Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2023

NGUỒN GỐC ĐỊA DANH MỸ THO

I- Mỹ Tho từ Méso (មេ )


Có nhiều ý kiến về nguồn gốc địa danh Mỹ Tho. Đa số ý kiến cho rằng Mỹ Tho bắt nguồn từ phương ngữ gốc Khmer như  មេ  (Méso ) biến thể thành Mỹ Tho, có nghĩa là xứ có người con gái da trắng, đẹp (!)
Nhưng người con gái da trắng đẹp ở xứ ấy, thuộc Tộc người nào?




Tranh vẽ 2 phụ nữ Cambodia và Nhật Bản

trong tác phẩm Boxer năm 1590

Mang thắc mắc ấy, chúng tôi đi tìm những tài liệu cổ xưa… 

II- Mỹ Tho từ Mito (水戸- Thuỷ Hộ)


Bản đồ cổ nam bộ xb 1786.

Theo các tài liệu ghi chép và nghiên cứu, thương thuyền của Nhật Bản đã đến vùng cửa đại, cửa tiểu của sông Mecon từ cuối thế kỷ 16. 

Xem số liệu thống kê của Li Tana (Xứ Đàng Trong- Lịch sử kinh tế- và xã hội Việt Nam thế kỷ 17- 18): chúng ta thấy những năm đầu thế kỷ 17 cụ thể là từ 1604 đến 1608, hoạt động của thương thuyền Nhựt Bổn đến Cambodia (theo tuyến hạ lưu sông Mecon) số lượng nhiều hơn các nước trong khu vực Đông nam á.

Tổng cộng trong 31 năm (1604- 1635) số thuyền châu ấn Nhựt đến Cambodia, được Li Tana thống kê là 44 chiếc, số lượng có thể nhiều hơn vì đó là số thuyền có phép của chính quyền Tokugawa, cũng có thể còn có nhiều thuyền không có phép, vẫn hoạt động mua bán trong thời gian này.

Vùng cửa biển này đã được người Nhật lưu trú từ ấy, nên có các địa danh ghi chép được trong thư tịch xưa : xứ Nhựt Bổn, giồng, cồn, bãi, cù lao Nhật Bổn…Vậy là người Nhật đã lưu trú tại vùng đất này.
Trong 1 bản đồ cổ (1786) chúng tôi thấy vùng tương ứng với khu vực Mỹ Tho ngày nay được ghi “Mito”; hay chăng đây là tên gọi khởi thuỷ của “Mỹ Tho” !?.

Dò tìm các địa danh ở Nhật bản, chúng tôi thấy vùng Đông Bắc của Tokyo, khoảng trên 100 km, có thành phố cổ tên Mito (水戸). Trong trang https://www.city.mito.lg.jp/page/20722.html có ghi thông tin:
Thành phố Mito là một thành phố nằm ở trung tâm của tỉnh Ibaraki, Nhật Bản, tức là phía đông bắc của đồng bằng Kanto, đồng thời cũng là quận lỵ của tỉnh Ibaraki. Nó từng là Quận Đông Ibaraki, nhưng bây giờ nó là một thành phố đặc biệt ở Nhật Bản. 

Nguồn gốc địa danh

Từ thời cổ đại, lối vào và lối ra của biển và sông được gọi là "mito" hoặc

"minato". Trong trường hợp của Mito cũng vậy, đỉnh của cao nguyên nhô ra giữa sông Naka và hồ Senba được gọi là 'Mito' vì các đặc điểm địa hình của nó.

…Ngày ấy, sau một hải trình dài ngày, các hải thuyền của Nhật Bổn khi đến cửa biển này, đã dừng chân nghỉ ngơi, chuẩn bị cho chuyến hành trình ngược dòng Mecon để đến thủ phủ của vương quốc Cambodia.
Nơi trạm dừng chân, họ xây dựng cơ sở, và đã đặt tên gọi là “Mito”
(水戸- Thuỷ Hộ, nơi lối vào và lối ra của biển và sông).

*NGƯỜI NHẬT TRONG SỰ KIỆN DƯƠNG NGẠN ĐỊCH VÀO CỬA BIỂN MỸ THO.


-Một số kiều dân Nhật Bản ở FaiFo đã tháp tùng lực lượng Dương Ngạn Địch- Trần Thượng Xuyên vào vùng “Mito” trong sự kiện năm 1681 (!) (sử ta ghi sự kiện này năm 1679)
Theo J.H.Peyssonnaux- Quản Thủ Viện Bảo Tàng Khải Định, B.A.V.H Tập XX 1933.
(lược trích)
... Năm 1681 sau khi thua trận bỏ chạy ra biển, sau 1 tháng chờ cứu viện hơn 200 chiến thuyền có buồn bị 1 trận bão đánh tan tác, nhận chìm 1 phần hạm đội. Khi biển yên trở lại thì chỉ còn hơn 3.000 người và 50 chiến thuyền, mất toàn bộ lương thực, quân nhu cần yếu. Vị tướng tên Tang (Dương Ngạn Địch) thấy không thể nào tiếp tục chiến đấu đành phó mặc cho biển cả, cầu trời cứu vớt phần còn lại của quân đội ông. Họ trôi dạt trên biển nhiều ngày, bị đói khủng khiếp; những nhà biên niên sử về thời đại này đã nói, họ ăn ngấu nghiến cho đến da những đôi ủng, và những bộ áo giáp... sau bao khổ nạn, họ trôi dạt đến bờ biển An-Nam, xứ Tourane.
Họ xin thần phục, nguyện làm thần dân của xứ Nam Hà... sau khi cân nhắc, vị chúa xứ Nam Hà lúc ấy đã nghĩ đến đưa họ tới khai phá thuộc địa của vùng đất, mà thực ra thì đã bị người An-Nam chiếm.
“ Vậy là người Trung Hoa lại lên tàu ra biển và 1 số người NHẬT BẢN Ở FAIFO lại nhập bọn với họ...”
(bản dịch của Hà Xuân Liêm, hiệu đính Nhị Xuyên NXB Thuận Hóa Huế- 2006)
....

*Và Họ đã lưu trú một thời gian thật lâu đủ dài để lưu lại vùng đất này các địa danh: xứ Nhựt Bổn, giồng, cồn, bãi, cù lao Nhật Bổn…
Và như thế Mỹ Tho, có thể thoát thai từ địa danh “Mito 水戸 Thuỷ Hộ, nơi là lối vào và lối ra của biển và sông”…


 



 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét