Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

CỬU LONG GIANG- NAM BỘ (P1)

Thương nhân ky tô hữu Nhật bản ở Đông nam á tk 17 (nguồn internet)

TRƯỚC KHI CÓ TÊN TIỀN GIANG, CON SÔNG NÀY ĐƯỢC CÁC NHÀ HÀNG HẢI GỌI TÊN: SÔNG NHỰT BỔN
Sông Nhựt Bổn (1) trong bản đồ xb tại Hà Lan năm 1662 (nguồn internet)

I-                  ĐỊA DANH NHẬT BẢN (NHỰT BỔN-日本) TRONG THƯ TỊCH XƯA.
1-Tài liệu trong nước
Trong tác phẩm Gia Định Thành Thông Chí (chép vào khoảng đầu thế kỷ 19) củaTrịnh Hoài Đức; mục Sơn Xuyên Chí- Trấn Định Tường, kể về các giồng đất ở địa phương này ta thấy có nhắc địa danh Nhật Bản:
“Giồng Nhật Bản, giồng Tổng Đỗ, giồng Dung (Dong).

- Ở cồn Nhật Bản trồng bông vải, khoai lang, khoai nước. Nhà cửa ẩn hiện trong bóng tre trúc cổ thụ um tùm”.
[1]
Mục Đại Hải Môn (cửa Đại):
“...phía tây cảng có cồn Nhật Bản, trên cồn có trạm đồn trú, trước mặt cồn nỗi cát ngầm, tục gọi là cồn Tàu..."[2]
Về địa danh "giồng Nhật Bản" trong Gia Định Thành Thông Chí, quan Trịnh Hoài Đức không có chú giải gì thêm, xem trong các tài liệu chính thống của triều Nguyễn về vùng đất này thì cũng không hề thấy cắt nghĩa về nguồn gốc của địa danh đó!
Tham khảo các thư tịch cổ của Việt Nam, chúng tôi thấy kể tàu buôn Nhật Bản có đến hoạt động tại nam bộ vào thời kỳ này (thế kỷ 17):
" Bọn Ngạn Địch đến cửa khuyết tạ ơn để đi. Binh thuyền của Ngạn Địch và Hoàng Tiến vào cửa Lôi Lạp, đến đóng ở Mỹ Tho. Họ vỡ đất hoang, dựng phố xá, thuyền buôn của người Thanh và các nước Tây Dương, Nhật Bản, Chà Và đi lại tấp nập, do đó mà phong hóa Hán thấm dần vào đất Đông Phố”.
[3]
Trong Đại nam Nhất Thống Chí cũng thấy ghi chép:
"Giồng Nhật Bản: ở cách huyện Kiến hòa 65 dặm về phía đông.
Tấn cửa Đại: ở cách huyện Kiến hòa 58 dặm về phía đông, cửa tấn rộng chừng 7 dặm, thủy triều lên sâu 27 thước, thủy triều xuống sâu 22 thước, bùn sâu lầy lội, lòng rạch nhỏ hẹp quanh co, ít khi có thuyền bè ra vào. Bãi Nhật Bản ở phía tây lạch, trên bãi có lập bảo bằng đất, gọi là đồn Thừa Đức, chu vi 86 trượng, cao 5 thước, mở 2 cửa. Năm Minh Mệnh thứ 15 đắp, năm Tự Đức thứ 1 sửa lại." [4]

Trong địa bạ Minh Mạng năm 1836, tỉnh Định Tường, huyện Kiến Hòa, tổng Hòa Thanh ghi 2 thôn:
1/ Thôn Minh Đức ở xứ Nhựt Bổn.
- Đông giáp bờ biển.
- Tây giáp địa phận thôn Thọ Phú.
- Nam giáp địa phận thôn Thới Thuận.
- Bắc giáp bờ biển.
- Dân cư thổ 1.0.0.0
- Đồn  Minh Đức và thủ sở Đại Hải Khẩu 1.0.0.0
- Đất đền thờ thần 1.2.0.0
- Rừng chằm 4 khoảnh.

2/ Thôn Thọ Phú ở xứ Nhựt Bổn.
- Đông giáp địa phận thôn Minh Đức.
- Tây giáp bờ biển.
- Nam giáp địa phận thôn Thới Thuận.
- Bắc giáp bờ biển.
- Dân cư thổ 3.1.0.0
- Rừng chằm 4 khoảnh” [sic].[5]

Trong sách Nam Kỳ lục tỉnh của Duy Minh Thị soạn năm 1872, mục tỉnh Định Tường chép:
 “Cửa Đại cách hướng nam tỉnh lỵ 87 dặm, bề ngang 1.487 trượng nước lớn lên 1 trượng 9 thước, nước ròng xuống 1 trượng 1 thước. Lòng cảng cạn hẹp, hướng tây là cù lao Nhựt Bổn, trên cù lao có đồn thủ ngự đóng, trước có cồn cát nổi tục danh là cồn Tàu. Hướng đông cù lao lớn gọi là cù lao biển nhỏ (Tiểu Hải Châu)”[sic].[6]

Có lẽ thư tịch nước ta chép về địa danh này sớm nhất là vào năm 1806:
“Từ cửa sông lớn Mỹ Tho đi xuống hạ lưu...dọc sông đều có ruộng vườn, đến ngã ba sông, tục gọi là ngã ba cửa Đại, nhánh hướng nam đi 13.020 tầm đến cửa Đại, cửa rộng 1.604 tầm, nước sâu 5 tầm 1 thước, đằng trước có hòn đảo, tục gọi là cù lao Nhật Bản, trên đó có dân cư ước chừng 100 nhà, ở đó có đồn phân thủ để canh chừng giặc biển”[sic].
[7]
2-Tài liệu nước ngoài
Trong một số bản đồ cổ thế kỷ 17, họa vùng hạ lưu sông Mecon (Mê Kông) chúng tôi thấy các tác giả chú thích một địa danh: R.Japanse, R. Japonoise, Japanese River và R.Iapante... so sánh với bản đồ hiện tại, đó chính là sông Tiền.[8]
Vào nữa cuối thế kỷ 19, Léopold Augustin Charles Pallu de la Barrière, một sĩ quan trong đạo quân viễn chinh đánh chiếm thành Gia Định năm 1859, trong quyển hồi ký của ông có mô tả khu vực này: 
  “Các nhà viết sử người Hòa Lan chép rằng sông Mê Kông đổ ra biển bằng 3 cửa: cửa Umbequamme, danh xưng này theo tiếng Pháp có nghĩa là “bất tiện” Incommode, cửa Nhật Bản  và cửa Saĩgon. Chiến tranh Nam Kỳ giúp thêm cho việc nghiên cứu địa lý thủy học của sông Mê Kông; hiện nay người ta biết rằng sông Mê Kông có 7 nhánh chính. Umbéquamme là cửa đổ ra biển của một nhánh sông tách ra từ sông chánh gần Châu Đốc, sông Nhật Bản gồm hai nhánh bắc và nam …” [sic].
[9]

ĐỊA DANH CÓ HẬU TỐ NHẬT BẢN
1/Nhánh sông Mê Kông đổ ra cửa Tiểu và cửa Đại
Lần theo các tấm bản đồ châu âu và các thư tịch xưa, chúng tôi thấy có một tài liệu tên “Maritime geography and statistics …” của James Hingston Tuckey (1776-1816) là một nhà thám hiểm người Anh. Trong trước tác của ông tập 3, xuất bản năm 1815, chương Empire Cochin- China có nhắc đến con sông này:
“The second branch of the river is called the Japanese Branch from its having been formerly frequented by Japanese junks" [sic].[10]
Tạm dịch: Chi nhánh thứ hai của con sông được gọi là nhánh Nhật Bản vì nó đã từng được thuyền của nước Nhật lui tới.

Ghi chép trong “Đại Hòa Điền Trọng Thanh Nhật Ký” được Vũ Đoàn Liên Khê trích dẫn trong kỷ yếu hội thảo quốc tế Nhật Bản và các nước tiểu vùng sông Mekong- mối quan hệ lịch sử:

Đến thời Edo, thương nhân Karaya Morisukejiro đến Camphuchia đã cho neo thuyền rộng 37m, dài 500m ngay cửa sông trong suốt 60 ngày, thuyền của Karaya được cho là đã vào từ sông Mê kông để đến Phnom Penh.
Giữa cuối thế kỷ XVI là thời kỳ giao thương giữa Nhật Bản và Campuchia phát triển rực rở nhất. Năm 1569, thuyền Campuchia đã cập bến các cảng ven Kyushu, đến năm 1579, Shimazu và Ootomo đã thực hiện chuyến đi khứ hồi giữa Nhật Bản và Campuchia. Tháng 7 năm 1593, các sứ thuyền của Campuchia đã cập bến chính thức Hizen (Nagasaki). [sic][11]

 Như vậy, có một thời gian con sông Tiền ngày nay, đã được người châu âu định danh: sông Nhật Bản, vì từ cuối thế kỷ 16 trên sông có hoạt động thường xuyên lui tới của thương thuyền người Nhật.
Điều này cũng đã được nhà nghiên cứu Li Tana thống kê trong sách Xứ Đàng Trong- Lịch sử kinh tế- và xã hội Việt Nam thế kỷ 17- 18. Theo số liệu của bảng 1: Số thuyền châu ấn của Nhật tới các nước Đông Nam Á (1604- 1635):[12]
Năm

AnNam
Tong king
Thuận Hóa
Cajian
Cochinchina
Champa
Cambodia
Siam
Luzon
1604
4
3
1
1

1
5
4
4
1605
3
2



1
5

4
1606
2
1



1
3
4
3
1607
1




1
4
4
4
1608
1




1
1
1

1609

1


1

1
6
3
1610
1



3

1
3
2
1611
2



3


1
2
1612

1


3


2
1
1613

1


6

1
3
1
1614

1


7

2
3
4
1615




5

1
5
5
1616

1


4



1
1617

2


5


1
1
1618

3


7

2
1
3
1619

3


1



1
1620




5

1

2
1621

1


2

1

4
1622




1


2
2
1623

2


2
1
2
3
1
1624

2


2


1
2
1625

1




1
2

1626







1

1627




1

1
2

1628

2


2

2
3

1629




1

1
1

1630







1
2
1631

1


1

1
1

1632

2


3

4

2
1633

3


2

1
1

1634

3


2

2


1635




1

1


Total
14
36
1
1
70
5
44
56
53


Xem số liệu của Li Tana, chúng ta thấy những năm đầu thế kỷ 17 cụ thể là từ 1604 đến 1608, hoạt động của thương thuyền Nhật Bản đến Cambodia (theo tuyến hạ lưu sông Mê Kông) số lượng nhiều hơn các nước trong khu vực Đông nam á.
Thương nhân ky tô hữu Nhật bản ở Đông nam á tk 17 (nguồn internet)
Tổng cộng trong 31 năm (1604- 1635) số thuyền châu ấn Nhật đến Cambodia, được Li Tana thống kê là 44 chiếc, số lượng có thể nhiều hơn vì đó là số thuyền có phép của chính quyền Tokugawa, cũng có thể còn có nhiều thuyền không có phép, vẫn hoạt động mua bán trong thời gian này.
Chiến binh samurai (nguồn internet)



2/ Vùng đất hạ lưu sông Mê Kông (cửa Đại)
Sông Tiền vào thế kỷ 17 được người nước ngoài định danh là sông Nhật Bản, và được ghi chú trong nhiều bản đồ xuất bản ở châu âu từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 19; vì lúc bấy giờ thương thuyền của Nhật hoạt động dọc ngang trên hạ lưu sông Mê Kông; vậy các địa danh mà thư tịch xưa ghi chép: xứ, cồn, giồng… mang hậu tố “Nhật Bản” tại vùng đất hạ lưu sông Mê Kông, nằm bên hữu ngạn cửa Đại, ắt có liên quan đến người Nhật Bản hiện diện ở vùng đất này! (còn tiếp)
Trích: Xứ Nhựt Bổn ở Nam Bộ xưa! (Nguyên-Phong Lê Ngọc Quốc)



[1] Trịnh Hoài Đức- Lý Việt Dũng dịch và chú giải (2005), Gia Định thành thông chí, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, trg 54.
[2] Trịnh Hoài Đức- Lý Việt Dũng dịch và chú giải (2005), Gia Định thành thông chí, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, trg 57.

[3] Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục,  Nxb Giáo Dục, tập I, trg 91.
[4] Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, Nxb Thuận Hóa, tập 5, tỉnh Định Tường, trg 109-127.
[5] Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn, tỉnh Định Tường, Nxb Tổng Hợp Tp Hồ Chí Minh, trg 238- 242.


[6] Duy Minh Thị (1872), Thượng Tân Thị dịch theo bản Hán văn, Hồ Biểu Chánh tiểu dẫn (1944), Nam Kỳ lục tỉnh,  Đại Việt Tạp Chí ấn tống, trg 58-59.

[7] Lê Quang Định- Phan Đăng dịch và chú giải  và giới thiệu (2005), Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, Nxb Thuận hóa- Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, trg 315~316.
[9] Léopold Augustin Charles Pallu de la Barrière- Dịch và bình Hoàng Phong (2008), Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ năm 1861, Nxb Phương Đông,  trg 35~36.


[10] James Hingston (1815), Maritime geography and statistics …by Tuckey, Topics Ocean, Commercial geography, Commerce, Shipping Publisher London, Black, Parry & Co.sVol 3. p. 239
[11] Vũ Đoàn Liên Khê (2011), Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Nhật Bản và các nước tiểu vùng sông Mekong- mối quan hệ lịch sử”.
Bài viết: Thương mại cảng Nagasaky và các nước tiểu vùng sông Mekong thế kỷ XVI-XVII-, công ty CP dịch vụ  xuất bản giáo dục Gia Định, trg 125.

[12] Li Tana- Nguyễn Nghị dịch (2013),  Xứ Đàng Trong- Lịch sử kinh tế- và xã hội Việt Nam thế kỷ 17- 18, Nxb Trẻ năm, trg 101- 102.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét