Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

NHẤT TỰ VI SƯ!

TAM CƯƠNG GIẢ


…”Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh…”
 hi, hi ! Ngày ấy ở miệt miền tây nam bộ, khi má dắt tui đến gởi cho ông thầy giáo lớp năm, của một trường tư thục, hồi đó tui cũng chẳng nhớ là nóng hay lạnh nữa! chỉ nhớ mặt ổng nghiêm lắm (mắt to, mắt nhỏ…hổng phải tui hỗn láo đâu! Tại gì tui từ nhỏ đã có tật xấu là hay săm soi rồi! bậy bạ, bậy bạ quá!)
Má tui: Dạ, thầy cho tui gởi thằng con, nhờ thầy dạy dỗ!
Ông thầy, áo sơ mi trắng, cổ cồn, bỏ vô thùng, nhìn lăm lăm vào tui, khi ấy đang dựa sát vào chân má, lo lắng!
Ông thầy : Chịu học hông nhỏ?
Má tui : Dạ nó đòi đi học dữ lắm thầy! ở nhà tui cũng chỉ sơ sơ cho nó mấy chữ, nó học nhanh lắm! con đọc cho thầy nghe đi con!
Tui lúc lắc đầu, nhìn ông thầy ớn quá, đọc gì nổi!
Ông thầy: À, giỏi ha, đọc thử thầy nghe, sợ gì mà sợ!
Lúc này tự dưng thấy ông thầy mặt hiền ! má tui lại hối thúc, hơi run nhưng tui cố lấy sức, đọc liền một tràng:
- O tròn như quả trứng gà,
- Ô thời đội mũ,
- Ơ thời mang râu !

Ông thầy cười, xoa đầu tui: A, giỏi giỏi! Con trai là phải mạnh dạn lên!
…Và dzậy là tui được nhận vào lớp năm đó, đzã thiệt!

Lớp năm của ông thầy có đủ thành phần, cao thấp, mập gầy, đen trắng, cỡ tui 6~ 7 tuổi, có luôn 8, 9,10…anh lớp trưởng to nhất 13 tuổi! ( lớp toàn đực rựa không hà!)
Trong nhóm nhỏ nhất, tui được xếp ngồi bàn đầu (lớp khai giảng hơn một tuần rồi, tui bịnh nên học trễ ). Phải công nhận, đã lâu lắm rồi mà tui vẫn không quên, ông thầy vẽ đẹp lắm; học chữ Ô ổng vẽ cái Tô minh họa, chữ U thì vẽ cái Lu, chữ Ư thì vẽ bộ LƯ, chữ A thì vẽ cái Ca...Tui đắm chìm vào những giờ học thú vị của thầy, thật dễ hiểu dễ nhớ mà dzui nữa! hehehe!  lúc học chữ Ê ông thầy vẽ trái Lê,  tô màu vàng hấp dẫn, dzậy mà tui lại muốn ổng vẽ: 
Ê con Dê ! (muốn mà hổng dám có ý kiến, hi!)

TAM CANG GIẢ- QUÂN SƯ PHỤ !
Nhưng trong lớp năm của tui lúc ấy là:
 Ông Thầy- Cái Roi- Cái Thước Bảng !
1- Ông thầy: nghiêm khắc, ít cười (chỉ khi đầu tháng, thầy Hiệu trưởng xuống từng lớp phát bảng Danh Dự cho 3 học sinh đứng đầu lớp; thầy vừa xoa đầu, trao bảng Danh Dự , cười, khen giỏi, cố gắng nữa lên ! )
2- Cái Roi: vuông, đen nhánh, dài hơn người của tui luôn! (uy lực dũng mãnh!)
3- Cái thước bảng: lép, ngắn và rộng bản hơn cây roi (uy lực kém hơn một chút)
….

-          A cái Ca
-          Ô cái Tô
-          E trái Me
-          U cái Lu
-          Ư bộ Lư….Bọn nhóc tụi tui gật gù, ê a đọc theo nhịp gõ của cái roi ông thầy lên mặt bảng đen. Cộc…Cộc…Cộc…nhịp nhàng đều đều, bỗng có giọng đọc sai nhịp (chắc có thằng buồn ngủ !)…
-          CHÁT!  ông thầy quất mạnh cây roi xuống mặt bàn:
-          Đọc lại!
(Tui giật bắn mình lên, hổng biết tụi bạn có sao hông, chứ lần đầu tui bị xón ra quần luôn!)
Cây roi được ông thầy sử dụng gọn gàng lắm nha! lúc gõ lên bảng, lúc đập xuống bàn, lúc dứ dứ trên đầu những thằng nhóc nói chuyện trong lớp. Nhưng ấn tượng không quên của tui là bị phạm lỗi, ông thầy bắt lên úp mặt xuống bàn, vừa kể tội, vừa thông báo tội đó mấy roi và quất mạnh dzô đít! Ui cha, quặn xoắn tê tái luôn! Có thằng chịu không nổi, lén bỏ chạy về nhà, bọn tui tưởng nó thoát rồi, dzậy mà hôm sau, ba nó xách cổ nó đến lớp, còn mang thêm cho ông thầy một cây roi mới :
-  Xin lỗi thầy, thằng này hư , thầy cứ đánh mạnh lên cho tui!
Má ui! Bọn nhóc tui sợ cây roi lắm, mỗi khi ra khỏi lớp (tui hổng biết ổng đi đâu?) Ông thầy gác cây roi trên hộp phấn nằm giữa  bàn lớn, làm giống như thay mặt ổng canh chừng bọn quỷ nhỏ tụi tui (hehehe! Đã có những âm mưu thủ tiêu cây roi , nhưng hổng có anh hùng ra tay, nên tui tui chịu phép luôn !)
Cây thước bảng được dùng để kê gạch hàng thẳng trên bảng đen, có lúc được dùng thay anh Cây Roi, nhịp nhịp cảnh cáo và phạt khẽ tay mấy tội nhè nhẹ nho nhỏ : Đổ mực, quên tập, nói chuyện trong giờ học…CHÁT! Ai da , cái cảm giác tê buốt, đau nhói đến tận gan bàn chân…vẫn còn in đậm trong tui! Híc!
Ông thầy nghiêm khắc, cây roi, cây thước bảng là nỗi ám ảnh của bọn nhỏ tụi tui; nhưng ông thầy rất tận tâm, chỉ dạy tận tình, sửa chữa từng lỗi nhỏ, bài dạy của thầy rất dễ hiểu. Mỗi khi tụi tui học hành tiến bộ, điểm cao, thầy xoa đầu, khen ngợi, giọng hiền từ, ánh mắt nhìn giống ba má nhìn tui, lúc tui mang điểm tốt về khoe!
Thầy dạy bọn tui không được mày tao, trên dưới rõ ràng, nhường nhịn hòa thuận. Gặp người lớn hoặc đi học về phải khoanh tay thưa gởi, ăn nói lễ phép! Phải như dzậy...Phải như dzậy…làm bọn nhóc tui mệt lè lưỡi luôn!...
Dường như được tiêm nhiễm từ thuở đó…sau này lớn lên, trải bao năm tháng, lăn lộn, hư hao…nhưng thằng tui vẫn giữ được một số bài học từ ông thầy:

-Ra đường không đi hàng hai, hàng ba.
-Không phóng nhanh vượt ẩu.
-Đang đi gặp đám tang thì dừng lại, nếu đang đội nón thì gỡ xuống!
-Gặp hàng xóm hàng ngày, luôn chào hỏi (chào luôn bọn con nít trong xóm mới ghê !)
...

...........
 Mới đó mà hơn nữa đời hư rồi (mượn lời Cụ Sểnh)! Cảm ơn biết bao ông thầy lớp năm của tui!

Người xưa hỏi: 
Quân, Sư, Phụ - Tam Cang giả
Qua chuyến đò đầy, đò ngã, cứu ai?
 


Người xưa đáp: 
Quân, Sư, Phụ - Tam Cang giả
Qua chuyến đò đầy, đò ngã…?
Thân phụ già máu huyết tình thâm
Quân lo giữ nước, an dân
Còn Sư dạy dỗ công ân cao dày
Đi chung trong chuyến đò đầy
Không may đò ngã, xin đem thân này cứu cả ba
Hiếu, trung, nghĩa được vẹn hòa
Nếu không đặng, xin tuẫn tiết trước để khỏi mang tiếng là bất nhơn!
 (cọp dê nét)





Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Tạp bút hành trình (02) !

Cây cầu xưa nhất Biên Hòa (!)
Cây cầu nào, đâu? 
Mấy hôm nay Xứ bưởi mình chộn rộn chuyện mấy cây cầu; không chộn rộn sao được! 02 cây cầu được xem là xưa nhất (1902~ 1903) là cầu Gành & Rạch Cát thì do người Pháp xây, cầu Đồng Nai & cầu Hóa An thì cũng do ngoại quốc xây hơn 40 trước! Cầu mới Hóa An song song cầu cũ, sáng 26/04/2013 có lễ Hợp Long hoành tá tràng (hi ! đua cho kịp ngày lễ 30/4) còn khi nào xong thì “HÃY ĐỢI ĐẤY”. 
Cầu Bửu Hòa nối Cù lao Phố với bờ nam sông Đồng Nai thì ngày 27/04/2013 : THÔNG XE! ( hi! hi! các ngày lể có nhiều giá trị ghê he!) trong khi thằng anh nó là cầu Hiệp Hòa, nối Cù lao Phố với trung tâm thành phố gần 2 năm nay, ít ồn ào hơn ! Nhưng có một cây cầu xưa nhất Biên Hòa, được sách cổ ghi chép lại thì chắc ít người được biết! Trịnh Hoài Đức (1765- 1825) người Biên Hòa (lăng mộ Ông ngày nay nằm buồn thiu sau lưng chợ đêm Biên Hùng náo nhiệt...Híc!) trong “ Gia Định Thành Thông Chí” (NXBTH ĐN- Lý Việt Dũng, 2006) mục Đại Phố Châu, trang 28 ghi: 
…...Phước Giang (sông Đồng Nai) quanh phía nam, Sa Hà (sông Rạch Cát) vòng phía bắc, thuở trước có chiếc cầu ván bắc qua sông, rộng rãi bằng phẳng, thông đến trấn lỵ (khu d0i2nh Phước Lư). Đến tháng giêng năm 1747…..(mời xem chi tiết tại sách GĐTTC, !...) đại khái có loạn đảng người nước lạ (!) đến mưu xâm đoạt, giết quan Khâm Sai Nguễn Cư Cẩn (là anh Nguyễn Cư Trinh), nhưng sao đó bị đánh trả, lùi về tụ tập chân cầu phía cù lao, cố thủ…Trong lúc đợi viện binh , quân thủy bộ của Dinh trấn cho đốt cầu ván để chặn địch ( cái vụ đốt phá này dể ẹc, đọc thấy nhiều trong lịch sử ! Híc, xây khó, phá dễ lắm; mãi hơn trăm năm sa, khi người Pháp đến thì họ mới làm lận)….Từ đó cầu bị phá bỏ, rồi dần dà đến khi Tây Sơn nổi lên vẫn không sửa lại được, nay (1820) phải dùng đò đưa người qua lại…!(sic) 
CẦU ẤY NẰM Ở ĐÂU TẠI CÙ LAO PHỐ?.... ...làm một chuyến tìm về dấu xưa xem sao!
1/Phóng ào tới đầu cầu gặp một bác đang thể dục, lân la: 
Bác cho cháu hỏi, bác dân cù lao chắc lâu đời?

Hỏi có gì hông nhỏ?

Dạ, cháu hỏi thăm ở đây có bến có cầu xưa nào hông?


2/Ờ ,bác ở đây 4~ 5 đời rồi! bến nhà bác ngày xưa có tên là BẾN CẦU CHỢ đó! 
(sau này hỏi thăm, mới biết thêm bác là bác Năm Tài cán bộ tình báo thành, hoạt động chung với ba của ông Lê Hoàng Quân đó nha! vừa mới nhận huân chương của thủ tướng chính phủ, ngon lành luôn! 



3/ Đây nè! BẾN CẦU CHỢ !... lúc chưa có cây cầu nào ở đây mà lại có tên bến như dzậy  ah ! ! ! 

4/Chào bác Năm Tài, hẹn gặp sau! dọt qua cầu Hiệp Hòa > nơi đây, góc ngã tư này xưa có một cái chợ nè, khi làm cầu .... chợ đi tong! 


4/Đèn đỏ, dừng lại ! chu cha, dân cù lao chấp hành luật ghê nha! ...Mới khen - liền tét hen ! he he ! anh này dân chơi nè!


6/Dì hai ơi cho cháu hỏi thăm ở đây có bến nào tên: BẾNCẦU CHỢ HÔN?
Cha! lạ ta, dì ở đây từ trào giải phóng đến nay, chưa nghe tên này.
... hỏi lân la khu vực này hết nữa buổi luôn, hông ai biết hết! Ái cha!

7/Chú ơi! cho cháu hỏi thăm, ở đây có ai là người Hoa hông?
Ngay đây luôn nè!
Dạ đâu chú?
Sau lưng tui nè! hỏi ông già ba- tàu đang ngồi uống bia kìa!
 Dạ! cháu cám ơn nhìu ! 


8/HâZZaaa! cái lầy Ngộ piết lè! Ngộ ở lây từ hồi ông lội, ông cố của ngộ mà, cái pến chổ chân cầu ló, hồi dỏ pọn ngộ hay ga chổ ló tắm! có mấy gốc cột to lắm, pọn ngộ lứng ở chển bum suống sông tã lắm á!
WoAA ÁÁ !!!


9/Hôm sau ghé gặp Bác Năm Tài, bác ấy dắt xuống bến (BẾN CẦU CHỢ) bác xác nhận ông già tàu nói đúng, nơi góc chân cầu này khi xưa có mấy cột cây to lớn, đầu cầu bên kia cũng có nhưng thấp hơn ( chứng cớ bị đốt bên đó ) bác năm nói: xưa kia nghe kể : chiếc cầu ấy to, rộng, xe ngựa qua lại thoải mái!


10/ Đây chăng! chiếc cầu mà Ngài Trịnh Hoài Đức kể trong GĐTTC ngày ấy nằm ở chổ này (?) hiện diện từ ... đến tết năm Đinh Mão- 1747 thì bị nạn binh đao hủy diệt, hơn 265 năm rùi ....
NGƯỜI XƯA ĐÂU TÁ ! 


11/Vị trí trên bản đồ thường

12/Tương lai tiếp diễn...quá khứ lùi xa, lùi xa...!


13/Nhưng mỗi khi qua cầu bê tông, mấy ai không nhớ những cây cầu này! 



14/Nhớ tiếng rầm rập, rầm rập, rầm rập!
nhớ lúc đợi tàu, nôn nóng, bực bội!
Nhớ tiếng còi tàu báo hiệu sắp thông cầu! 



15/Mấy ai không bồi hồi nhơ nhớ!
Mãi sau này,vài mươi năm nữa ! ai trong số chúng ta, sẽ có người kể cho con cháu : 
"Ngày đó ta đã từng ĐƯỢC đi qua chiếc cầu này đó các cháu!