Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

ĐÔ ĐỐC TRẦN THƯỢNG XUYÊN (003)

Gia tộc và hậu duệ Đức Ông !
1-Trần Thượng Xuyên:
Theo các tài liệu gần đây, Thượng Đẳng Thần-Trần Thượng Xuyên (chữ Hán: 陳上川, 1655–1720), tự là Thắng Tài (勝才), quê Quảng Đông, phủ Cao Châu, huyện Ngô Xuyên, đô Nam Tam, Giáp  Ngũ, thôn Điền Đầu -Trung Quốc ( bài vị tại chùa Thanh Lương, Bửu Hòa, Biên Hòa). 
Khi Ngài dẫn quân bản bộ vào xứ Bàn Lân vào năm 1679, lúc đó mới 24 tuổi, đã là tổng binh 3 châu của tỉnh Quảng Đông. theo bài vị tại chùa Thanh Lương do hàng con của Ngài lập (Trần Đại Định ...) ( Hiển Khảo hàng nhị húy ...) Ngài sinh vào giờ dậu ngày mồng 03 tháng 11 năm Ất Mùi (1655).



Em Ngài tên Trần Quốc Đỉnh sinh vào giờ thân ngày 25 tháng 3 năm Bính Thân (1656); Vậy anh em Ngài sinh cách nhau hơn 4 tháng (!), có thể đoán họ cùng cha, khác mẹ! 
Trần tướng quân cùng con trai (Trần Đại Định) và cháu nội (Trần Đại Lực) đều được ghi chép trong chính sử, và cả trong Mạc Thị Gia Phả.

2-Trần Đại Định : 
(?-1732) là võ tướng thời chúa Nguyễn Phúc Chú (1697- 1738)
Ông chính là người cho đắp lũy Hoa Phong để bảo vệ Phiên trấn vào năm 1731, và là một trong số ít người đã góp phần đem đất Pream Mesar (Mỹ Tho) và Longhôr (Vĩnh Long) sáp nhập vào Đại Việt.
Sau khi cha mất, Trần Đại Định được tập phong giữ chức tổng binh, tước Định Viễn hầu, chỉ huy cả hai đạo binh Phiên Trấn và Long Môn.

3-Trần Đại Lực:
Mộ Trần Đại Lực ở Hà Tiên

Ông là con của thống binh Trần Đại Định, và là cháu nội của Đô đốc Trần Thượng Xuyên, ông còn được gọi là Trần Hầu hay Trần Cơ (陳機) (? - 1770); là cháu ngoại Mạc Cửu (Hà Tiên) và là võ quan dưới thời chúa Nguyễn Phúc Thuần ( 1754- 1777)
Chưa biết năm sinh và nơi sinh của Trần Hầu, chỉ biết sau khi cha ông bị bắt giam rồi chết oan trong ngục thất ở Quảng nam vào giữa tháng chạp năm 1732, thì ông theo mẹ về sống ở quê ngoại là Hà Tiên, rồi về sau (không rõ năm), được cử làm cai đội...
Sau khi Trần Đại Lực chết vào năm 1770 thì không thấy tư liệu chính thống nào ghi chép về dòng họ của Trần tướng công nữa...
Trong trang Hội Ái Hữu Biên Hòa, bài viết nhân dịp giỗ Trần tướng công năm 2011, tác giả Nguyễn Văn Lợi có cung cấp thông tin về hậu duệ của Đức Ông:
"... ông Trần Đại Tứ, đã lập gia đình với bà Đỗ Thị Vàng, thuộc gia đình họ Đỗ Cao ở Biên Hòa. Sáu anh chị em hậu duệ đời Thứ VII là:
- Bà Trần Xì Dậu
- Ông Trần Xì Sỉn
- Bà Trần Xì Ngảnh (Nghiệp chủ xe đò Bình Dương)
- Ông Trần Xì Nằng (Nghiệp chủ nhà máy xay đá Tân Thành và garage sửa xe hơi ở Cây Chàm)
- Ông Trần Xì Cường (sáng lập viên công ty xe đò Liên Hiệp)
- Ông Trần Xì Dịnh (Nghiệp chủ tiệm xe đạp Đông Hưng- chợ Biên Hòa..."


Nhà Buôn Đông Hưng 1966~ 1968

Nhà Buôn  Đông Hưng 2015

Dòng họ Đỗ Cao là dòng họ cố cựu, tiếng tăm của xứ Biên Hòa:
VÀI NÉT VỀ GIA TỘC ĐỖ CAO:
* Đỗ Cao Trí (tướng quân đội VNCH) là người con thứ tư trong một gia đình khoa bảng, từ ông nội là ông Đỗ Cao Sô, một Đốc Phủ Sứ, đến thân phụ là ông Đỗ Cao Lụa, một thân hào nhân sĩ của tỉnh Biên Hòa, và cũng từng là Chủ Tịch Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia Việt Nam thời Đệ Nhất Công Hòa, với mười hai anh em (mười nam và hai nữ)
* Ông Đỗ Cao Minh, Nha Sĩ, Cựu Dân Biểu thời Đệ Nhất Cộng Hòa, hiện định cư tại Pháp.

* Đỗ Cao Khải, Sĩ Quan Ngành Công Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
* Đỗ Cao Huệ, Bác Sĩ Thú Y .
* Đỗ Cao Thanh, Cựu Thiếu Tá, Phó Tỉnh Trưởng Nội An Biên Hòa, hiện định cư tại California.
* Đỗ Cao Phước, Cựu Đại Úy Trưởng Phòng Tư/Tiểu Khu Biên Hòa, Cựu Nghị Viên Hội Đồng Tỉnh Biên Hòa, hiện định cư tại California.
* Đỗ Cao Thọ, Kỷ Sư Mục Súc, Cựu Đại Úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa định cư tại Hoa Kỳ.
* Đỗ Thị Ánh Tuyết (phu nhân của Tướng Dương Ngọc Lắm)
* Đỗ Cao Nghĩa, Bác Sĩ, hiện định cư tại Pháp.
* Đỗ Cao Luận, từng là Chỉ Huy Trưởng Biệt Kích Người Nhái Thủ Đô Sài Gòn, từng là Thiếu Tá Trưởng Phòng 3 Tiểu Khu Đà Lạt.
*Đỗ Lan Chi, Dược Sĩ, đang định cư tại California.
*Đỗ Cao Thông, Cựu Trung Uý Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, biệt phái làm Trưởng Cuộc Cảnh Sát Xã Hiệp Hòa (Cù lao phố), đang định cư tại Pháp.
*Ông Trần Xì Dịnh (Nghiệp chủ tiệm xe đạp Đông Hưng- chợ Biên Hòa) Căn nhà này nằm ngay ngã ba Lê Thánh Tôn- Lê Văn Lễ (nay là Nguyễn Thị Hiền) thuộc loại nhà cổ của chợ Biên Hòa mình!
.......
Hôm rồi, viếng đình vô tình nhìn thấy tấm bảng có ghi số điện thoại của người họ Trần Thượng (!), lân la hỏi tiền bối thì được thông tin đó là hậu nhân của Đức Ông, họ là đời thứ XII, được biết có nhà giáo Trần Tố Nga (hiện là việt kiều Pháp), là người đứng đơn kiện vụ chất độc màu da cam ra tòa án quốc tế (?)
  
Bà Trần Tố Nga
Bà Trần Tố Nga
Bà Trần Tố Nga

Tiệm bánh Trần Thượng của gia tộc bà Trần Tố Nga


Chuông do hậu duệ Trần Tướng Công tặng Đình Tân Lân năm 2013
Con đường có thời mang tên Ngài!
Cửa biển ngày ấy! 

Cửa biển này, hơn 300 năm trước Ngài đã dẫn quân bản bộ, thâm nhập xứ Bàn Lân xưa!

Xứ Bàn Lân 25 tháng tư ất mùi
Tài liệu trích dẫn:
- Gia Định Thành Thông Chí- Trịnh Hoài Đức
-Trang web Hội ái hữu Biên Hòa
-http://vi.wikipedia.org.
-Đình Tân Lân.
-Đình Gia Thạnh Minh Hương
-Chùa Thanh Lương
-http://tuoitre.vn/chu-de/tran-to-nga/381976.html
http://dongnai.vncgarden.com/chua-o-dhong-nai/vinh-cuu/chua-kim-long

P/S: Ngoài tư liệu bài vị của huynh đệ Trần tướng công được cho là thờ cúng tại chùa của gia tộc (chùa Thanh Lương) hơn 200 năm qua, hiện có một khảo cứu khác phản bác lại luận cứ này; khảo cứu này cho là Trần Tướng Công được thờ chính nơi chùa Thanh Long xưa kia (huyện Vĩnh Cửu) sau do binh hỏa, chùa bị tàn phá...linh vị Ngài mới được gởi tạm về chùa Thanh Lương, cho đến ngày nay !





3 nhận xét:

  1. Con cháu của cụ trần xì nằng hằng vẫn tổ chức lễ hioox tưởng niệm tổ tiên tại một ngôi trên đất biên hoà cũ nay thuộc bình dương

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ô, hay quá, bạn có thể cho xin địa chỉ cụ thể không ạ, cảm ơn thật nhiều!

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa