Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

DINH TRẤN BIÊN- LÀNG BẾN GỖ- (01)- HẬU HỌC SONG HÀO LÝ VIỆT DŨNG

Thông chí (通誌)


  LỜI NÓI ĐẦU
Theo định nghĩa của đại từ điển Từ Hải thì thông chí (通誌) có nghĩa là phỏng theo thông sử và địa chí của một nước, một vùng, một địa phương mà viết thành. Thông sử là thông qua lịch sử xưa nay mà viết ra. Địa chí là chép về cương vực, núi sông, ruộng đồng, thành quách, dân cư, vật sản, phong tục, tập quán. Vậy “Thông chí xã An Hòa (làng Bến Gỗ)” là một quyển sách chép khái quát về lịch sử, ranh giới, núi sông, ruộng đồng, nhà cửa, công thự, sản vật, kinh tế, phong tục, tập quán, văn hóa, chính trị, tín ngưỡng, xã hội, nhân sự của xã anh hùng An Hòa (còn gọi là làng Bến Gỗ) thuộc huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai[1].
Trước đây tại Biên Hòa Đồng Nai có vị danh sĩ là đại thần lưỡng triều Gia Long-Minh Mạng Trịnh Hoài Đức viết quyển “Gia Định thành thông chí” thờ danh và bất hủ ghi chép một cách tỉ mỉ thông sử và địa chí củ toàn cõi Nam bộ và chia ra làm 6 chí là:
a- Tinh dã chí nói về thiên văn.
b- Cương vực chí nói về ranh giới, đất đai.
c- Sơn xuyên chí nói về núi sông.
d- Phong tục chí nói về phong tục, tập quán.
e- Vật sản chí nói về sản vật.
f- Thành trì chí nói về thành quách, dinh thự
Chúng tôi cũng đã mô phỏng theo cách cấu tạo bố cục của sách này mà biên soạn quyển “Thông chí xã An Hòa”, nhưng do “Gia Đnh thành thông chí” viết về toàn vùng đất to rộng Nam bộ nên đã tổng hợp toàn cảnh “Thành Gia Đnh” qua 6 chí đại cương như vừa nêu trên, còn chúng tôi chỉ ghi chép mô tả đơn vị hành chánh, đa lý khá nhỏ là một xã nên đã dùng phương cách phân tích, chia bố cục nội dung thành nhiều chí, mỗi chí nói về một vấn đề tiêu biểu. Đại khái sách này chia là 12 chí, đó là:
1- Danh xưng chí nói về nguồn gốc tên gọi An Hòa (Bến Gỗ).
2- Thiên văn chí nói về thiên văn của xã.
3- Phong thủy chí nói về phương hương, cuộc đất của xã qua cái nhìn của môn phong thủy học khoa học ngày nay.
4- Cương vực chí nói về diện tích đất đai của xã cùng ranh giới tiếp giáp với các địa phương qua bốn phía Đông Tây Nam Bắc.
5- Sơn xuyên điền dã chí nói về núi đồi, sông ngòi, cùng ruộng rẫy.
6- Sản vật chí nói về vật sản đa phương gồm nông sản, lâm sản, thủy sản, khoáng sản trong thiên nhiên và nuôi trồng.
7- Kinh tế chí nói về các sinh hoạt kinh tế của bốn giới sĩ nông công thương.
8- Cựu ốc cổ mộ chí nói về nhà xưa mồ cổ
9- Phong tục, tập quán, tín ngưng, tôn giáo chí.
10- Cơ quan, công sở chí.
11- Nhân vật chí nói về ngưi nổi tiếng tại xã An Hòa.
12- Cương vị chí nói về vị thế kinh tế, văn hóa, chính trị của xã đối với huyện Long Thành[2].
Tuy bố cục của sách đã phân ra riêng biệt từng chí như thế nhưng tính hỗ tương liên quan giữa các chí vẫn khó loại bỏ, song chúng tôi đã cố gắng hết sức để tránh tình trạng sự việc của các chí lâm vào tình huống rưm rà trùng lắp, giẫm đạp nhau.
Việc viết thông chí dù là của một xã nhỏ cũng là một công việc khó khăn không phải sức một ngưi làm được nên chúng tôi không dám tự chuyên cẩu thả như người đi trước đã làm mà đã nhờ chính quyền đa phương An Hòa thành phố Biên Hòa cùng Bảo tàng Quản lý di tích Đồng Nai và nhiều bạn bè thân thiết tại đa phương cùng các nơi khác là nhà văn, nhà nghiên cứu có tiếng giúp đ ở mọi phương diện. Dù là như thế vẫn không sao tránh khỏi những sơ sót nhầm lẫn đáng tiếc. Mong các bậc thức giả cao minh ở các đa phương xã An Hòa, thành phố Biên Hòa và toàn tỉnh Đồng Nai cùng các nơi khác xét tâm thành phục vụ văn hóa là chính mà nguyên lưng cho.
Xã An Hòa, làng Bến Gỗ đầu xuân Đinh Hợi (2007)
Hậu học Song Hào Lý Việt Dũng
Cẩn chí

Tái bút: Nơi đây cũng xin cảm kích ghi nhận công lao rất lớn của đại hiền đồ Đặng Hữu Trí đã không màng gian khổ ngày đêm dày công giúp đánh vi tính, cả phần chua chữ Hoa-Nôm-Pháp, trình bày kỹ thuật scan ảnh tư liệu rất phức tạp, hoàn thành bản thảo toàn bị gần 400 trang A4 tác phẩm “Thông chí xã An Hòa (làng Bến Gỗ)” này. 






[1] Nay xã An Hòa đã trực thuộc thành phố Biên Hòa Đồng Nai.
[2] Nay là đối với thành phố Biên Hòa.

PHƯƠNG CHÂM SOẠN THÔNG CHÍ NÀY
 Sách này được biên soạn theo nguyên tắc thông sử bao đời là phải đạt tính chuẩn mực, chính xác cao và tinh thần khách quan khoa học. Do An Hòa là một xã văn vật nên các di tích văn hiến còn lưu lại được đặc biệt nghiên cứu. Vậy những sự vật cụ thể còn hiện tiền như núi non, sông suối, đình miếu, chùa chiền, nhà xưa, mộ cổ thì nhất thiết phải đạp thực địa, tìm hiểu chính xác tại chỗ ngoài sách vở. Những sự kiện, sự vật không còn hiện tiền thì phải kinh qua các giai đoạn sau đây :
a- Thưa hỏi các bậc kỳ lão hiện còn sống, rồi đối chiếu các ý kiến của họ để chọn cái hợp lý chính xác nhất.
b- Khảo cứu tìm hiểu qua nhiều sử liệu có liên quan đến An Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai trong các sách nghiên cứu Anh-Pháp-Hán-Nôm, rồi chọn cái nào đáng tin cậy nhất.
c- Riêng đối với các truyền thuyết thì càng cần phải nghiên cứu chắt lọc chuyên sâu hơn, khoa học hơn !
Đối với nhà xưa, mộ cổ, đình chùa, miếu mạo còn dấu tích Hán văn thì phải sao chép cẩn thận, phiên âm, dịch giải và chú thích đầy đủ kỹ càng. Chỗ nào cần thì phải minh họa bằng hình ảnh sao chép, photocopy, chụp in lại, nhất là các bản đồ.
Khi biên soạn quyển thông chí này chúng tôi có xem xét, đối chiếu cẩn thận với quyển “Làng Bến Gỗ xưa và nay” do Giáo sư tiến sĩ Diệp Đình Hoa biên soạn, được nhà xuất bản Đồng Nai ấn hành năm 1995, nhưng không phải để thái dụng tư liệu của tác giả mà là để nêu ra những chỗ khác biệt giữa ông và chúng tôi trong cùng một vấn đề thuộc địa hạt cổ Hán văn mà chúng tôi phát hiện được tương đối khá nhiều sai sót trong sách của vị ấy. Những chỗ khác biệt mà chúng tôi chủ quan mạo muội cho là sai sót này được trình bày dưới dạng Ital ngay chỗ sơ sót kèm theo lý giải đính chính. Sở dĩ chúng tôi phải làm thế vì hai quyển sách cùng viết về một đề tài mà có chỗ dị biệt thì nhất định phải nêu chỗ khác nhau ra để bạn đọc phán xét công tâm. Đây là một việc làm ngoài ý muốn để bảo vệ văn hiến địa phương và chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước giáo sư Diệp Đình Hoa và mong được ông phản biện trên phương tiện ngôn luận để chúng tôi được chỉ giáo học hỏi thêm. Chúng tôi cũng thành thật mong độc giả thông cảm cho việc làm bất đắc dĩ này, đây cũng là cách biểu thị An Hòa là đất văn vật, không phải ai cũng đến múa gậy vườn hoang được!
  
 CHƯƠNG I- DANH XƯNG CHÍ
Xã An Hòa (làng Bến Gỗ) hiện nay (2007) thuộc huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai. Từ ngã ba Vũng Tàu (theo tên gọi khi xưa), nay là vòng xoay siêu thị Big C (Cora cũ), theo quốc lộ 51 đi về phía Bà Rịa Vũng Tàu đến Cầu Đen (nay là cầu Long Bình) là ranh giới của xã An Hòa huyện Long Thành và phường Long Bình Tân của thành phố Biên Hòa, bên này cầu là phường Long Bình Tân, bên kia cầu là xã An Hòa. Qua khỏi Cầu Đen, bên phải quốc lộ 51 là xã An Hòa, bên kia quốc lộ 51 là khu 2 và 3 phường Long Bình Tân, đi tiếp đến cột mốc cây số km 02 trước kia ghi Tp.HCM 29 km, Vũng Tàu 85 km (nay ghi km 02, Long Thành 17 km) gặp một đường rẽ về bên phải, đầu đường có cổng chào, là con đường chính của xã dẫn tới chợ An Hòa.
Ngày nay làng Bến Gỗ chỉ là vùng đất duy nhất nằm trong toàn phạm vi xã An Hòa. Tuy nhiên ở thời xa xưa thì Bến Gỗ là tên một vùng đất, xét theo tên địa giới hành chánh hiện nay, bao gồm các xã An Hòa, Long Hưng, một phần xã Phước Tân, một phần xã Tam Phước của huyện Long Thành, phường Long Bình Tân của thành phố Biên Hòa, gồm luôn căn cứ Long Bình trước 75 giáp quốc lộ 15 cũ (xin xem sơ đồ giả thíết vùng Bến Gỗ ngày xưa). Bằng cớ là hiện nay giáo đường và giáo xứ Bến Gỗ lại tọa lạc bên phường Long Bình Tân. Theo linh mục Franxico Phan Chiếm hiện đang cai quản giáo xứ và nhà thờ đạo Thiên Chúa Bến Gỗ thì họ đạo Bến Gỗ khi xưa thuộc giáo phận Xuân Lộc. Trong tư liệu “Lịch sử giáo phận Xuân Lộc” mà linh mục có nhã ý trưng ra cho chúng tôi xem, thấy ở dòng 16 trang đầu chương I - Lịch sử, có ghi: “Năm 1692, đức Cha Pérez kinh lý các họ đạo tại vùng Bến Gỗ (xin xem lịch sử giáo phận Xuân Lộc)”. Như vậy tên gọi vùng Bến Gỗ phải có từ 1692 trở về trước. Nếu đúng thì đạo Thiên Chúa đã có mặt ở Trấn Biên từ năm 1692. Niên đại 1692 trong tư liệu trên là một con số thật đáng ngờ !
Liên quan đến vùng Bến Gỗ khi xưa tại trang 122 tập 4 nói về Tiền Giang tức Le Cis bassac (bao gồm cả miền Đông Nam bộ) trong quyển “L’archéologie du Delta du Mékong”, Louis Malleret đã viết:
La région de Bến Gỗ au Sud de l’ile de cù lao Phố, sur la rive gauche du Đồng Nai, a laissé a-t-on vu des traces d’occuppation préhistorique mais elle a connu aussi la présence des Khmères, attestée par quelques scultures. C’est d’abord, près du fleures au village de Long Bình, canton de Long Vĩnh Thượng, province de Biên Hòa. En cet endoit, M. Révertégat a recueilli au Nord d’une briquetterie une statue préangkorienne d’Uma.
Tạm dịch:
Vùng Bến Gỗ ở phía Nam của cù lao Phố trên tả ngạn sông Đồng Nai đã để cho người ta phát hiện nhiều dấu tích tiền sử. Đồng thời nó cũng được biết đến như là nơi hiện diện của người Miên qua các tác phẩm điêu khắc. Trước hết, cạnh sông Đồng Nai tại làng Long Bình, tổng Long Vĩnh thượng tỉnh Biên Hòa. Tại nơi này, ông Révertégat đã nhặt được ở phía Bắc một lò gạch – một bức tượng nữ thần Uma thời tiền Ăng Co (xin xem sơ đồ Giả thiết vùng Bến Gỗ ở trang sau).



Cũng liên quan đến tên gọi vùng Bến Gỗ thì sách “Gia Định thành thông chí (嘉定城通誌)” do Thượng Thư triều Nguyễn là Trịnh Hoài Đức (鄭懷德) viết, được ấn hành khoảng năm đầu triều vua Minh Mạng, ở Sơn xuyên chí (山川誌) tức chí nói về sông ngòi trấn Biên Hòa đã viết:
a- Nguyên văn:
, , , ( ) . () , 𣷷

b- Phiên âm:
An Hòa giang
Tại Phước Giang chi bắc, cự trấn đông thập cửu lý, khẩu ngoại vi Đồng Chân giang, bắc lưu bán lý chí An Hòa (thôn danh) thị.  Cái (cựu) vi tài mộc chi tân, cố tục danh Bến Gỗ..
c- Tạm dịch:
… Sông An Hòa (tên Miên do soạn giả sưu tầm là Tonlé prêk Kòmpon tàtàv), ở về phía Bắc sông Phước Giang, cách trấn về phía Đông 19 dặm. Đoạn ngoài cửa sông là sông Đồng Chân, chảy ra hưng Bắc nửa dặm đến chợ An Hòa của thôn An Hòa, trước kia đây là bến để gỗ, cho nên gọi là Bến Gỗ…?.
Về tên gọi Bến Gỗ này, tập V, quyển 27 sách “Đại Nam nhất thống chí” do Quốc sử quán triều Nguyễn ấn hành khoảng năm 1864 – 1875, là sách thoát thai hay đúng ra là phiên bản của “Gia Định thành thông chí” chương nói về tỉnh Biên Hòa cũng viết .
Nguyên văn:
西 . , 𣷷… 

Phiên âm:
Tại Long Thành huyện tây bắc nhị thập nhất lý, Phước Long giang chi phân chi dã. Khẩu ngoại vi Đồng Chân giang, bắc lưu bán lý kinh An Hòa thôn thị, cựu vi tài mộc chi tân, tục danh Bến Gỗ...
Tạm dịch:
… Sông An Hòa ở cách huyện Long Thành 21 dặm về phía Tây Bắc, là phân lưu của sông Phước Long đoạn ngoài cửa là sông Đồng Chân, chảy về phía Bắc nửa dặm đến chợ thôn An Hòa, nơi đây có bến để gỗ nên gọi là Bến Gỗ” (Bản dịch Đại Nam nhất thống chí của Phạm Trọng Điềm dịch sai “… làm bến tre gỗ, tục gọi Rạch Gỗ, là do nguyên văn viết sai 瀝楛 tức Rạch Gỗ. Cụ Điềm không có dịch sai nhưng kiến thức không rộng !).
Về tên gọi An Hòa cũng qua sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức ở chương “Biên Hòa trấn” thuộc chí Sơn xuyên mà ta biết được con sông An Hòa chảy ngang qua chợ An Hòa của làng An Hòa. Tuy nhiên chưa ai biết được tên chợ đã lấy theo tên sông hay ngư?c lại, có nghĩa là tên sông và tên chợ cái nào có trước. Dù là vậy, theo tập quán, cái gì là thiên nhiên thì có trước, còn cái gì do con người tạo dựng ra thì nương theo cái có trước mà đặt tên. Vậy có thể coi như chợ An Hòa của làng An Hòa nhân có con sông An Hòa chảy qua mà đặt thành tên. Tên chợ An Hòa này cũng là tên thôn An Hòa. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho tên sông An Hòa lấy theo tên chợ An Hòa, xin chờ chỉ giáo !
Xã An Hòa ngày nay thuộc huyện Long Thành[1] tỉnh Đồng Nai ở miền Đông Nam bộ, vậy muốn biết lịch sử hình thành của An Hòa thì chúng ta cần phải nghiên cứu khái quát tiến trình lịch sử của huyện Long Thành và tỉnh Đồng Nai cùng miền Đông Nam bộ và xa hơn nữa là toàn Nam bộ tức thành Gia Đnh xưa.
Quyển “Gia Đnh thành thông chí” của cụ Trịnh Hoài Đc có lẽ là quyển lịch sử và đa lý Nam bộ hoàn chỉnh nhất từ xưa đến giờ. Viết về lịch sử Nam bộ còn có 2 quyển phổ biến nữa là tập 5 bộ Đại Nam nhất thống chí được Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn vào khoảng năm 1864 – 1875 triều vua Tự Đc và quyển Nam kỳ lục tỉnh đa dư chí của Duy Minh Thị soạn. Tuy nhiên cả tập 5 Đại Nam nhất thống chí và Nam kỳ lục tỉnh đa dư chí của Duy Minh Thị đều là thoát thai từ Gia Đnh thành thông chí, hay nói theo kiểu bình dân là “cọp dê” nguyên xi Gia Đnh thành thông chí, nhưng trong khi Đại Nam nhất thống chí tập 5 còn có sắc thái riêng thì Nam kỳ lục tỉnh đa dư chí chỉ là bản tóm lưc của Gia Đnh thành thông chí mà thôi. Do đó ở phần dẫn văn, chủ yếu chúng tôi chỉ trích từ Gia Đnh thành thông chí mà không dẫn ở hai sách trên (chỉ thỉnh thoảng thoảng mới dẫn có tính cách bổ sung trong Đại Nam nhất thống chí tập 5 nói về Nam bộ).
Ở chí cương vực, Trịnh Hoài Đức viết:
a- Nguyên văn:
叙夫, 水眞 ( , )
b- Phiên âm:
… Tự phù! Gia Đnh tích vi Thủy Chân Lạp chi đa (nhi kim Cao Man quốc kỳ loại hữu Thủy Chân Lạp, Lục Chân Lạp chi biệt)
c- Tạm dịch:
Gia Đnh xưa kia là đất của Thủy Chân Lạp [nay nưc Cao Man chia ra làm 2 loại: Lục Chân Lạp (Chenla of the land) và Thủy Chân Lạp (Chenla of the water)].
Như vậy chúng ta thấy rằng đất Nam bộ ngày nay là đất của Cao Miên miền dưới mà do sự phát triển tất yếu của ngưi Việt Nam ở đàng trong tiến về phương Nam mà đất này dần dần thuộc về ngư?i Việt. Đây cũng là một tất yếu của lịch sử nhân loại, kẻ tiến người lui thì cuối cùng đất đai thuộc về kẻ tiến vậy. Chuyện này không có chi phải né tránh!
Sau khi có trong tay toàn thể đất Nam bộ, nhà Nguyễn chia đất này thành 5 trấn: Trấn biên (tức Biên Hòa), Phiên trấn (tức Sài Gòn Gia Đnh), trấn Đnh Tưng (tức Mỹ Tho), trấn Vĩnh Thanh (tức Vĩnh Long, An Giang) và trấn Hà Tiên (tức Hà Tiên).
Về sự hình thành Trấn Biên (đây chỉ Biên Hòa, chứ không phải Phú Yên khi xưa, có thời cũng được gọi là Trấn Biên). Cũng ở chí cương vực, Trịnh Hoài Đức viết:
a- Nguyên văn:
() , ( , 二十 ) , ? , _ ,   ,   ( )  

b- Phiên âm:
… Hiển Tông Hiếu Chiêu (Minh) Hoàng đế, Mậu Dần bát niên (Lê Hi Tông Chánh Hòa thập cửu niên, Đại Thanh Khang Hi nhị thập thất niên) xuân, mệnh thống suất chưởng cơ Lễ thành hầu Nguyễn kinh lưc Cao Man, dĩ Nông Nại đa trí vi Gia Đnh phủ, lập Đồng Nai xứ vi Phưc Long huyện, kiến Trấn Biên dinh (lị sở tại kim Phưc Lư thôn) Sài Gòn xứ vi Tân Bình huyện…
c- Tạm dịch:
Mùa xuân năm thứ 8 Mậu Dần (1698) thời Hiển Tông Hiếu Chiêu (Minh) Hoàng đế (nhằm Lê Hi Tông niên hiệu Chánh Hòa thứ 19, Đại Thanh Khang Hi thứ 27), triều đnh sai quan thống suất chưởng cơ Nguyễn (Hữu Cảnh) sang kinh lược đất Cao Miên, ông lấy đất Nông Nại (Gia Định chứ không phải Đồng Nai, mặc dù Nông Nại là tiếng người nhà Thanh gọi trại tiếng Đồng Nai) đặt làm phủ Gia Định, lập đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng nên dinh Trấn Biên (lị sở ở chỗ nay là thôn Phước Lư), lập xứ Sài Gòn làm quận Tân Bình… Như vậy ta thấy Trấn Biên (tức tỉnh Đồng Nai bây giờ) được thành lập rất sớm (1698) vào thời kỳ đầu của 5 trấn Nam bộ
Thuở ban đầu, Nam bộ không chia ra 2 miền Đông Tây mà chia ra làm 5 trấn như vừa nêu trên. Về sau lấy Sài Gòn Gia Đnh làm trung tâm mới đnh vị miền Đông Nam bộ gồm các tỉnh (tính theo hiện nay) Bình Dương, Bình Phưc, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu.
Nói về trấn Biên Hòa trong chí cương vực của sách “Gia Đnh thành thông chí”, Trịnh Hoài Đc viết:
a- Nguyên văn:
, , , . , , , , , , , , , . , …                      
b- Phiên âm:
Biên Hòa trấn:
Kỳ trấn kiến trí chi sơ hiệu Trấn biên dinh, lĩnh huyện nhất, tổng tứ, lị sở tại Phưc Long huyện, Phưc Lư thôn đa phương. Gia Long thất niên chính nguyệt thập nhị nhật cải vi Biên Hòa trấn, dĩ huyện vi phủ, tổng vi huyện, án kỳ đa chi quảng hiệp, dân chi đa quả, cứ kiến liên lạc, quân nhi bổ chi, hựu tăng trí chư tổng, các lập giới hạn. Gia Long thập ngũ niên nhị nguyệt cải kiến lị tại Phước Chính huyện, Tân Lân thôn…
c- Tạm dịch:
… Trấn Biên Hòa (Kompăp srakà trei)
Buổi đầu mới đặt trấn gọi là dinh Trấn Biên, gồm một huyện 4 tổng, lị sở đóng tại đất thôn Phưc Lư thuộc huyện Phưc Long. Ngày 12 tháng giêng năm Gia Long thứ 7 (1808) đổi lại là trấn Biên Hòa, rồi nâng huyện thành phủ, tổng thành huyện, đó là căn cứ vào đất đai rộng hay hẹp, dân cư nhiều hay ít và thế đất liền nhau mà chia đều ra. Lại đặt thêm tổng và phân chia giới hạn. Tháng 2 năm Gia Long thứ 15 (1816) cải lập lị sở tại thôn Tân Lân, huyện Phưc Chánh.
Về sau trấn Biên Hòa đổi lại thành tỉnh Biên Hòa, rồi khi 6 tỉnh Nam kỳ lọt vào tay Pháp cho đến khi cả nưc đều bị Pháp đô hộ, Nam bộ chia ra 21 tỉnh thì tên gọi tỉnh Biên Hòa cũng không thay đổi. Năm 1861, một trung tá ngưi Pháp được cử làm tỉnh trưng Biên Hòa gọi là quan chánh tham biện hay gọi tắt là ông Chánh Tây (Inspecteur des affaires indigènes). Qua thời Việt Nam cộng hòa tên tỉnh Biên Hòa cũng không thay đổi và các tỉnh trưng đều là sĩ quan cấp tá mà ngưi kế vị sau cùng cho đến khi giải phóng là đại tá Lưu Yểm. Sau giải phóng, tỉnh Biên Hòa đổi tên thành tỉnh Đồng Nai cho đến ngày nay.
Tỉnh Biên Hòa đưc tư liệu của Pháp là Monographie de la province de Bien Hoa in năm 1901 viết:
Histoire de Biên Hòa
Biên Hòa, autrefois province Cambodgienne, fut conquise sous le roi Giao Chỉ Lê Thần Tông (1648 – 1663), par le seigneur de Huế (Annam), Nguyễn Hiếu Vương, et colonisée par les habitants du Quảng Nam, du Quảng Ngãi et de Bình Đnh.
Vers 1705, Dương Ngạn Đch, général d’une armée de la dynastie Chinoise des Minh, ayant été battu par les Tartares s’enfuit sur des barques et aborda avec 3.000 guerriers dans le royaume d’Annam.Le roi de ce pays, informée par des mandarins de cette arrivée, ordonna d’accueillir amicalement les Célestes, de recevoir leur soumission mais de les envoyer en Cochinchine coloniser de nouveaux terrains.
Les Chinois se rembarquèrent et se dirigèrent vers le territoire qui leur était assigné : les uns avec Dương Ngạn Địch s’établirent à Mỹ Tho, les autres avec Trần Thượng Xuyên, 2è chef de l’expédition, allèrent se fixer dans l’ile de Cù Lao Phố et sur les rives du Đồng Nai, notamment à Ban Lân (Bến Gỗ actuel).
Ces étrangers s’allièrent avec les Annamites établis précédemment dans ces régions et se mirent à défricher et à cultiver le pays.
Des fonderies furent créées, des pagodes construites, des rues tracées. En peu de temps, le village de Ban Lân devint un centre commercial très important activement fréquenté par les navires de commerce de nationalités différentes qui remontaient le Đồng Nai pour venir trafiquer et y échanger leurs marchandises.
Le nombre de colons résidant dans l’ancien territoire conquis aux Cambodgiens ayant considérablement augmenté, le huyện de Phước Long (sous-préfecture) fut d’abord fondé puis transformé en un Phủ (préfecture) qui comprenait quatre huyện: Phước Chánh, Bình An, Long Thành et Phước Bình. Le roi Minh Mạng changea cette organisation administrative, il l’agrandit et en fit une province du nom de Biên Hòa tỉnh qui eut comme limites : au nord la province de Bình Thuận; au sud, la province de Gia Định; à l’Est la mer; à l’ouest, le royaume du Cambodge.
Biên Hòa tỉnh a formé sous la domination francaise trois provinces : Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một. La province de Biên Hòa actuelle a été constituée par les huyện de Phước Chánh et Long Thành. Cette province appartint aux Annamites jusqu’en 1861. Date de l’arrivée en Cochinchine du contre-armiral Bonnard, nommé commandant en chef de l’expédition francaise en remplacement du vice-amiral Charner, arrivé au terme de son commandement.
L’amiral Bonnard s’occupa immédiatement, suivant les instructions du Ministre de la marine, de porter les frontières de notre colonie naissante à l’Est de Sài Gòn déjà en notre pouvoir.
C’est dans ce but que fut entreprise l’expédition de Biên Hòa.
Histoire de la conquête de Biên Hòa
Située à une vingtaine de kilomètres de Sài Gòn, sur la rive gauche du Đồng Nai et à cheval sur la route d’Annam, la petite citadelle de Biên Hòa avait servi de point de ralliement à Nguyễn Tri Phương et à un grand nombre de fuyards de l’armée de Chí Hòa. Elle était donc, à ces divers titres, particulièrement inquiétante. Ses abords, du côté de Sài Gòn, étaient d’ailleurs puissamment défendus par de nombreux ouvrages et obstacles, et notamment par un camp retranché de 3.000 hommes établi à moins de deux lieues des positions Francaises, sur le plateau de Mỹ Hòa.
Lịch sử Biên Hòa
Biên Hòa khi xưa là một tỉnh của Cao Miên, bị chinh phục bởi chúa Nguyễn Hiếu Vương của Huế (An Nam) dưới đời vua Giao Chỉ Lê Thần Tông (1648 – 1663) và bị xâm lấn dưới dạng thuộc địa bởi người dân Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.
Vào khoảng năm 1705, Dương Ngạn Địch đại tướng chỉ huy một đội binh của Minh triều Trung Hoa, một triều đại vừa bị người Mãn Thanh đánh bại, đã dong nhiều chiến thuyền chạy trốn và cặp bờ với 3.000 chiến binh vào vương quốc An Nam. Vua nước này (chúa Nguyễn) được các quan tâu trình, đã ra lệnh đón tiếp bọn vong thần hữu nghị và chấp nhận sự thần phục của họ đồng thời đưa họ vào Nam bộ để cai quản các vùng đất đai mới.
Các người Trung Hoa nói trên đã dong thuyền về các miền đất được chỉ định. Một đoàn với Dương Ngạn Địch định cư Mỹ Tho, đoàn khác với Trần Thượng Xuyên tướng thứ hai của cuộc mở cõi tiến đến và định cư tại cù lao Phố và dọc các nhánh của sông Đồng Nai như Ban Lân (còn gọi là Bến Gỗ)? Các người nước ngoài đã cùng người An Nam ổn định trước tại các vùng đất này bắt đầu phát triển gầy dựng chúng.
Nhiều xưởng chế tạo được tạo ra, nhiều chùa chiền được xây dựng, nhiều đường phố đã được vạch trải ra. Trong một thời gian ngắn, làng Ban Lân đã trở nên một trung tâm thương mại thật quan trọng rất được tàu buôn các nước ưa chuộng. Các tàu này cặp bờ Đồng Nai để giao dịch và trao đổi hàng hóa.
Số lớn các vùng đất trước đây chiếm được của người Cao Miên đã đương nhiên tăng thêm cương vị như huyện Phước Long được thành lập ban đầu rồi đôn lên thành phủ gồm 4 huyện: Phước Chánh, Bình An, Long Thành và Phước Bình. Vua Minh Mạng thay đổi hệ thống hành chánh này, mở rộng chúng và đặt thành một tỉnh có tên là tỉnh Biên Hòa, phía Bắc giáp với tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp tỉnh Gia Định, phía đông giáp biển và phía tây giáp vương quốc Cao Miên.
Tỉnh Biên Hòa dưới sự xâm chiếm của người Pháp gồm 3 tỉnh Bà Rịa, Biên Hòa và Thủ Dầu Một. Tỉnh Biên Hòa trước tiên gồm 2 huyện Phước Chánh và Long Thành, tỉnh này thuộc quyền người An Nam đến năm 1861, ngày đặt chân đến Nam bộ của Chuẩn thủy sư đô đốc Bonnard, được cử làm tổng chỉ huy đoàn quân viễn chinh Pháp, thay thế Phó thủy sư đô đốc Charner là người được đưa lên làm cấp chỉ huy của Bonnard.
Chuẩn đô đốc Bonnard tiến hành ngay theo sự chỉ đạo của Bộ trưởng hải quân Pháp là đặt các biên giới thuộc địa của chúng ta (xưng hô của người Pháp) ở phía Đông Sài Gòn thành chủ quyền của mình. Chính với mục tiêu đó mà dẫn đến chiến dịch đánh chiếm Biên Hòa.
Lịch sử đánh chiếm Biên Hòa
Nằm bên tả ngạn sông Đồng Nai, còn nếu đi đường ngựa thì trên đường Thiên lý bắc của An Nam cách Sài Gòn chừng 20 cây số ngoài, cái thành nhỏ bé Biên Hòa này được dùng làm nơi tiếp liệu cho Nguyễn Tri Phương và một số lớn các tiền đồn của đồn binh chánh Chí Hòa. Nó còn là, ngoài một số cương vị nêu trên, một nơi đặc biệt rất đáng lo ngại. Chung quanh nó, phần giáp với Sài Gòn được phòng thủ mạnh mẽ bởi một số các đơn vị ngăn chặn mà cụ thể là một đồn trại trên gò cao Mỹ Hòa với 3.000 lính, thiết lập chỉ cách các căn cứ Pháp có 2 dặm…
[Trích dịch từ Monographie de la province de Biên Hòa (1er fascicule) in năm 1901 của Pháp. Chúng tôi không dịch tiếp vì đoạn sau chỉ là đề cao chiến công đánh chiếm Biên Hòa của Pháp ! Lời lẽ giọng điệu của đoạn văn trên là do người Pháp viết và có nhiều điểm không đúng với lịch sử, địa lý nhưng do tôn trọng nguyên văn khi dịch nên chúng tôi không sửa !].
Cũng liên quan đến tỉnh Biên Hòa, trang 225 sách Vade – Mecum Annamite 1917 (tức Sổ tay Cẩm nang An Nam in năm 1917) viết:
Nguyên văn tiếng Pháp:
Province de Biên Hòa
M.M- Damprun, administrateur de deuxième classe, chef de la province.
- Cuniac (Antoine), administrateur de 5e classe, administrateur adjoint.
- Trần Quang Thuật, Phủ de première classe.
- Lê Văn Biện, secrétaire comptable de première classe.
- Phan Thanh Trà, secrétaire titulaire de première classe.
- Đỗ Cao Sô, secrétaire titulaire de troisième classe.
- Trần Văn Quế, secrétaire titulaire de troisième classe.
- Hồ Công Chánh, secrétaire auxiliaire de première classe.
- Trần Văn Châu, élève secrétaire.
Vậy chúng ta thấy vào năm 1917, quan Thanh tra sự vụ bổn quốc (inspecteur des affaires indigènes) tức quan Bố chánh của Pháp đã được sửa đổi gọi là quan Chánh tham biện chủ tỉnh (tức Tỉnh trưởng) và tỉnh Biên Hòa được cai trị bởi các quan chức sau đây (trong đó có ông Đỗ Cao Sô người xã An Hòa nhưng lúc này chưa được làm ông Phủ):
Tạm dịch:
Tỉnh Biên Hòa
Các ông:
- Ông Damprun, tham biện hạng nhì, Chánh chủ tỉnh (gọi tắt là ông Chánh).
- Ông Cuniac (Antoine), tham biện hạng năm, Phó chủ tỉnh (gọi tắt là ông Phó).
(Về từ “ông Chánh” Nam bộ còn để lại bài ca dao rất hay nói về các me Tây thay chồng như thay áo, chỉ chạy theo quyền lực vàng bạc mà thôi:
Ngày nào ông Chánh về Tây
Cô Ba ở lại lấy thầy thông ngôn
Thông ngôn, ký lục bạc chục không màng
Lấy chồng thợ bạc đeo vàng đỏ tay)
- Ông Trần Quang Thuật, Phủ hạng nhì.
- Ông Lê Văn Biện, Thư ký kế toán hạng nhất.
- Ông Phan Thanh Trà, Ký lục hàm hạng nhất.
- Ông Đỗ Cao Sô, Ký lục hàm hạng ba.
- Ông Trần Văn Quế, Ký lục hàm hạng ba.
- Ông Hồ Công Chánh, Ký lục bổ khuyết hạng nhất.
- Ông Võ Văn Thanh, Ký lục bổ khuyết hạng nhì.
- Ông Trần Văn Châu, Ký lục tập sự.
(Chú : về chức vụ, ngạch trật, hàm của các công chức làm việc cho Pháp thời 1917 đối với ngày nay chỉ là vang bóng xa xưa nên chúng tôi e dịch không chính xác. Mong được chỉ giáo, cám ơn nhiều !).
Về huyện Long Thành ở chí cương vực Gia Định thành thông chí, cụ Trịnh đã viết:
a-Nguyên Văn:
, , , (                            
西 , , .
 
, , , , , , 西 , , , , , .
1-  
2-  
3-  
4-
5-  
6-
7-  
8-
9-  
10-
11-
12-
13-
14-
15- 綿
16-
17-  
18-
19-
20-
21- 西
22-  
23-
24-
25-
26-
27-
28-
29-
30-  
31-
32-  
33-
34-
b- Phiên âm:
Long Thành huyện:
Tiền tổng kim cải vi huyện, đông giới Phước An huyện, An Phú tổng, tự Nữ Tăng sơn chí Thất Kỳ khẩu (tục danh Vàm Ngã Bảy), tây giới Bình An huyện An Thủy tổng Lượng Ni sơn, nam giới Phù Gia đại giang, bắc giới Phước Chánh huyện Phước Vinh tổng Ngư Trì xứ.
Long Vĩnh tổng
Tân thiết trí, tam thập tứ xã, thôn, phường, ấp, đông giới đại lâm Man sách, Bắc chí Đồng Mun giang (Kompon Khamau), tây giới Bình An huyện An Thủy tổng, Lượng Ni sơn, Trảo Trảo giang, bắc giới Phước Chánh huyện Phước Vinh tổng, Ngư Trì xứ. 
c- Tạm dịch:
Huyện Long Thành:
Trước là tổng, nay sửa lại thành huyện gồm 2 tổng, 63 xã, thôn, phường, ấp. Phía Đông giáp xã An Phú thuộc huyện Phước An, từ núi Nữ Tăng (núi Thị Vãi – Phnom dón ci) đến cửa Thất Kỳ (tục gọi Vàm ngã bảy), phía Tây giáp núi Lượng Ni (vãi Lượng) tổng An Thủy huyện Bình An, phía Nam giáp sông cái Nhà Bè (Phù Gia), phía Bắc giáp xứ Ngư Trì (Ao Cá) tổng Phước Vinh, huyện Phước Chánh. 
Tổng Long Vĩnh (mới đặt ra)
Gồm 34 xã, thôn, phường, ấp. Phía Đông giáp các sách mọi ở rừng già, phía Bắc đến sông Đồng Mun (Kompon Khmau), phía Tây giáp núi Lượng Ni (vãi Lượng) của tổng An Vĩnh huyện Bình An, phía Nam giáp sông Trao Trảo tổng An Thủy, phía Bắc giáp xứ Ao Cá tổng Phước Vinh huyện Phước Chánh.
(Phiên âm dưới dạng dịch luôn)
1- Thôn Long Trường
2- Thôn Bình Dương
3- Thôn Long An
4- THÔN AN HÒA
5- Thôn Vĩnh Thọ (còn có tên là Trường Thọ?)
6- Thôn Vĩnh Hòa
7- Thôn Vĩnh Đông
8- Thôn Phước Toàn
9- Thôn Vạn Toàn
10- Thôn An Xuân
11- Thôn Phước Châu
12- Thôn Phước Tân
13- Thôn Phước Khả (còn có tên là Phước Kế)
14- Thôn Phước Gia
15- Thôn Phước Miên
16- Thôn Phước Trường
17- Thôn Long Hòa
18- Thôn Phước Quới
19- Thôn Phước Mỹ
20- Xã Phước Trường
21- Thôn Long Thạnh Tây
22- Thôn Long Thạnh Đông
23- Thôn Long Phú Đông
24- Thôn Phước Thiện
25- Ấp Phước Hậu
26- Thôn Phước Thái
27- Thôn Long Đại
28- Phường Long Tuy
29- Thôn Phước Hòa
30- Thôn Phước Lợi
31- Thôn Vĩnh Thuận
32- Thôn Long Thành
33- Thôn An Hưng
34- Thôn Phước Mỹ
Xem qua danh sách 34 xã, thôn, phường, ấp nêu trên, chúng ta thấy một số tên địa phương thời xưa vẫn còn được giữ lại cho tới ngày nay dù có thay đổi cương vị như thôn Phước Khả (còn gọi là Phước Kế) (giờ chỉ là ấp Phước Khả), thôn An Xuân, thôn Phước Châu giờ cũng chỉ là ấp, thôn An Hòa, Phước Tân, Long An, Phước Thái vẫn còn là thôn (xã) như cũ. Thôn An Hòa của tổng Long Vĩnh thuộc huyện Long Thành khi xưa chính là xã An Hòa (làng Bến Gỗ) thuộc huyện Long Thành ngày nay vậy. Riêng thôn Long Thành ngày nay là thị trấn Long Thành của huyện (huyện Long Thành ngày nay chỉ gồm các xã là An Hòa, Phước Tân, Long Hưng, Tam Phước, Tam An, An Phước, Long Đức, Long Thành, Lộc An, Bình An, Long An, Bình Sơn, Long Phước, Suối Trầu, Cẩm Đường, Bàu Cạn, Tân Hiệp, Phước Thái, Phước Bình) (xin xem sơ đồ vị trí các xã trong huyện Long Thành – tỉnh Đồng Nai).
Riêng  tổng Long Vĩnh Thượng, trang 225 sách Vade – Mecum Annamite 1917 viết:
Canton de Long Vĩnh Thượng
M.M – Trần Văn Trường chef de Canton de deuxième classe.
Huỳnh Văn Quờn, sous chef de Canton de deuxième classe.
Nguyễn Văn Long, conseiller provincial.
Villages de
An Hòa – Long Bình – Long Hưng – Phước Tân – Tam An – Tam Phước – Thiết Tượng (鉄匠) – Trường Thọ.
Tạm dịch:
Tổng Long Vĩnh Thượng
Các ông:
- Trần Văn Trường, chánh cai tổng hạng nhì.
- Huỳnh Văn Quờn, phó cai tổng hạng nhì.
- Nguyễn Văn Long, hội đồng tỉnh hạt.
Các làng gồm:
An Hòa – Long Bình – Long Hưng – Phước Tân – Tam An – Tam Phước – Thiết Tượng – Trường Thọ.






[1] Nay đã trực thuộc thành phố Biên Hòa.















Diễn tiến thành lập và thay đổi xã An Hòa rất phức tạp. Sau 1975 có lúc xã này sáp nhập với Tân Hưng thành xã An Hòa Hưng. Sau đó theo quyết định số 196 HĐBT ngày 12.2.1987 An Hòa Hưng sáp nhập thêm xã Long Hưng thành ra An Hòa Hưng. Từ mươi năm nay lại tách ra làm hai xã An Hòa và Long Hưng.


(Phần tiếp theo)
  CHƯƠNG  II- THIÊN VĂN CHÍ (天文) = TINH DÃ CHÍ (野誌))