tâm là các tác giả đã đưa ra nhiều tư liệu lấy từ các gia phả địa phương nhất là bộ gia phả của họ Trần ở Điền Đầu thôn, quê hương của Trần Thượng Xuyên, rất có giá trị khoa học về mặt sử liệu. Trong các bài viết thuộc dạng này có thể chú ý đến ba bài viết sau:
- Bài Hoa kiều tiên khu Trần Thượng Xuyên 華僑先驅陳上川1 công trình nghiên cứu của Hội Nghiên cứu Văn hóa Châu Giang tỉnh Quảng Đông. Bài này được trang web của họ Trần ở Quảng Đông đăng nguyên văn.
- Bài Việt Nam trứ danh kiều lãnh Trần Thượng Xuyên 越南著名僑領陳上川2 đăng trong mục trứ danh nhân vật của website Hội Kiều liên tỉnh Quảng Đông. Nguyên bài này là của tác giả Lạc Quốc Hòa 駱国和 và bài này đã từng đăng trên Trạm Giang nhật báo của tỉnh Quảng Đông
- Bài Lịch sử sảng nhiên ám phi thương 歷史愴然暗飛傷3 tác giả là Hải Anh Tử 海英子, đăng trên website Wind.yinsha.com.
Ngoài ra còn có những trang tư liệu khác lấy từ các website có uy tín như baidu.com, hudong.com với từ khóa là Trần Thượng xuyên bằng Pinyin (chenshangchuan).
Qua các tư liệu đó có thể bổ sung những nhận định mới chung quanh thân thế và sự nghiệp của Trần Thương Xuyên.
1. Về năm sinh và năm mất:
Đây là điểm rất khác nhau giữa các tham luận trong cuộc hội thảo về Trần Thượng Xuyên đã nói ở đoạn trên. Do các sách vở của Sử quán triều
Nguyễn không ghi nên các tham luận nói khác nhau: hoặc là theo bài vị trong đền thờ của Trần Thượng Xuyên, hoặc là theo suy đoán của Lương Văn Lựu trong Biên Hòa Sử Lược...
Bài vị trong đền thờ ghi ông sinh giờ Dậu ngày 3 tháng 11 năm Ất Mùi tức là năm 1655 và mất ngày 8 tháng 11 năm canh Thìn tức là năm 1700.
Chắc chắn bài vị đã ghi không chính xác vì nếu sinh năm 1655 thì khi nhà Minh mất nước (1645) Trần Thượng Xuyên vẫn chưa sinh ra mà phải đến 10 năm sau ông mới chào đời. Vậy thì làm sao ông lại là Tổng binh ba châu Cao-Lôi-Liêm nhà Minh như nhiều người vẫn thường nói.
Bài vị ghi ông mất năm canh Thìn (1700) có lẽ là nhầm vì sử ta còn ghi rõ năm 1715 Trần Thượng Xuyên cùng Nguyễn Cửu Phú đem quân vây đánh Nặc Thâm ở thành La Bích. Còn Lương Văn Lựu thì dựa vào chi tiết ghi trong Thực Lục rằng "kế Thượng Xuyên bị bệnh chết" 4 nên cho rằng ông mất năm 1720 là năm Canh Tý.
Các tư liệu mới được giới thiệu ở trên đều ghi khá thống nhất về ngày sinh và mất của Trần Thượng Xuyên. Tất cả đều ghi ông sinh ngày mồng 4 tháng 9 năm Bính Dần, Minh Hy Tông năm thứ 6; tính theo dương lịch là ngày 23 tháng 10 năm 1626 và mất vào năm 1715.
Tác giả Hải Anh Tử trong bài viết đã giới thiệu ở đoạn trên đã ghi khá cụ thể: Sanh năm Thiên Khải thứ sáu đời Minh Hy tông, âm lịch là ngày 4 tháng 9, dương lịch là ngày 23 tháng 10 năm 1626, mất vào mùa hạ Thanh Khang Hy năm thứ 54, dương lịch là năm 1715. Hưởng thọ 90 tuổi...5 Trang web Hutong mục Bách khoa từ điêu cũng ghi tương tự: sinh ngày 4 tháng 9, năm Minh Hy Tông thứ 6, dương lịch là ngày 23 tháng 10 năm 1626. Chết vào năm Thanh Khang Hy thứ 14 tức năm 1715 theo dương lịch. Các bài viết khác cũng đều ghi khá thông nhất về ngày tháng năm sinh và mất của Trần Thượng Xuyên như trên.
Các tác giả ghi chép ngày sinh năm mất của Trần Thương Xuyên là căn cứ vào ghi chép của bộ gia phả tộc Trần có tên là 田頭村陳氏族譜 (Điền
Đầu thôn Trần thị tộc Phổ). Theo đây thì Trần Thương Xuyên sinh năm 1626. Như vậy khi quân Thanh đánh đổ triều Minh (1645), ông là một thanh niên vừa tròn 20 tuổi. Điều này là phù hợp với các hành trạng của Trần Thượng Xuyên trong khoảng thời gian gần 40 năm sau đó khi ông là thành viên tích cực của phong trào phản Thanh phục Minh với chức Tổng binh Cao-Lôi- Liêm. Đến năm 1679, khi ông dẫn binh thuyền bản bộ sang đầu phục chúa Nguyễn ở Đàng Trong thì ông đã 53 tuổi.
Cũng theo đây thì năm mất của Trần Thượng Xuyên mà cả bài vị của ông trong đền thờ ở Biên Hòa và suy diễn của Lương Văn Lựu, như đã nhắc ở đoạn trên, đều sai. Tất cả các tài liệu mới đều ghi ông mất năm 1715, tức là ngay sau khi ông phối hợp cùng Nguyễn Cửu Phú đánh thành La Bích. Wesite tộc Trần ở Quảng Đông ghi rõ: 同年夏,陳上川因積勞成疾而病逝,享年90 6. Như vậy là do lao lực thành bệnh nên ông đã mất ngay mùa hè năm 1715, sau khi thắng trận quay về, hưởng thọ 90 tuổi. Năm mất này là phù hợp với ghi chép trong Đại Nam Thực Lục tiền biên của Sử quán triều Nguyễn: "...kế Thượng Xuyên bị bệnh chết...".
2. Về Chức vụ Tổng binh Cao-Lôi-Liêm.
Các tài liệu mới đều có ghi chép về chức vụ này. Điều này cho thấy sự thực ông có đảm đương công việc quan trọng đó. Tuy nhiên, cần phải nói cho rõ chức vụ đó do ai phong, vào thời điểm nào...? Các sách vở trước nay, cả Gia Định Chí của Trịnh Hoài Đức đến Đại Nam Thực Lục và các sách vở khác của Sử Quán triều Nguyễn đều ghi rằng đó là chức vụ do triều Minh phong cho ông. Người đời sau khi viết về Trần Thương Xuyên, do không có điều kiện và khả năng xử lý, thẩm tra tư liệu nên cứ dựa vào đó mà cho rằng ông là quan Tổng binh ba châu triều Minh. Thực hư điều này ra sao ?
Khi triều Minh vừa mất, Trần Thượng Xuyên chỉ mới là một thanh niên 20 tuổi. Ông cũng không phải là người học hành thi cử đỗ đạt. Các tài liệu chỉ ghi rằng ông thuở nhỏ thông minh cần mẫn, giỏi thơ văn7 (上川少年聰
敏,學 制藝,善詩能文. Vậy thì ông làm Tổng binh lúc nào, do đâu mà được phong chức ấy? Các tài liệu mới đều ghi chép khá thống nhất: Năm Thanh Thuận Trị thứ 3 (1646), Quế vương Chu Do Lang tiếp ngôi nhà Minh ở Triệu Khánh, Quảng Đông, Trần Thượng Xuyên đã tham gia lực lượng này cùng chống Thanh. Năm Thanh Khang Hy thứ 2 (1663), Trần Thượng Xuyên nhận chức vụ Tổng binh Cao Liêm Lôi của chính quyền Trịnh Thành Công. Năm sau, ông lãnh binh thuyền đánh bại và truy kích quân Thanh ở Khâm Châu, chiếm cứ vịnh Khâm Châu, lãnh lệnh tuần hành Nam Hải, ra vào các cảng biển suốt từ Đông kinh đến Quảng Nam, Cao Miên để bảo vệ các thương thuyền của lực lượng Trịnh Thành Công phái vãng đi buôn bán khu vực này…8
Tác giả Hải Anh Tử càng nói cụ thể thêm rằng sau khi Quế vương Do Lang tức hoàng đế Vĩnh Lịch bị quân Thanh bắt giết, Trần Thượng Xuyên đã gia nhập lực lượng Đài Loan của Trịnh Thành Công, lãnh chức Tổng binh 3 châu Cao, Lôi, Liêm 9. Như vậy cả hai tài liệu này đều ghi rõ Trần Thượng Xuyên có tham gia chính quyền Vĩnh Lịch của tôn thất nhà Minh là Quế vương Do Lang, thậm chí là thành phần tích cực của lực lượng này, khi Quế vương Vĩnh Lịch bị quân Minh bắt giết rồi ông vẫn tiếp tục duy trì chính quyền này để kháng Thanh. Nhưng ngay sau đó ông đã về dưới trướng của Trịnh Thành Công khi vị "Quốc Tính" gia này chiếm được Đài Loan từ người Hà Lan và thiết lập căn cứ kháng chiến, thành lập một chính quyền "phản Thanh phục Minh". Trần Thượng Xuyên đã hoạt động rất tích cực và ông được Trịnh Thành Công phong chức Tổng binh Cao-Lôi-Liêm, giúp chính quyền họ Trịnh tuần tra vùng biển phía Nam, bảo vệ các thương thuyền của chính quyền Đài Loan đi lại cả vùng Đông Nam Á. Ông đã từng có lúc bôn tập Khâm Châu, đánh bại quân Thanh ở đây và ra vào uy hiếp Nam Kinh. Như vậy chức Tổng binh đó là do chính quyền họ Trịnh phong cho Trần Thượng Xuyên, năm 1662. Suốt 18 năm trước đó ông đã tham gia
phục vụ chính quyền kháng chiến Vĩnh Lịch nhưng không thấy ghi chép có được phong chức tước gì.
3. Gia đình, quê hương và thời niên thiếu.
Trịnh Hoài Đức là người đầu tiên ghi chép về Trần Thượng Xuyên trong bộ Gia Định Chí đã không viết gì về quê hương bản quán của Trần Thượng Xuyên. Sau này, Sử quán triều Nguyễn soạn bộ Thực Lục và Đại Nam Nhất Thông Chí gần như chép lại những gì Cấn Trai tiên sinh đã ghi chép trước đó. Đại khái, các tư liệu đều ghi chung chung là Trần Thương Xuyên quê tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Các tài liệu sau này như Biên Hòa Sử Lược của Lê Văn Lựu, Minh Hương lược khảo của Tô Nam Nguyễn Đình Diêm có ghi thêm rằng ông quê huyện Ngô Xuyên, phủ Cao Châu tỉnh Quảng Đông. Riêng trong Hội thảo về Trần Thượng Xuyên (năm 2006), ông Lâm Văn Lang đại diện Ban Quý tế của đình Tân Lân, Biên Hòa là nơi thờ cúng Trần Thượng Xuyên có tham luận, trong đó ghi khá rõ về quê hương của ông dựa theo những gì ghi trên bài vị thờ Trần Thượng Xuyên ở chùa Thanh Lương trước đây: "...nguyên quán xóm Ngũ Giáp Điền Thủ, ấp Nam Tam Đô, huyện Ngô Xuyên, phủ Cao Châu tỉnh Quảng Đông..." So với những tài liệu mới thì những ghi chép trên trong bài vị tương đối thông nhất. Hải Anh Tử ghi: Tiên tổ Trần Thượng Xuyên là người thôn Điền Đầu, đô Nam Tam, huyện Ngô Xuyên, phủ Cao Châu triều Minh (nay là thôn Điền Đầu, đảo Nam Tam, thành phố Trạm Giang10 . Trang web Hudong ghi tương tự: Minh triều Cao Châu phủ, Ngô Xuyên huyện, Nam Tam đô, Điền Đầu thôn...nhưng lại ghi chú có khác về tên địa danh hiện nay là thôn Điền Đầu, trấn Nam Tam, Khu Pha Đầu, thành phố Trạm Giang 明朝高州府吳川縣 南三都田頭村(今湛江市坡頭區南三鎮田頭村)人...11
Từ đô trong Nam Tam đô có nghĩa như là một đơn vị hành chánh thời Minh, Thanh, giữa cấp huyện và thôn, tương tự như cấp tổng của Việt Nam ngày xưa.
Website tộc họ Trần cũng ghi tương tự như trang web Hudong12 .
Như vậy thì so với các ghi chép trong bài vị, các tư liệu mới đều thông nhất cả tên tỉnh (Quảng Đông), phủ (Cao Châu), huyện (Ngô Xuyên). Dưới đó là cấp đô thì trên bài vị lại ghi thành địa danh (Nam Tam Đô) mà không cho biết đó là cấp hành chính gì. Cần hiểu lại chính xác đó là đô Nam Tam và cuối cùng là thôn Điền Đầu (Thôn là đơn vị hành chính cơ sở dưới thời Minh, Thanh ở Trung Quốc và triều Nguyễn Việt Nam). Bài vị còn ghi cụ thể thêm xóm Ngũ Giáp (Xóm không phải là đơn vị hành chánh). Vì sao có sự khác nhau giữa tên Điền Đầu thôn với địa danh Điền Thủ (trong bài vị) ? Có thể khi ghi chép vào bài vị người ta đã nhầm giữa chữ Đầu và chữ Thủ . Ta có thể đoan chắc rằng đó là Điền Đầu vì đến ngày nay, địa danh này vẫn còn và còn có cả bộ gia phả họ Trần ở địa phương có tên là 田頭村陳氏族譜 (Điền Đầu thôn Trần thị tộc Phổ). Ngay cả tên Nam Tam đô, đến nay địa danh Nam Tam vẫn còn. Đó là một quần đảo gồm 10 đảo lớn nhỏ diện tích 123,4 km2 , trong đó có 3 đảo lớn xinh đẹp 13, là một trấn của khu Pha Đầu thuộc thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông.
Tóm lại, dù có một vài khác biệt giữa các ghi chép trong bài vị và các tài liệu mới nhưng ta vẫn có thể tạm thống nhất được rõ ràng, đầy đủ quê hương bản quán của Trần Thượng Xuyên là : xóm Ngũ Giáp, thôn Điền Đầu, đô Nam Tam, huyện Ngô Xuyên, phủ Cao Châu, tỉnh Quảng Đông. Nay là thôn Điền Đầu, trấn Nam Tam, khu Pha Đầu, thành phố Trạm Giang tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Các tư liệu trước nay không cho biết gì về gia đình và thời niên thiếu của Trần Thượng Xuyên. Ông Lâm Văn Lang, đại diện cho ban Quý tế đình Tân Lân, nơi hiện nay thờ phượng Trần Thượng Xuyên trong tham luận ở
Hội thảo khoa học về Trần Thượng Xuyên có nói đến một trong hai bài vị được thờ ở chùa Thanh Lương có ghi tên một người là Trần Tam Xá. Lâm Văn Lang cho đó là bài vị thờ người em của Trần Thượng Xuyên. Tất cả các tư liệu từ trước tới nay mà ta biết đều không có tên Trần Tam Xá. Vậy liệu Trần Tam Xá có phải là em ruột của Trần Thượng Xuyên hay không, hay chỉ là người bà con gần hoặc xa, cùng di cư sang Đàng Trong và có quá trình sinh tử gần gũi với Trần Thượng Xuyên? Theo tham luận của Lâm Văn Lang thì bài vị ghi Trần Tam Xá sinh ngày 25 tháng 3 năm Bính thân, còn bài vị của Trần Thượng Xuyên ghi Trần Thượng Xuyên sinh ngày 3 tháng 11 năm Ất mùi. Như vậy theo hai bài vị này thì Trần Tam Xá chỉ kém Trần Thượng Xuyên xấp xỉ 4 tháng tuổi. Nếu tư liệu này chính xác thì chắc chắn Trần Tam Xá không phải là em ruột của Trần Thượng Xuyên vì không thể có người em nào chỉ nhỏ hơn anh ruột có xấp xỉ 4 tháng tuổi !!
Trần Thượng Xuyên có anh em cùng cha cùng mẹ nào không?
Theo Hải Anh Tử, Trần Thượng Xuyên có 3 anh em ruột: “căn cứ vào ghi chép trong tộc phổ họ Trần ở Điền Đầu, Trần Thượng Xuyên anh em có 3 người: anh là Diên Xuyên, Thượng Xuyên thứ hai, em là Như Xuyên. Anh Diên Xuyên chuyển về ngụ ở Quỳnh Nam, kinh doanh mua bán, sống chết ra sao không rõ. Người em Như Xuyên dời về ở thôn Sơn Hào, huyện Toại Khê thuộc vùng Hồ Quang, quy ẩn sơn lâm, không rõ tin tức ”14
Như vậy là căn cứ vào tộc phả họ Trần ở Điền Đầu thôn, Hải Anh Tử cho biết Trần Thượng Xuyên có người anh tên là Trần Diên Xuyên và người em tên Trần Như Xuyên. Nhưng trong bài viết đăng ở website tộc Trần lại xuất hiện tên một người khác được gọi là tộc đệ Trần Thánh Âm, người mà sau khi Trần Thượng Xuyên chết đã được tập chức lãnh binh, rồi sau khi Thánh Âm chết con của ông là Trần thụy Xương tiếp tục được “tập chức lĩnh binh tam đại” 15
Do chi tiết này được tác giả bài viết lấy ra từ tộc phả họ Trần Điền Đầu thôn nên nhân vật Trần Thánh Âm chắc chắn là có thật. Ở đây ghi rõ là "tộc
đệ" nên có thể hiểu đó chỉ là em họ chứ không phải là anh em ruột với Trần Thượng Xuyên như hai ông Diên Xuyên và Như Xuyên đã nói đến ở trên. Việc con cháu họ Trần được "tập chức lĩnh binh tam đại" là việc hoàn toàn có thể vì triều Nguyễn sau này đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Mãn Thanh; và đến lúc này Mãn Thanh cũng không quá nặng nề truy bức con cháu của các phần tử phản Thanh phục Minh nữa, nhất là với con cháu của Trần Thượng Xuyên, một công thần của triều Nguyễn. Sau Trần Thánh Âm là Trần Thụy Xương, một trong 3 người con trai của Thánh Âm (Thụy Trinh, Thụy Xương và Thụy Tường) tiếp tục được tập chức.
Về người con của Trần Thượng Xuyên là Trần Đại Định, Đại Nam Thực Lục của Sử quán triều Nguyễn ghi chép khá chi tiết, nhất là về khí khái và cái chết oan ức của ông trong nhà ngục do bị quyền thần Trương Phước Vĩnh ám hại. Đại Định được minh oan và được chúa Nguyễn truy tặng là Đô Đốc Đồng Tri, thụy là Tương Mẫn. Con của Đại Định, tức cháu nội của Trần Thượng Xuyên là cháu gọi Mạc Thiên Tứ bằng cậu ruột, sử ghi "làm quan tới chức Cai Đội". Các tài liệu mới ở Quảng Đông đều nhắc lại đầy đủ sự kiện oan ức của Đại Định mà không có thêm chi tiết nào khác .
Về tên tuổi song thân và gia cảnh của Trần Thượng Xuyên không có tài liệu nào ghi rõ. Tác giả Hải Anh Tử chỉ cho biết: đến năm 1642, khi Trần Thượng Xuyên 16 tuổi thì cả song thân đều cùng qua đời, ông phải theo cậu sang phủ Triệu Khánh để tiếp tục sự học. Còn trước đó một năm, ông qua được cuộc khảo thí để trở thành sinh viên và nhập học ở phủ Cao Châu. Gia cảnh nhà ông lúc trước khá giả, chỉ khó khăn khi cha mẹ qua đời. Ông thiếu thời thông minh cần mẫn, học hành thông tuệ, giỏi thơ văn16
Tổng hợp những gì mà các tư liệu mới cung cấp, ta có thể tạm thời viết lại tiểu sử Trần Thượng Xuyên như sau:
Trần Thương Xuyên sinh ngày mồng 4 tháng 9 năm Bính dần, Minh Hy Tông năm thứ 6; tính theo dương lịch là ngày 23 tháng 10 năm 1626 và mất vào năm Thanh Khang Hy năm thứ 54, dương lịch là năm 1715. Nguyên
1 http://www.chens.org.cn/sept2009/Article/ShowArticle.asp?ArticleID=157; 2009-11-3
2 http://www.gdql.org/qjjy/ShowArticle.asp?ArticleID=2014; 2009-11-3
3 http://wind.yinsha.com/a/2/200612/2006120112491443.htm; 2009-11-3;
4 Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên; NXB KHXH 1995, trang 254
5 Nguyên văn là... 生于明熹宗天啓六年農歷九月初四日(一六二六年十月二十三日),卒于清康煕五十四年(一七一五年)夏,享年九十歲 ...
6 华侨驱陈上川 作者:佚名 文章来源:廣 東省珠江文化研究會 :266更新时间2009-11-3
quán xóm Ngũ Giáp, thôn Điền Đầu, đô Nam Tam, huyện Ngô Xuyên, phủ Cao Châu, tỉnh Quảng Đông nay là thôn Điền Đầu, trấn Nam Tam, khu Pha Đầu, thành phố Trạm Giang tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ông thuở nhỏ thông minh, cần mẫn, giỏi thơ văn, theo học ở phủ Cao Châu, sau do song thân cùng lúc qua đời nên theo cậu chuyển về học ở phủ Triệu Khánh. Ông có ba anh em ruột, anh là Diên Xuyên, em là Như Xuyên. Năm 1646, khi vừa 20 tuổi ông theo lực lượng kháng Thanh phục Minh của tôn thất nhà Minh là Quế Vương Chu Do Lang. Năm 1662, Quế Vương thất bại bị giết, ông theo lực lượng kháng chiến của Trịnh Thành Công ở Đài Loan và được phong chức Tổng binh Cao-Lôi-Liêm, lãnh lệnh tuần hành biển Đông, bảo vệ các thương thuyền mậu dịch của chính quyền Đài Loan, nhiều lần qua lại các nước trong vùng Đông Nam Á. Khi phong trào phản Thanh phục Minh của chính quyền Đài Loan suy yếu, ông cùng các tướng sĩ sang Đàng Trong đầu phục chúa Nguyễn, được giao vào khai khẩn và bảo vệ lưu dân vùng Đồng Nai, Gia Định, lập được nhiều công tích...
Các chi tiết khác về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của ông, sử Việt nhất là Sử Quán triều Nguyễn, ghi khá đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề trong tiểu sử của ông đang có ý kiến khác nhau. Nhưng đây là nội dung của các chuyên đề khác trong những báo cáo khoa học khác./.
Canh dần, tháng 3 năm 2010
HUỲNH NGỌC ĐÁNG
7 上川, 百科,百科詞條www.hudong.com/.../陈上川 ; 2009-11-3
8 Nguyên văn là清順治三年(1646),桂王朱由榔在廣東肇慶即帝位,改元永歷,陳上川即加入抗清行列。清康煕二年(1663年),陳上川被鄭成功政權任爲高廉雷總兵。次年(1664),陳率部駕船奔襲欽州,打敗尾追的清兵,占据欽州灣、並不時巡航南海、出入東京灣、廣南及高棉的港口,以保護台灣鄭氏政權派往東南亞各地貿易的商船。Trích từ华侨驱陈上川- 氏宗www.chens.org.cn/.../ShowArticle.as; 2009-11-3
9 Nguyên văn : 一六四四年,清軍入關。一六四六年十一月,明朝廣西巡撫瞿式耜、兩廣總督丁魁楚、湖廣總督何騰蛟等,擁桂王朱由榔在廣東肇慶即帝位,改元永歷,准備堅持抗清斗爭。陳上川于是年加入了永歷政權的抗清行列。一六六二年,朱由榔被俘;同年七月,陳上川又與永歷政權合作抗清;而鄭成功則于同年初從荷蘭殖民者手中收復了台灣,建立了明朝地方政權,繼續抗清;吳三桂也于一六六三年底在云南打出復明旗號,發動叛亂。此時,支持永歷政權的陳上川,被駐守台灣的鄭成功任命爲高、雷、廉三州總兵 (Trích từ 然暗飞伤(散文) | 且听吟原文学空
10Nguyên văn là: "...先祖陳上川,是明朝高州府吳川縣南三都田頭村(今湛江市南三島田頭村)人"
11 上川, 百科,百科詞條www.hudong.com/.../上川; 2009-11-3
12 Nguyên văn là: “...明廣東省吳川縣南三田頭村(今湛江市坡頭區南三鎮田頭村)人...”
13 big5.destguides.ctrip.com/.../sight51592/ 南三島,屬于廣 東省湛江市坡頭區; 2009-11-3
14 Nguyên văn: 据田頭村南房族譜記載,陳上川有兄弟三人,兄爲延川,上川排行第二,弟爲如川。其兄延川,舉家遷居瓊南,經營商業貿易,終生不歸,查無嵇考,了無聲息。其弟如川,舉家遷居于遂溪縣之湖光山豪村,從此掩名埋姓,歸隱山林,在此耕耘勞作,繁衍生息
15 Nguyên văn: 陳上川死后,傳位于族弟陳聖音,再傳陳瑞昌,共襲職領兵三代
16 Nguyên văn: “陳上川少時,家境寬裕,少年聰慧,學制藝,善詩能文。明崇禎十四年(一六四一年)考試生員,錄入高州府學。一六四二年,父母染病雙亡,隨舅轉讀肇慶府學