Đền Trung Tiết- "Trận Vong Hướng Sĩ"
Miếu Bình Hòa- số 22/48 KP 2, phường Quang Vinh, tp Biên Hòa |
Biên Hòa ngày ấy, là
một trong những vùng đất cổ xưa : Các vương quốc cổ Phù Nam, Chân Lạp, vùng chồng lấn với
Chăm Pa và cả với chủ nhân của phế tích Nam Cát Tiên. Sau
khi Chúa
Nguyễn làm chủ được vùng đất này, Trấn Biên (Biên Hòa) ngày ấy, là phần đất địa đầu, đã từng chứng kiến bao
cuộc chiến mở đất tiến về phương nam; bao cuộc chiến tranh giành quyền lực, bao
máu xương đã nhuộm thấm trên cuộc đất này! và là bàn đạp để cha ông ta tạo dựng nên cả vùng nam bộ ngày nay.
Quả vậy, lịch sử hình thành và phát triển của xứ này thật hào hùng; ngày nay lớp bụi thời gian dường như đã vô tình che phủ đi dấu chân của tiền nhân, Có những di sản, cổ tích xưa đang ẩn mình âm thầm, trôi vào quên lãng !....
Ở ấp Bình Thành xưa thuộc địa phận tỉnh lỵ Biên Hòa (nay là phường Quang Vinh… ), có ba đền miếu được ghi trong sử sách.
Quả vậy, lịch sử hình thành và phát triển của xứ này thật hào hùng; ngày nay lớp bụi thời gian dường như đã vô tình che phủ đi dấu chân của tiền nhân, Có những di sản, cổ tích xưa đang ẩn mình âm thầm, trôi vào quên lãng !....
Ở ấp Bình Thành xưa thuộc địa phận tỉnh lỵ Biên Hòa (nay là phường Quang Vinh… ), có ba đền miếu được ghi trong sử sách.
Trong Biên Hòa Sử
Lược Toàn Biên- Tập I, Trấn Biên Cổ Kính, trang
105 Cụ Lựu có chép:
1/ Đình- Trung
xưa là Miếu Hội- Đồng lập từ thời Nguyễn- Sơ (1801), đến năm Gia- Long thứ 8
(1809) đòi về địa điểm hiện tại (?), và năm Tự- Đức thứ 2 (1849)
được trùng tu để thờ linh thần bổn cảnh và 68 văn thần, võ tướng có công khai
quốc, thường năm lấy ngày trung bình (rằm, 16 và 17 tháng mười âm lịch) làm lễ
tế.
2/ Miễu Bình Hòa (Xóm chùa cô hồn, cuối đường Phan đình
Phùng) nguyên là Đền Trung Tiết, thiết lập từ
năm Minh Mạng thứ 18 (1837), phụng tự 7 công thần đã tử trận khi chống nhau với
binh của Lê Văn Khôi năm 1833, sau khi sự hình, được Vua chuẩn cho Quan trấn thủ
đến bái tế hằng năm (ngày 16 và 17 tháng 08 âm lịch).
1- Lãnh Binh Bình- Thuận
Gia hàm chưởng- cơ Lê Văn Nghĩa
2- Võ Lâm hậu- nhị vệ- úy
tặng chưởng cơ Phan Văn Song
3- Tả- dực hữu- nhứt- vệ Phó vệ- úy Trần- văn- Du.
4- Định- dũng quản- cơ Đặng-văn- Quyến.
5- Phú-tráng Thuận, Nghĩa, Biên Hùng tam cơ,
Phó quản cơ:
Gia hàm chưởng- cơ Lê Văn Nghĩa
2- Võ Lâm hậu- nhị vệ- úy
tặng chưởng cơ Phan Văn Song
3- Tả- dực hữu- nhứt- vệ Phó vệ- úy Trần- văn- Du.
4- Định- dũng quản- cơ Đặng-văn- Quyến.
5- Phú-tráng Thuận, Nghĩa, Biên Hùng tam cơ,
Phó quản cơ:
- Trần Văn Thiều
-Nguyễn Văn Lý
-Ngô Văn Hóa.
-Nguyễn Văn Lý
-Ngô Văn Hóa.
3/ Miếu Thổ-
Thần (Ông Thổ) (Ấp Thành Long, xóm chùa một cột) nguyên là Miếu Thành- Hoàng, lập
từ năm Thiệu- Trị nguyên- niên (1841) hằng năm chọn ngày trung- canh (mùng 10
tháng giêng) làm lễ Giỗ.
Vậy theo trên
ta biết Đền Trung- Tiết sau khi dời về xóm chùa Cô Hồn, đường Phan Đình Phùng, thì đổi tên là Miểu
Bình- Hòa (vì nằm trên thôn Bình Hòa ?)...
Trong Khâm Định Đại
Nam hội Điển Sự Lệ của Nội Các Triều Nguyễn, quyển 91 trang 303~ 304 có ghi:
”…Năm ấy Ngụy Khôi gây phiến loạn, tỉnh Biên Hòa bị mất khi đại binh chưa kịp đến; quan quân các tỉnh hội lại đánh nhau kịch liệt với quân giặc, trong đó có bọn lãnh binh Lê Văn Nghĩa, hết lòng chống giặc, bị chết tại trận; được dụ chuẩn cho hậu tặng tuất và chọn cho chỗ làm đàn tế lễ; lại chuẩn cho làm đền, hàng năm đến tế một lần.
Năm Minh Mạng thứ 18 (1837), việc dẹp giặc đã yên, quan tỉnh tâu lên và được chuẩn cho làm Đền ở phía tây thành tỉnh Biên Hòa gọi là đền “ Trận Vong Hướng Sĩ”, hàng năm tế một lần. Khi tế lấy giấy làm bài vị thần linh viết rõ chức hàm họ tên. Gian chính giữa thờ:
-Tặng chức chưởng cơ Lê Văn Nghĩa;
Gian bên tả, chỗ trên thờ :
-Tặng chức chưởng cơ Phan Văn Song.
Chỗ dưới thờ:
-Tặng chức phó quản cơ: Trần Văn Thiều;
Gian bên hữu, chỗ trên thờ:
-Tặng chức vệ úy: Trần Văn Du,
-Tặng chức phó vệ úy: Đặng Văn Quyên;
Chỗ dưới thờ phó quản cơ:
-Nguyễn Văn Lý, Ngô Văn Hóa,
Tất cả 7 người. Hàng dưới là quân lính chết trận. Lễ phẩm bằng bò, lợn, mâm xôi đều một; quân lính hành dưới lại dùng hai mâm xôi đậu, 1 con lợn. là cổ để bày lễ, vàng bạc, tiền giấy, hương nến, trầu rượu đủ cả.”
Theo trên, Ta biết khởi thủy đền Trung Tiết mà Cụ Lựu kể trong BHSLTB có tên :
Trận Vong Hướng Sĩ – 陣忘向士。
Được dựng lên để thờ các tướng sĩ thuộc thành Biên Hòa, chết trong các trận chiến với cuộc khởi loạn của Lê Văn Khôi chiếm thành Phiên An (Gia Định- Sài Gòn) từ ngày 05/07/1833 đến 08/09/1835.
Minh Mệnh năm thứ 14 tháng 5, ngày 18
năm Quý Tị (05/07/1833); vào lúc canh ba Phó vệ- vệ Minh nghĩa Lê Văn Khôi, con
nuôi của Tả Quân Lê Văn Duyệt (nguyên Tổng trấn thành Gia Định, mất năm 1832) ,
đã cùng các thuộc tướng, bộ hạ nổi dậy, chiếm lấy thành Phiên An. Được tin cấp
báo của Phó lãnh binh thành Phiên An là Giã Tiến Chiêm gởi đến, Tuần phủ quan
phòng Biên Hòa là Vũ Hữu Quýnh, cùng Niết ti (án sát) Lê Văn Lễ đã điều ngay biền binh, cùng các cơ Biên Hùng, Biên Hòa,
Biên Uy tất cả là 154 người, do Quản Cơ Biên Hùng Trần Văn Khánh thống lãnh tiến
đến thành Phiên An hộ chiến ! trải hơn hai năm chiến sự, đến tháng 7, ngày 16 năm Ất Mùi (08/09/1835),
quân triều đình đã chiếm lại thành Phiên An…
Năm 1837 Vua Minh Mệnh lệnh cho quan đầu
tỉnh , lập đền Trận Vong Hướng Sĩ , hàng năm cúng tế các tướng- sĩ thành Biên
Hòa, đã bỏ mình trong trận giặc ấy!
Vị trí Đền nằm ở hướng tây thành tỉnh
Biên Hòa ( theo quy định xưa, trước thành là hướng nam và bên trái là hướng
tây).
Theo lời kể của bác Tư (85 tuổi), sống ở ấp Bình Thành từ năm 1947, và là thủ từ Miếu Bình Hòa từ năm 1975 đến nay thì nguyên do: Năm 1952 người Pháp có nhu cầu mở rộng sân bay Biên Hòa, đã cho giải tỏa trắng, đình Tân Phong thì chuyển về sau lưng chợ Phúc Hải, Đền Trung Tiết thì tháo gỡ toàn bộ cột kèo, mái ngói…chuyển đến xây cất lại tại vị trí hiện nay(di chuyển bằng xe bò); góp công sức lớn nhất ngoài dân làng sở tại còn có hai vị hương chức của làng Bình Thành lúc bấy giờ là ông Huỳnh Văn Thọ (ông Hương Cả, nghệ nhân gốm bộng cuối cùng của Biên Hòa ) và ông Lương Văn Lựu (có tên trong bảng ghi công đức).
Sau gần hai tháng thi công , lễ tất được tổ chức rất long trọng đáo lệ hằng năm, dân làng đều tổ chức lễ cúng bái vào hai ngày: 16 và 17 tháng 08 âm lịch. Có vấn đề được nêu ra: vì sao đến nơi mới, đền lại đổi tên là miếu Bình Hòa, có thờ thêm Ngũ Hành nương nương , ngày nay trong bàn thờ không thấy bài vị của các tướng- sĩ?
Theo lời kể của bác Tư (85 tuổi), sống ở ấp Bình Thành từ năm 1947, và là thủ từ Miếu Bình Hòa từ năm 1975 đến nay thì nguyên do: Năm 1952 người Pháp có nhu cầu mở rộng sân bay Biên Hòa, đã cho giải tỏa trắng, đình Tân Phong thì chuyển về sau lưng chợ Phúc Hải, Đền Trung Tiết thì tháo gỡ toàn bộ cột kèo, mái ngói…chuyển đến xây cất lại tại vị trí hiện nay(di chuyển bằng xe bò); góp công sức lớn nhất ngoài dân làng sở tại còn có hai vị hương chức của làng Bình Thành lúc bấy giờ là ông Huỳnh Văn Thọ (ông Hương Cả, nghệ nhân gốm bộng cuối cùng của Biên Hòa ) và ông Lương Văn Lựu (có tên trong bảng ghi công đức).
Sau gần hai tháng thi công , lễ tất được tổ chức rất long trọng đáo lệ hằng năm, dân làng đều tổ chức lễ cúng bái vào hai ngày: 16 và 17 tháng 08 âm lịch. Có vấn đề được nêu ra: vì sao đến nơi mới, đền lại đổi tên là miếu Bình Hòa, có thờ thêm Ngũ Hành nương nương , ngày nay trong bàn thờ không thấy bài vị của các tướng- sĩ?
Có thể đoán định : định chế tế lễ, người
trông coi, ngân quỹ hoạt động của đền, đều do triều đình quản lý, khi Biên Hòa
lọt về tay người Pháp thì các định chế ấy không còn, để duy trì trong thời loạn
ấy, quả là rất khó khăn, có thể vì thế đền đổi thành miểu (?) đến nơi mới thì đổi
tên theo địa phương, phối thờ thêm các vị thần khác, nhằm thỏa mãn cho tín ngưỡng
của dân sở tại (?)...
Trải qua bao thăng trầm, chiến tranh, đói kém... có thời gian phong trào bài trừ mê tín, dị đoan, mang hơi hướng chủ nghĩa phong kiến suy đồi phát động mạnh mẽ…Miểu (đền Trung Tiết) đứng trước nguy cơ bị triệt phá, nhưng nhờ tấm lòng dân làng, ban hộ miếu kiên trì, mềm dẻo, ứng biến…cho nên ngày nay, sau gần 180 năm hiện diện, Đền Trung Tiết của Biên Hòa xưa vẫn tồn tại, làm chứng nhân của lịch sử, chứng kiến bao cuộc thay đổi, bể dâu…(kỳ sau: Miểu Thành Hoàng)
Trải qua bao thăng trầm, chiến tranh, đói kém... có thời gian phong trào bài trừ mê tín, dị đoan, mang hơi hướng chủ nghĩa phong kiến suy đồi phát động mạnh mẽ…Miểu (đền Trung Tiết) đứng trước nguy cơ bị triệt phá, nhưng nhờ tấm lòng dân làng, ban hộ miếu kiên trì, mềm dẻo, ứng biến…cho nên ngày nay, sau gần 180 năm hiện diện, Đền Trung Tiết của Biên Hòa xưa vẫn tồn tại, làm chứng nhân của lịch sử, chứng kiến bao cuộc thay đổi, bể dâu…(kỳ sau: Miểu Thành Hoàng)
Các thời vua đầu triều Nguyễn lập nhiều miếu thờ các tướng- sĩ bỏ mình trong chiến trận :
-Huế có miếu Công thần trung tiết, thờ 114 vị (1810).
-Bình Định có miếu Công Thần ở trước lầu "Bát Giác" (nơi Võ Tánh tuẫn tiết), thờ 260 (1802).
-Phú Yên có miếu Công thần ở hòn đảo Cù Mông, thờ 526 vị (1802).
-Khánh Hòa có miếu Tịnh Trung, thờ 250 vị (1802).
-Gia Định (Sài Gòn) có miếu Hiển Trung, thờ 1.015 vị (1804)
-Cao Bằng có đền Tam Trung, thờ 9 vị (1833).
-Vĩnh Long có miếu Công thần (1836).
-Vĩnh Long có miếu Công thần (1836).
-Biên Hòa có đền Trận Vong Hướng Sĩ, thờ 7 vị (1837)...
Suốt trăm năm dâu bể các di tích trên không rõ mất còn, duy chỉ ở xứ Biên Hòa, di tích đền Trận Vong Hướng Sĩ vẫn còn tồn tại gần 180 năm (3 Hoa giáp, xây dựng 1837 Đinh Dậu đến 2017 Đinh Dậu) có thể cho là di tích cổ được không ? mong là các cổ tích xưa không còn ẨN MÌNH CHỜ TÀN PHAI !
(kỳ sau: Miểu Thành Hoàng)
Tài liệu tham khảo:
1-Biên Hòa Sử Lược Toàn Biên- Tập I, Trấn Biên
Cổ Kính.
2-Khâm Định Đại Nam hội Điển Sự Lệ , Nội Các Triều Nguyễn, quyển 91.
3-Đại
Nam
Thực Lục, Quốc Sử Quán Triều Nguyễn- Tập 4.
4-Minh
Mệnh Chính Yếu, Quốc Sử Quán Triều Nguyễn.
5-Nghiên
cứu địa bạ triều Nguyễn- tỉnh Biên Hòa, Nguyễn Đình Đầu.
Vị trí miếu-22/48 KP II, p Quang Vinh, tp Biên Hòa |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét