Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

NHẬT KÝ PHÁP ĐÁNH THÀNH CỔ BIÊN HÒA- tháng 12 năm 1861 (P1)

Ngày 27/11/1861 Bonard đến sài Gòn !
Ngày 30/11/1861 Tổng tư lệnh Cochinchine lúc bấy giờ, Đô đốc Léonard Victor Joseph Charner chuyển giao quyền chỉ huy cho ông; vừa nhận chức ông tuyên bố:
“Chúng ta sẽ tấn công Biên Hòa, và nếu cần, chúng ta sẽ đánh chiếm Huế “.

*Tiểu sử Chuẩn Đô Đốc Bonard.
Louis Adolphe Bonnard, sinh ra ở Cherbourg ngày 27 tháng 3 năm 1805;
sinh viên tại Trường Đại học Bách khoa, ông vào Hải quân vào năm 1826; gắn lon Thiếu úy ngày 19 tháng 10 năm 1830, Thượng úy ngày 01 tháng 1 năm 1835,
Tư lệnh Hải quân ngày 06 tháng 9 năm 1842; thuyền trưởng chiến hạm ngày 02 Tháng 7 năm 1847, Chuẩn Đô đốc ngày 07 Tháng Sáu năm 1855, Tư lệnh các Quân Đoàn Lê dương ngày 9 tháng 12 1854. Ông có hơn ba mươi lăm năm phục vụ trên các chiến trường, trong đó có 27 năm ở biển. Đây là một 'Sói biển" tuyệt vời, một người đàn ông của hành động.
Soái Hạm Ondine của Đô Đốc Bonard trên sông Đồng Nai đoạn gần cầu Gành

-Đường bộ nối Gia Định với Biên Hòa là đường thiên lý xuất phát từ bến Bình Đồng xưa (quán Đồng Cháy) nay thuộc địa phận gần bến phà Bình Quới Đông (Thủ Đức).
Trên tuyến đường bộ này có hai đồn binh An- nam nằm án ngữ : Gò Công- Trau Trảu (nay thuộc quận 9- Sài Gòn) và đồn Mỹ Hòa (khu vực gần nghĩa trang QĐ Biên Hòa).
Tuyến đường sông, xuất phát từ Bến Nghé qua Nhà Bè rồi ngược lên hướng thượng nguồn sông Đồng Nai (qua cù lao Ba Xê), trên tuyến này quân An- nam làm 8 rào cản bằng cây và 1 bằng đá ong. Mỗi cản là 1 công sự phòng thủ, đại bác, bè chứa hỏa dược, thuốc nổ để đánh hỏa công !
Thành Biên Hòa lúc này có khoảng 3.000 quân gồm binh sở tại, tàn binh từ trận Gia Định dạt về, cùng viện binh từ các tỉnh nam trung bộ điều vào…
Sau khi để mất Đại đồn Chí Hòa (Gia Định) ngày 25 tháng 02 năm 1861; Thống đốc quân vụ Nguyễn Tri Phương bị thương, kéo tàn quân chạy về Thành Biên Hòa; rồi bị cách chức. Vua Tự Đức cử Nguyễn Bá Nghi làm Khâm sai đại thần vào kinh lý Gia Định- Biên Hòa, để tìm ra cách đối phó với quân Pháp.
*Tiểu sử Khâm Sai đại thần Nguyễn Bá Nghi ( 1807- 1870)


Ngài Khâm sai đại thần Gia Định lúc bấy giờ tên tự là Sư Phần, người làng Thời Phố (sau đổi là Lạc Phố), nay thuộc xã Đức Nhuận huyện Mộ Đức. Ông đỗ cử nhân năm Tân Mão - 1831 tại trường thi hương Thừa Thiên, năm Nhâm Thìn - 1832, đỗ Phó bảng, trở thành người đỗ đại khoa đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi.
Nguyễn Bá Nghi làm quan triều Nguyễn, qua 3 đời vua (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức), trải khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam; nhiều gian nan, gập ghềnh, khi thăng, khi giáng, nhưng lúc nào ông cũng tỏ ra là người mẫn cán, kiên nghị, giàu kiến văn, chuộng thực tiễn.
...
(nguồn internet)
Bàn thờ Nguyễn Bá Nghi tại Quảng Ngãi
Nhà thờ Họ Nguyễn Bá ở Quảng Ngãi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét