Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Lần theo dấu xưa! (01)- Miếu Thổ Thành Hoàng

MIẾU THỔ THÀNH HOÀNG- tỉnh Biên Hòa
Trong Biên Hòa sử lược toàn biên- quyển Trấn Biên cổ kính; ngài Lương Văn Lựu có chép: Miếu Thổ Thần (Ông Thổ) (ấp Thành Long, xóm chùa một cột) nguyên là miếu Thành Hoàng, lập từ năm Thiệu Trị nguyên niên (1841), hằng năm chọn ngày trung canh (mồng 10 tháng giêng ) làm lễ Giỗ.





 Trích: Khâm định đại nam hội điển sự lệ- tập IV, quyển 93 trang 333…Thiệu Trị năm đầu (1841) xuống dụ: Từ trước đến giờ thần vị Thành hoàng các trực tỉnh, từng được phụ thờ ở miếu Đô Thành Hoàng tại kinh thành. Năm trước bộ Lễ nghị xin cho các hạt làm thần bài, bày thờ ở miếu Hội Đồng thuộc hạt mình, rồi đổi gọi miếu Hội đồng là miếu Thành Hoàng; sau đó căn cứ các hạt tư lên bộ kê khai thần hiệu trong miếu hội đồng, rất là không giống nhau; kính theo dụ nhà vua chuẩn cho được thờ như cũ, đợi sau lại xuống chỉ cho thi hành. Trẩm kính nối nghiệp lớn, được theo chỉ tiên đế cử hành lễ trọng, sắp đặt phẩm trật các thần, nghĩ rằng: Các thần vị trước đây thờ ở miếu Hội Đồng, phần nhiều là thần thượng đẳng, giúp nước che chở dân, có công đức rõ rệt, chưa tiện cho thay đổi ngay, kiến nghị của bộ Lễ trước đây không được chu đáo, mà lòng vua do dự khá lâu, là vì thế. Nay chính như cần nhắc đó cho hợp lễ, vậy thông dụ cho các trực tỉnh được làm miếu riêng thờ thành hoàng ở nơi gần tỉnh, thành, doanh, để làm chỗ tôn thờ; còn miếu hội đồng cũ, vẫn cho phụng thờ theo như trước, không nên thay đổi. Chỗ được làm miếu riêng thờ thành hoàng, cách thức và nên cấp đồ thờ, phép thờ, thì đều do bộ Lễ, bộ Công bàn tâu xin thi hành. Phải kính tuân dụ này!
Chuẩn lời nghị cho các địa phương đều lập lên 1 tòa miếu thờ thành hoàng ở hạt tỉnh mình, hàng năm mùa xuân mùa thu tế lễ, lễ phẩm bằng 1 bò, 1 heo, 1 mâm xôi, 2 mâm quả phẩm do viên lãnh binh, hoặc một viên quản vệ khâm mạng làm lễ.

Lại chuẩn cho chiêu mộ dân ngoại tịch (dân tạm cư) lấy 5 người sung làm phu miếu. 











Theo lời của bác thủ từ Miếu Thổ Thần hiện tại, sau 1975 miếu bị bỏ hoang, xuống cấp trầm trọng...nhiều năm sau dân làng sở tại cùng nhau quyên góp, xây dựng lại miếu thờ khang trang như ngày nay gọi là Miếu Thổ Thần! hàng năm lệ cúng vẫn giữ nguyên vào ngày Trung Canh, mồng 10 tháng giêng Âm lịch. hiện tại miếu có phối thờ thêm bà Thiên hậu, Quan thánh đế, Cửu thiên huyền nữ...


Giửa thờ Thiên Hậu thánh mẫu
Bên trái thờ Quan thánh đế quân
Bên phải thờ Cửu thiên huyền nữ
Bác Từ người có công lớn trong việc trùng tu miếu Thành Hoàng



Tượng thật đẹp!
Theo lời Bác Từ thì bài vị này là di vật cổ còn sót lại!
Mặt sau bài vị: Đinh Vị niên nhị nguyệt cát tạo

Nếu tính từ thời điểm năm 1841, khi vua Thiệu Trị lệnh cho các địa phương thỉnh thần hoàng bổn cảnh các trực tỉnh (đang thờ ở Huế), về thờ trực tiếp tại địa phương của mình thì các năm Đinh Vị (Đinh Mùi, ghi sau bài vị trên) tính cho đến ngày nay là các năm: 1847, 1907 và 1967.
Bàn thờ Tiên Sư


Bình phong đậm chất nam bộ!
Bàn thờ Thần Hổ!
 Sau bao biến cố thăng trầm lịch sử, trong khi các di tích xưa của đất Trấn Biên năm nào như : Văn Miếu, Miếu Hội Đồng, Miếu Trung Tiết, Nền Xã Tắc, Ruộng Tịch Điền, Thành Cổ... có cái bị mai một, có cái bị di dời đi vị trí khác...thì Miếu Thành Hoàng Biên Hòa vẫn tồn tại, hiện diện ngay nơi nền móng cũ, được  tôn tạo, nhang khói thường xuyên; âu cũng là một niềm tự hào của dân chúng sở tại, thật đáng trân trọng !
Biên Hòa 29 tháng ba năm Ất Mùi 2015


Bức ảnh của một tác giả nước ngoài chụp một ngôi miếu gần chợ Biên Hòa- Đình Tân Lân...không ghi chú thích, không lẽ là Miếu Thành Hoàng (Thổ Thần) của gần 50 năm về xưa ? soi các bức liển trước ngôi miếu này, cũng có nội dung tương tự như mặt tiền miếu Thổ Thần ngày nay ! 
Biên Hòa, thứ bảy 21/11/2015




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét