Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Tạp bút hành trình (02) !

Cây cầu xưa nhất Biên Hòa (!)
Cây cầu nào, đâu? 
Mấy hôm nay Xứ bưởi mình chộn rộn chuyện mấy cây cầu; không chộn rộn sao được! 02 cây cầu được xem là xưa nhất (1902~ 1903) là cầu Gành & Rạch Cát thì do người Pháp xây, cầu Đồng Nai & cầu Hóa An thì cũng do ngoại quốc xây hơn 40 trước! Cầu mới Hóa An song song cầu cũ, sáng 26/04/2013 có lễ Hợp Long hoành tá tràng (hi ! đua cho kịp ngày lễ 30/4) còn khi nào xong thì “HÃY ĐỢI ĐẤY”. 
Cầu Bửu Hòa nối Cù lao Phố với bờ nam sông Đồng Nai thì ngày 27/04/2013 : THÔNG XE! ( hi! hi! các ngày lể có nhiều giá trị ghê he!) trong khi thằng anh nó là cầu Hiệp Hòa, nối Cù lao Phố với trung tâm thành phố gần 2 năm nay, ít ồn ào hơn ! Nhưng có một cây cầu xưa nhất Biên Hòa, được sách cổ ghi chép lại thì chắc ít người được biết! Trịnh Hoài Đức (1765- 1825) người Biên Hòa (lăng mộ Ông ngày nay nằm buồn thiu sau lưng chợ đêm Biên Hùng náo nhiệt...Híc!) trong “ Gia Định Thành Thông Chí” (NXBTH ĐN- Lý Việt Dũng, 2006) mục Đại Phố Châu, trang 28 ghi: 
…...Phước Giang (sông Đồng Nai) quanh phía nam, Sa Hà (sông Rạch Cát) vòng phía bắc, thuở trước có chiếc cầu ván bắc qua sông, rộng rãi bằng phẳng, thông đến trấn lỵ (khu d0i2nh Phước Lư). Đến tháng giêng năm 1747…..(mời xem chi tiết tại sách GĐTTC, !...) đại khái có loạn đảng người nước lạ (!) đến mưu xâm đoạt, giết quan Khâm Sai Nguễn Cư Cẩn (là anh Nguyễn Cư Trinh), nhưng sao đó bị đánh trả, lùi về tụ tập chân cầu phía cù lao, cố thủ…Trong lúc đợi viện binh , quân thủy bộ của Dinh trấn cho đốt cầu ván để chặn địch ( cái vụ đốt phá này dể ẹc, đọc thấy nhiều trong lịch sử ! Híc, xây khó, phá dễ lắm; mãi hơn trăm năm sa, khi người Pháp đến thì họ mới làm lận)….Từ đó cầu bị phá bỏ, rồi dần dà đến khi Tây Sơn nổi lên vẫn không sửa lại được, nay (1820) phải dùng đò đưa người qua lại…!(sic) 
CẦU ẤY NẰM Ở ĐÂU TẠI CÙ LAO PHỐ?.... ...làm một chuyến tìm về dấu xưa xem sao!
1/Phóng ào tới đầu cầu gặp một bác đang thể dục, lân la: 
Bác cho cháu hỏi, bác dân cù lao chắc lâu đời?

Hỏi có gì hông nhỏ?

Dạ, cháu hỏi thăm ở đây có bến có cầu xưa nào hông?


2/Ờ ,bác ở đây 4~ 5 đời rồi! bến nhà bác ngày xưa có tên là BẾN CẦU CHỢ đó! 
(sau này hỏi thăm, mới biết thêm bác là bác Năm Tài cán bộ tình báo thành, hoạt động chung với ba của ông Lê Hoàng Quân đó nha! vừa mới nhận huân chương của thủ tướng chính phủ, ngon lành luôn! 



3/ Đây nè! BẾN CẦU CHỢ !... lúc chưa có cây cầu nào ở đây mà lại có tên bến như dzậy  ah ! ! ! 

4/Chào bác Năm Tài, hẹn gặp sau! dọt qua cầu Hiệp Hòa > nơi đây, góc ngã tư này xưa có một cái chợ nè, khi làm cầu .... chợ đi tong! 


4/Đèn đỏ, dừng lại ! chu cha, dân cù lao chấp hành luật ghê nha! ...Mới khen - liền tét hen ! he he ! anh này dân chơi nè!


6/Dì hai ơi cho cháu hỏi thăm ở đây có bến nào tên: BẾNCẦU CHỢ HÔN?
Cha! lạ ta, dì ở đây từ trào giải phóng đến nay, chưa nghe tên này.
... hỏi lân la khu vực này hết nữa buổi luôn, hông ai biết hết! Ái cha!

7/Chú ơi! cho cháu hỏi thăm, ở đây có ai là người Hoa hông?
Ngay đây luôn nè!
Dạ đâu chú?
Sau lưng tui nè! hỏi ông già ba- tàu đang ngồi uống bia kìa!
 Dạ! cháu cám ơn nhìu ! 


8/HâZZaaa! cái lầy Ngộ piết lè! Ngộ ở lây từ hồi ông lội, ông cố của ngộ mà, cái pến chổ chân cầu ló, hồi dỏ pọn ngộ hay ga chổ ló tắm! có mấy gốc cột to lắm, pọn ngộ lứng ở chển bum suống sông tã lắm á!
WoAA ÁÁ !!!


9/Hôm sau ghé gặp Bác Năm Tài, bác ấy dắt xuống bến (BẾN CẦU CHỢ) bác xác nhận ông già tàu nói đúng, nơi góc chân cầu này khi xưa có mấy cột cây to lớn, đầu cầu bên kia cũng có nhưng thấp hơn ( chứng cớ bị đốt bên đó ) bác năm nói: xưa kia nghe kể : chiếc cầu ấy to, rộng, xe ngựa qua lại thoải mái!


10/ Đây chăng! chiếc cầu mà Ngài Trịnh Hoài Đức kể trong GĐTTC ngày ấy nằm ở chổ này (?) hiện diện từ ... đến tết năm Đinh Mão- 1747 thì bị nạn binh đao hủy diệt, hơn 265 năm rùi ....
NGƯỜI XƯA ĐÂU TÁ ! 


11/Vị trí trên bản đồ thường

12/Tương lai tiếp diễn...quá khứ lùi xa, lùi xa...!


13/Nhưng mỗi khi qua cầu bê tông, mấy ai không nhớ những cây cầu này! 



14/Nhớ tiếng rầm rập, rầm rập, rầm rập!
nhớ lúc đợi tàu, nôn nóng, bực bội!
Nhớ tiếng còi tàu báo hiệu sắp thông cầu! 



15/Mấy ai không bồi hồi nhơ nhớ!
Mãi sau này,vài mươi năm nữa ! ai trong số chúng ta, sẽ có người kể cho con cháu : 
"Ngày đó ta đã từng ĐƯỢC đi qua chiếc cầu này đó các cháu! 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét