Thứ Năm, 11 tháng 1, 2018

NAM TIẾN (P01)


ĐÔNG PHỐ THẾ KỶ 17 (*)
`
Nam bộ TK 17
https://www.raremaps.com/gallery/detail/42277/Le_Royaume_de_Siam_Avec_les_Royaumes_qui_luy_sont_Tributaires_et_les_Isles/Mortier.html
Vua Cao Miên (tranh vẽ ở Xiêm- nguồn internet)


(Nguồn tổng hợp)
VUA CAO MIÊN 1600- 1700:
Đế quốc Khmer từng trải dài trên phần lớn lãnh thổ Đông Nam Á từ năm 801 tới năm 1431 là năm quân Ayutthaya (của người Thái) đã chiếm được kinh đô Angkor của Đế quốc Khmer (đã suy thoái), đốt phá nó, đánh dấu sự chấm dứt của giai đoạn Đế quốc Khmer trong lịch sử Campuchia. Năm 1593, Ayutthaya lần nữa đánh bại Campuchia, tàn phá Lovek. Người Thái bắt hàng nghìn thợ thủ công, học giả, nghệ sĩ và tu sĩ Khmer đem về kinh đô Ayutthaya, khiến cho Campuchia suy thoái nghiêm trọng. Từ đó, Campuchia trở thành một chư hầu của Ayutthaya.
I- Từ 1600 đến 1618
Vua Borommaracha VII là cha của vua Chey Chettha II và giám quốc Préa Outey.
II- Từ 1618 đến 1628
Chey Chettha II (1577 -1628) là vua Cao Miên giai đoạn 1618-1628. Tên húy là Ponhea Nhom.
Ponhea Nhom là con trai cả của vua Borommaracha VII. Ông bị giữ làm con tin ở Xiêm La từ 1594 đến 1604. Ông được kế vị ngôi vua Cao Miên sau khi vua cha thoái vị.
Vương quốc của ông thời kỳ đó đang phải chống chọi lại những ảnh hưởng chi phối vương quốc Ayutthaya (Xiêm La). Ayutthaya ngày càng trở nên lớn mạnh do những chiến thắng trước các vương quốc thuộc Miến Điện, Lào, Cao Miên.
Nhằm tìm lại độc lập và khôi phục sức mạnh của vương quốc, nhà vua đã cho bỏ kinh đô cũ Longvek và xây dựng lại kinh đô mới tại Oudong vào năm 1618.
Để khôi phục lại bá quyền của mình, vua Xiêm đã tiến đánh Cao Miên nhưng đều bị chống trả mạnh mẽ, như trận tại tỉnh Kampong Chhnang lãnh đạo bởi chính nhà vua, cách hồ Boeung Kak khoảng 50 km. Và năm tiếp theo tại tỉnh Banteay Meanchey lãnh đạo bởi người em trai của ông là Outey.
Năm 1620, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã thiết lập được mối quan hệ với Chân Lạp. Năm 1623, công ty này đã cho xây dựng 1 trạm tiền đồn bên sông Mê Kông tại Kompong Luong, cảng sông gần Oudong.
Để nhằm cân bằng ảnh hưởng của Xiêm La lên Cao Miên, ông đã liên kết với Chúa Nguyễn ở Đàng Trong Việt Nam bằng việc lấy con chúa Nguyễn Phúc Nguyên vào năm 1620 (gần đây có nhiều nhà nghiên cứu cho đó là công nữ Ngọc Vạn).
Chey Chetta II đã xin chúa viện trợ vũ khí và quân đội để chống lại sự đe dọa của Xiêm La. Chúa Sãi đã cung cấp cho ông này thuyền chiến và quân binh để chống Xiêm La.
Giáo sĩ người Ý tên Christoforo Borri lúc bấy giờ đang ở Đàng trong đã ghi lại trong cuốn hồi ký của mình (xuất bản năm 1631) như sau:



Relation de la nouvelle mission des pères de la Compagnie de Jesus  ...
par Christoforo Borri (Le P., S. J.)- 1631
Chúa Nguyễn luôn luyện tập binh sĩ và gởi quân đội giúp vua
Cao Miên, tức chàng rể chồng của con Chúa (nguyên văn: sua figlia bastarda*). Chúa viện trợ cho vua Cao Miên thuyền bè, binh lính để chống lại vua Xiêm...

Năm 1623, một sứ bộ Đàng Trong được cử tới Oudong, đem theo thư cùng nhiều tặng phẩm để tỏ tình thân hữu và bảo đảm sự ủng hộ của triều đình chúa Nguyễn, Chey Chettha II đã chấp thuận nhượng 1 dinh điền ở Mô Xoài (gần Bà Rịa ngày nay) và chấp thuận cho Chúa Nguyễn lập 2 thương điểm (đồn thu thuế) ở xứ Kas Krobei (Bến Nghé) bên bờ sông Sài Gòn; và xứ Prei Nokor trên bờ kênh Tàu Hủ (nay thuộc khu vực Chợ Lớn) để tiến hành thu thuế.
Việc định cư ở vùng đất mới này là chính là bước khởi đầu cho công cuộc Nam tiến.
Người Quảng Nam cuối TK 16 (nguồn internet)
Người Cao Miên cuối TK 16 (nguồn internet)
Nhà vua qua đời năm 1627. Sau đó người em trai là Outey làm nhiếp chính vương 2 năm (1627-1629). Con trai Chey Chettha II là Chan Ponhéa Sô lên ngôi, sau khi rời tu viện để hoàn tục.
Con cái:
1-Với công chúa Anak Munang Sukriyi .
Hoàng tử: Chan Ponhéa Sô (Ponhea To - Cau Bana Tu). Lên ngôi vua hiệu là Thommo Reachea II. Thừa kế sau 2 năm vua cha mất. Giữ ngôi từ 1629 -1632. Ngoại tình với em gái cùng cha khác mẹ và bị chú giết.
2-Với công chúa Thong (Anak Munang Dhani).
Hoàng tử: Ponhea Nou (Cau Bana Nu). Lên ngôi vua hiệu là Ang Tong Reachea. Giữ ngôi 1632-1640.
Công chúa: Ang Vathi, trước được hứa gả cho Chan Ponhéa Sô (Thommo Reachea II) nhưng sau lại bị gả cho chú ruột là Outey. Ngoại tình với anh cùng cha khác mẹ (Thommo Reachea II) và cả hai bị Giám Quốc Outey giết chết.
3-Với quý tộc người Lào tên Bossa (Anak Munang Puspa).
Hoàng tử: Ponhea Chan. Lên ngôi hiệu là Ramathipadi I. Giết vua Padumaraja I (em họ - con của Outey) và chú là Giám quốc Outey. Giữ ngôi 1642-1658.
4-Với công nữ xứ Đàng Trong.
Công chúa: Neang Nhéa Ksattrey (hoặc Nea Puspavathi Kshatriyi, Anga Nha) sau này cưới Barom Reachea VIII (con trai của chú Outey).
III-Từ 1629 đến 1632
Thommo Reachea II (1602-1632) là vua Cao Miên giai đoạn 1629-1632. Tên húy là Chan Ponhéa Sô hoặc Ponhea To (Cau Bana Tu).
Ponhea là người con trai lớn nhất của vua Chey Chettha II và mẹ công chúa Anak Munang Sukriyi. Là người sùng đạo, ông đã trở thành thầy tu nhà Phật năm 1623. Sau khi vua cha mất năm 1627, người chú ruột Prea Outey trở thành giám quốc và nhiếp chính triều đình Cao Miên.
Ponhea rời tu viện năm 1629, và lên ngôi, ông xưng là Thommo Reachea II hay Sri Dharmaraja II. Vị vua mới này không quan tâm đến công việc của đất nước, những nỗ lực giành lại lãnh thổ đã mất về tay người Xiêm đã thất bại. Người chú Prea Outey tiếp tục nắm thực quyền điều hành đất nước.
Trước đây, lúc vua cha Chey Chettha II còn sống đã định cưới công chúa Ang Vodey (Angavathi Nha) cho hoàng tử Chan Ponhéa Sô. Nhưng chẳng may, khi nhà vua vừa mất thì chú ruột Préa Outey lại cưới nàng Công chúa này trong khi Hoàng tử còn đang ở trong tu viện.
Sau khi rời tu viện, Chan Ponhéa Sô lên ngôi và tình cờ nhà vua trẻ gặp lại nàng Ang Vodey xinh đẹp. Sau đó, cả hai đã mượn cớ đi săn bắn để gặp gỡ, nhưng không ngờ Prea Outey biết được liền đuổi theo và giết chết cả hai vào năm 1632.
Nhiếp chính Outey sau đó lại lập em của Sô lên làm vua, hiệu là Ang Tong Reachea.
IV- Từ 1632 đến 1640.
Ang Tong Reachea (1602-1640) là vua Chân Lạp giai đoạn 1632-1640. Tên húy là Ponhea Nou. Ponhea Nou là người con trai thứ hai của vua Chey Chettha II. Lên ngôi sau khi vua anh Thommo Reachea II bị giết bởi người chú là nhiếp chính vương Prea Outey.
Trong thời gian trị vì, vua Ang Tong Reachea tiếp tục quan hệ bình thường với người Hà Lan.
Ông chết một cách bất ngờ một cách bí ấn vào tháng 6 năm 1640.
Sau cái chết của vua Ang Tong Reachea, người chú Prea Outey đã đưa con trai là Ang Non của mình lên ngôi vua, hiệu là Padumaraja I.
VI- Từ 1640- 1642.
Padumaraja I (1615-1642) là vua Cao Miên giai đoạn 1640-1642. Tên húy là Ang Non, hiệu khác là Batom Reachea IV.
Ang Non là người con trai cả của giám quốc Prea Outey (Prea Outey là em trai vua Chey Chettha II). Lên ngôi sau cái chết đột ngột của vua Ang Tong Reachea (anh họ của Ang Non và con của vua bác là Chey Chettha II).
Thời gian trị vì ngắn ngủi đã kết thúc khi vị vua trẻ và cha là Prea Outey trở về Oudong sau cuộc đi săn; Ponhea Chan- Nặc Ông Chân, là người con trai thứ ba của vua Chey Chettha II, với sự hỗ trợ của người Chăm và Mã Lai đã phục kích giết chết 2 cha con nhà vua.
VII- Từ 1642 đến 1658.
Ramathipadi I (1614-1659) là vua Cao Miên giai đoạn 1642-1658. Tên húy là Ponhea Chan (Cau Bana Cand). Phiên âm tiếng việt là Nặc Ông Chân. Tên gọi theo Hồi giáo là « Ibrahim ». Ông có lẽ là vị vua theo đạo Hồi duy nhất cho tới nay ở Campuchia.
Ponhea Chan là người con trai thứ ba của vua Chey Chettha II.
Thuở nhỏ, Ponhea Chan đã đi tu ở tu viện Preah Put Leay Leak thuộc tỉnh Kampong Chhnang ngày nay. Năm 18 tuổi, ông rời tu viện và lãnh đạo quân đội, sau đó còn đi dẹp một cuộc khởi nghĩa ở tỉnh Kampong Speu.
Khi người anh trai Ang Tong Reachea đột ngột qua đời, thay vì ngôi vua theo thứ tự sẽ thuộc về mình thì người chú Prea Outey đã cho con trai Ang Non (Padumaraja I) lên ngôi vua.
Ponhea Chan đã rời hoàng cung và ẩn náu ở khu vực Đông Nam Chân Lạp nơi nhiều người Chăm và Mã Lai đạo Hồi sinh sống.
Năm 1642, vua Padumaraja I và Prea Outey đã bị ám sát bởi Ponhea Chan. Có thể Chan đã được những người Chăm và Chà Và (Chvea, Mã Lai) theo đạo Hồi hỗ trợ. Sau đó Ponhea Chan lên ngôi, hiệu là Ramathipadi I.
Sau đó Ông tàn sát nhà Prea Outey. Gia tộc Outey còn hai người thoát khỏi tay Ponhea Chan là Ang Sur và Ang Tan.
Nhà vua sau đó đã cưới một công chúa người Mã Lai theo đạo Hồi làm hoàng hậu, bỏ quốc giáo (Phật giáo Tiểu thừa) để cải sang đạo của vợ, lấy luôn vương hiệu theo Hồi giáo là Ibrahim.
Điều này cùng với việc cho người Mã Lai và người Chăm được nhiều ưu đãi, đã gây bất bình trong giới hoàng tộc và dân chúng Cao miên vốn hầu như hoàn toàn theo đạo Phật.
Trước đây, vua cha là Chey Chettha II đã hợp tác với Hàn Lan để mở rộng buôn bán. Ngay sau khi lên ngôi, Ibrahim đã gửi thư tới công ty Đông Ấn Hà Lan để giao hảo.
Tuy nhiên sau đó, để hậu thuẫn những thương nhân theo đạo Hồi và người Bồ Đào Nha, năm 1643, ông đã tàn sát những thương nhân (đạo Tin Lành) người Hà Lan. Hai bên xảy ra xung đột các năm sau đó.
Giới tăng lữ Phật giáo và những người dân Cao Miên lúc bấy giờ chủ yếu theo đạo Phật, đã giận dữ và căm ghét nhà vua bởi họ bị phân biệt đối xử, đạo Phật đã bị đạo Hồi thay thế làm quốc giáo. Ông bị người dân trong nước nguyền rủa là tên vua vô đạo.
Năm 1658, hai người sống sót của nhà Preah Outey là Ang Sur và Ang Tan dấy binh chống lại Ibrahim nhưng thất bại, đã cầu cứu Chúa đàng trong lúc bấy giờ là Nguyễn Phúc Tần.
Chúa Nguyễn sai Phó tướng Trấn Biên- Phú Yên là Tôn Thất Yến, Cai đội là Xuân Thắng, Tham mưu là Minh Lộc (2 người đều không rõ họ) đem 3.000 quân đến thành Hưng Phước (nay thuộc Bà Rịa).(**)
Quân Chúa Nguyễn và Cao Miên do Ang Sur, Ang Tan lãnh đạo sau đó tiến đánh và bắt được Nặc Ông Chân (Ibrahim), áp giải về dinh Quảng Bình nơi Chúa Nguyễn đang hành tại. Năm sau được Chúa Nguyễn phóng thích và Ông Chân đã chết trên đường về Cao Miên.
Ang Sur giành được ngôi vua, lấy hiệu là Barom Reachea VIII, đổi lại ông thần phục Đàng Trong và thực hiện triều cống định kỳ.
VIII- Từ 1658 đến 1672.
Barom Reachea VIII (1628- tháng 12 năm 1672) là vua Chân Lạp giai đoạn 1658-1672. Tên húy là Ang Sur. Tên vương triều là Paramaraja VIII.
Ang Sur là con của giám quốc Prea Outey, em họ của vị vua tiền nhiệm Ponhea Chan. Ông đã thoát được cuộc tàn sát của vua Ponhea Chan nhằm vào gia đình ông. Năm 1660, Barom Reachea VII đã đàn áp cuộc nổi loạn của người đạo hồi gốc Chăm và Mã Lai, những người từng đã được hưởng nhiều ưu đãi ở triều vua trước. Những người đứng đầu cuộc nổi loạn này đã chạy tị nạn sang Xiêm La.
Tháng 12 năm 1672, vua Batom Reachea VIII bị một người vừa là rể vừa là cháu, con trai của Nặc Ông Chân giết chết.
Em trai ông là Ang Tan (Nặc Ông Tân) chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn.
Con cái:
1/Con trai Ang Chea (Nặc Ông Đài), sau này trở thành vua, hiệu là Keo Fa II.
2/Con trai Ang Saur (Nặc Thu), sau này trở thành vua, hiệu là Chey Chettha IV.
3/Con gái Ang Sri Dhita Kshatriyi, gả cho con trai của người vua anh Ang Non, sau người rể này lại giết chính Ang Sur để lên làm vua Chey Chettha III.
IX- Từ 1672 đến 1673.
Chey Chettha III (1639-1673) là vua Chân Lạp giai đoạn tháng 10 năm 1672- tháng 5 năm 1673. Tên vương triều là Padumaraja II.
Chey Chettha III là con trai của vua Ang Non (Padumaraja I), là cháu nội giám quốc Outey. Ông là cháu họ và đồng thời là con rể của vị vua tiền nhiệm Barom Reachea VIII (Ang Sur) khi cưới con gái nhà vua là công chúa Ang Sri Dhita Kshatriyi năm 1671.
Tháng 12 năm tiếp sau đó (1672), Chey Chetta III giết bố vợ, vua Barom Reachea VIII. Sau đó, Chey Chetta III ép công chúa Dav Kshatriyi (con của vua Ramathipadi I) thành vợ mình, Dav Kshatriyi lúc đó đã là vợ của người chú ruột là Ang Tan.
Ang Tan (Nặc Ông Tân) chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn.
Nhưng ngay sau đó tháng 5 năm 1973, Chey Chetta III cũng bị giết trên giường ngủ bởi người Mã Lai thuộc phe của Nặc Ông Chân Ramathipadi I.
Ang Chea (Nặc Ông Đài), con trai đầu của vua Barom Reachea VIII lên ngôi sau đó.
X- Từ 1673 đến 1674
Keo Fa II (Ang Chea, tiếng Việt: Nặc Ông Đài 1652-1677) là vua Chân Lạp giai đoạn ngắn ngủi từ 1673 đến 1674.
Ang Chea (Nặc Ông Đài) là người con trai cả của vua Barom Reachea VIII (Ang Sur). Kế vị sau cái chết của người anh họ đồng thời là vua tiền nhiệm Chey Chettha III.
Trước đó, vua cha của Ang Chea bị con rể là Chey Chettha III ám sát. Chey Chettha III còn cướp cả công chúa Dav Ksatri, người vợ của chú Ang Tan.
Ang Tan và cháu là Ang Nan chạy sang cầu viện chúa Nguyễn. Chey Chettha III thì bị thuộc hạ người Hồi giáo của vua trước là Nặc Ông Chân (Ramathipadi I) ám sát.
Ang Chea (Nặc Ông Đài) lên ngôi ở quê nhà Chân Lạp. Khi quyền lực nắm trong tay, Ang Chea đã cho xử tử tất cả những người tham gia vào cuộc ám sát cha ông. Ang Chea cũng giết luôn Dav Ksatri, vợ của người chú ruột Ang Tan.
Ang Tan và cháu là Ang Nan (sau này là phó vương Nặc Ông Nộn, con Ang Em) cầu viện chúa Nguyễn để đánh lại Ang Chea.
Năm 1674, Nặc Ông Đài đã đi cầu viện Ayutthaya (Xiêm La) để đánh Ang Nan (Nặc ông Nộn), và chiếm được thành Sài Gòn. Ang Nan (Nặc Ông Nộn) bỏ chạy sang cầu cứu ở dinh Thái Khang (nay là Khánh Hòa). Đồng thời, Ông Đài cho đắp thành lũy ở địa đầu Mỗi Xuy; làm cầu phao và xích sắt, đắp thành Nam Vang; nhờ Xiêm La cứu viện để chống lại chúa Nguyễn.
Chúa Hiền bèn sai Cai cơ đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm cùng với Nguyễn Đình Phái làm tham mưu đem binh chia ra hai đạo sang đánh Nặc ông Đài.
Tháng 3 năm 1674, quân tiên phong của Nguyễn Diên đến trước đánh úp lũy Mỗi Xuy, rồi chiếm được lũy, mấy ngày sau quân Cao Miên các nơi họp lại vây đánh rất dữ, nhưng Nguyễn Diên đóng giữ cửa Lũy mà không ra đánh.
Khi đại binh của Nguyễn Dương Lâm ập đến, Diên bèn cùng hợp sức ra đánh, quân Cao Miên tan vỡ, bị chết và thương rất nhiều. Sau đó, đại binh tiến đến Sài Côn.
Tháng 4 năm 1674, phá được 3 lũy: Sài Côn, Gò Vách và rồi tiến quân lên vây thành Nam Vang. Nặc Ông Đài phải bỏ thành chạy vào rừng, bị thuộc hạ giết chết.
Sau cái chết của Ang Chea, Nặc Ông Thu (Ang Sor là anh em trai của Ang Chea, sau lên làm vua Chey Chettha IV) ra hàng. Nặc ông Thu là chính dòng con trưởng cho nên lại lập làm chính quốc vương đóng ở Longvek (thành Vũng Luông) (?), để Nặc Ông Nộn (Ang Nan) làm đệ nhị quốc vương (dưới sự bảo trợ của Chúa Nguyễn), đóng ở thành Sài Gòn, hằng năm phải triều cống cho chính quyền Đàng Trong.
Ang Chea- vua Keo Fa II có một người con trai tên Ang Yong, sau này làm vua, xưng là Outey I.
XI- Từ 1675 đến 1695.
Chey Chettha IV tên húy là Ang Sor hoặc Ang Saur. Tiếng Việt gọi là Nặc Ông Thu 1656-1725, là chính vương của Chân Lạp, nắm ngôi vua 4 giai đoạn:
*1675 - 1695
*1696 - 1699
*1701 - 1702
*1703 - 1706
Ang Sor (Nặc Ông Thu), hiệu là Chey Chettha IV, là con trai của Barom Reachea VIII. Ang Sor lên ngôi lúc 19 tuổi.
1/ Giai đoạn 1675 – 1695
Sau cái chết của anh trai Ang Chea, Nặc Ông Thu ra hàng. Nặc Ông Thu là chính dòng con trưởng cho nên được cho lập làm chính quốc vương đóng ở Longvek, để Nặc Ông Nộn (Ang Nan) làm đệ nhị quốc vương (dưới sự bảo trợ của Chúa Nguyễn), đóng ở thành Sài Côn, hằng năm phải triều cống chính quyền Đàng Trong.
Chính vương Nặc Ông Thu sau đó thỉnh cầu sự trợ giúp của triều Narai của vương quốc Ayutthaya (Xiêm La) để đánh phó vương Nặc Nộn nhằm giành quyền cai trị. Vua Narai đã cho cả thủy binh và bộ binh cùng với quân của Nặc Ông Thu tiến đánh phó vương Ang Nan (Nặc Ông Nộn) năm 1679. Ang Nan lại nhờ sự giúp đỡ của chúa Nguyễn.
Năm Mậu Thìn (1688), Dương Ngạn Địch bị phó tướng Hoàng Tiến giết chết ở cửa biển Mỹ Tho. Hoàng Tiến chiếm cứ vùng hiểm yếu, đóng thuyền chiến, đúc thêm súng lớn, không cho thương nhân qua lại, quấy nhiễu cướp bóc người Cao Miên.
Năm 1695, sau khi ổn định và cải cách triều đình, Nặc Ông Thu thoái vị để truyền ngôi cho cháu là Outey I (Ang Yong), con của vua anh đã mất là Keo Fa II (Ang Chea - Nặc Ông Đài).
XII- Từ 1695 đến 1696.
Outey I (1672-1696) là vua Chân Lạp giai đoạn ngắn ngủi từ 1695 đến 1696. Tên húy là Ang Yong. Hiệu là "Udayaraja II" và "Narai Ramathipadi II".
Outey I là con trai của vua Keo Fa II (Ang Chea, Nặc Ông Đài). Outey I trở thành vua ở tuổi 23.
Năm 1672, Chey Chettha III giết bố vợ là vua Barom Reachea VIII để giành ngôi. Chân Lạp sau đó chìm trong nội loạn do các hoàng tử tranh giành ngôi.
Tháng 4 năm 1674, Nặc Ông Đài phải bỏ thành chạy vào rừng, bị thuộc hạ giết chết.
Sau cái chết của Ang Chea, Nặc Ông Thu (Ang Sor là anh em trai của Ang Chea) lên làm vua, hiệu là Chey Chettha IV.
Năm 1695, sau khi ổn định và cải cách triều đình, Nặc Ông Thu thoái vị để truyền ngôi cho cháu là Outey I (Ang Yong), con của vua anh đã mất là Keo Fa II (Ang Chea - Nặc Ông Đài).
Năm 1696, Outey I mất, Nặc Ông Thu lại lên làm vua một lần nữa.
XIII- Từ 1696 đến 1699.
Sau khi Outey I mất, Nặc Ông Thu lại lên làm vua một lần nữa.
Năm 1699, Ông Thu lại đem quân tiến công Đại Việt.

Sách Đại Nam thực lục chép:
Kỷ mão (1699) mùa thu, tháng 7, Nặc Thu nước Chân Lạp làm phản, đắp các lũy Bích Đôi, Nam Vang và Cầu Nam, cướp bóc dân buôn. Tướng Long Môn là Trần Thượng Xuyên đóng giữ Doanh Châu (nay thuộc Vĩnh Long) đem việc báo lên.
Mùa đông, tháng 10, lại sai Nguyễn Hữu Kính làm Thống suất, Cai bạ Phạm Cảm Long làm Tham mưu, Lưu thủ Trấn Biên là Nguyễn Hữu Khánh làm tiên phong, lãnh quân hai dinh Bình Khang, Trấn Biên, và thuộc binh 7 thuyền dinh Quảng Nam, cùng với tướng sĩ Long Môn đi đánh(***).
Canh thìn (1700) tháng 2, Nguyễn Hữu Kính đem quân các đạo tiến vào nước Chân Lạp, đóng ở Ngư Khê, sai người dò xét thực hư, chia đường tiến quân.
Tháng 3, Thống binh Trần Thượng Xuyên cùng quân giặc đánh liên tiếp nhiều trận đều được. Khi quân ta đến lũy Bích Đôi và Nam Vang, Nặc Thu đem quân đón đánh. Nguyễn Hữu Kính mặc nhung phục đứng trên đầu thuyền, vung gươm vẫy cờ, đốc các quân đánh gấp, tiếng súng vang như sấm. Nặc Thu cả sợ, bỏ thành chạy. Nặc Yêm (con vua thứ hai Nặc Ong Nộn) ra hàng (****), Hữu Kính vào thành, yên vỗ dân chúng...
Mùa hè, tháng 4, Nặc Thu đến cửa quân đầu hàng, xin nộp cống. Nguyễn Hữu Kính báo tin thắng trận rồi lùi quân đóng đồn ở Lao Đôi, kinh lý việc biên giới.
(kết thúc thế kỷ 17)

Nguồn tổng hợp

La- Bích (nguồn internet)

Cambodia (nguồn internet)

Chăm-Việt-Hoa
.
Người công giáo Nhựt Bổn ở Đông Nam Á TK 17 (nguồn internet)
Nam Bộ xưa (nguồn internet)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét